Việt Nam và kinh nghiệm gia nhập WTO

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
05:52 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Tư, 2014

Phóng viên: Chúng tôi được biết, ở Việt Nam, ông là người nắm rõ về xu hướng toàn cầu hoá và có nhiều nỗ lực tham gia thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới. Hiện nay, Ukraine đã hoàn thành đàm phán và đang chờ Quốc hội phê chuẩn việc gia nhập WTO. Do vậy, chúng tôi muốn phỏng vấn ông về việc Việt Nam gia nhập WTO như thế nào để có thêm những kinh nghiệm cho Ukraine. Xin ông cho biết những chuyển biến tích cực hay những chuyển biến tiêu cực, cái nào xảy ra nhiều hơn trong năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO? Theo ông, những gì sẽ đến với Việt Nam trong 2-3 năm tới?

Trả lời: Trước hết phải nói rằng, bản thân việc Việt Nam gia nhập WTO là một hiện tượng tích cực. Nó cho thấy người Việt đã bắt đầu hiểu được bản chất của hiện tượng toàn cầu hoá. Các bạn muốn tôi thống kê những khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực sau một năm Việt Nam gia nhập WTO thì tôi có thể nói rằng, những hiện tượng tích cực là chính. Một trong những tác động tích cực nhất là người Việt Nam đã bắt đầu phải đối mặt với những câu hỏi rất thực tế của đời sống kinh tế toàn cầu. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng được danh mục những vấn đề mà mình phải đối mặt trong quá trình toàn cầu hoá. Chúng tôi buộc phải tính đến việc xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đến kinh doanh, đến các chính sách kinh tế vĩ mô, đến các vấn đề về thương mại quốc tế, tức là tất cả các vấn đề đều xuất hiện cùng một lúc trong năm đầu tiên chúng tôi gia nhập WTO. Chúng tôi không còn tưởng tượng một cách chủ quan về nền kinh tế của Việt Nam, chúng tôi cũng không còn tưởng tượng một cách chủ quan về nền kinh tế thế giới, chúng tôi bắt đầu biết được tầm quan trọng của các đối tác. Đối với xã hội thì các hệ thống ngôn ngữ thương mại hiện đại đã bắt đầu được sử dụng một cách phổ biến. Chính phủ thì đã buộc phải chiếu cố đến tất cả các quan sát, các đòi hỏi có chất lượng quốc tế trong việc hoạch định những chính sách vĩ mô của mình.

Xuất khẩu tăng lên và chúng tôi cũng bắt đầu phải đối mặt với tình trạng nhập siêu như là áp lực của kinh tế toàn cầu. Xã hội đã bắt đầu biết quan sát và biết chỉ trích những điểm không hợp lý trong các chính sách vĩ mô và vi mô của chính phủ. Nói cách khác, sau một năm, khía cạnh tích cực của việc gia nhập WTO là chúng tôi đang trên đường tiến tới những tiêu chuẩn của một nền kinh tế chuyên nghiệp. Còn về khía cạnh tiêu cực thì có rất nhiều ý kiến khác nhau. Các bạn biết rằng, Việt Nam là một nước đang chuyển đổi, chuyển đổi về kinh tế, chuyển đổi về hành chính và chuyển đổi về chính trị. Do đó, khía cạnh tiêu cực nhất mà tôi thấy là người Việt Nam bắt đầu phải làm việc một cách thực sự hơn và vất vả hơn những năm trước đây, đặc biệt là chính phủ. Một khía cạnh tiêu cực khác là khoảng cách giàu nghèo tăng lên trong một năm vừa qua, nguyên do là người Việt chưa tích luỹ đủ những kinh nghiệm, những năng lực để sống và làm việc trong điều kiện của toàn cầu hoá và theo các tiêu chuẩn của WTO. Chính sự chênh lệch năng lực như vậy dẫn đến chênh lệch thu nhập và dẫn đến sự giãn ra của khoảng cách giàu nghèo. Đấy là hai khía cạnh tiêu cực mà tôi quan sát thấy.

Hỏi: Theo ông, việc Việt Nam gia nhập WTO và cái gọi là sự duy trì xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

Trả lời: Các bạn thấy rằng, Trung Quốc cũng là một quốc gia tiếp tục duy trì những đặc tính của xã hội chủ nghĩa nhưng họ vẫn gia nhập WTO. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là tôi không thừa nhận có những mâu thuẫn nhất định giữa hai đặc điểm này. Trong những năm sắp tới, chúng tôi vẫn khó có thể thay đổi tính chất của hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng phải nói rằng hệ thống chính trị ấy bắt đầu khắc phục được những nhược điểm cố hữu mà nó vốn có trong điều kiện của một nền kinh tế phi tư bản chủ nghĩa. Hay nói cách khác, chúng tôi chuyển đổi từ hệ thống xã hội chủ nghĩa cực đoan và không hợp lý trở thành hệ thống xã hội chủ nghĩa gần với thị trường hơn. Như vậy, hai yếu tố "Chủ nghĩa xã hội" về chính trị và "thị trường" về kinh tế đang thuần hoá lẫn nhau để tạo ra một xã hội có thể cân bằng ở mức tương đối được. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa chúng phải được điều hoà một cách liên tục và lâu dài để luôn luôn tạo ra sự phối hợp một cách hợp lý trong điều kiện toàn cầu hoá. Do đó, chủ nghĩa xã hội của thời đại toàn cầu hoá không còn là chủ nghĩa xã hội cũ nữa, mà là chủ nghĩa xã hội có thể chung sống với các hệ thống chính trị.

Hỏi: Ông đánh giá thế nào khi người ta nhận định rằng, Việt Nam thành công hơn Liên Xô trong việc chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, vì ở Liên Xô, việc chuyển đổi dẫn đến sự sụp đổ hệ thống cũ một cách toàn diện, còn ở Việt Nam, như ông nói, có sự chung sống giữa hai hệ thống này?

Trả lời: Là một người Việt Nam, tôi không thể tự mãn là chúng tôi thành công hơn Liên bang Xô viết trước đây. Những gánh nặng quốc tế mà Liên bang Xô viết phải chịu đựng lớn hơn người Việt chúng tôi. Những căn bệnh cực đoan của chủ nghĩa xã hội cổ điển ở Liên Xô nặng hơn so với chúng tôi. Hai người có thể mắc cùng một căn bệnh nhưng người bị bệnh nặng thì khó sống hơn những người bị bệnh nhẹ. Chúng tôi chưa mắc phải những căn bệnh của chủ nghĩa xã hội cực đoan nặng như Liên bang Xô Viết. Tôi nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi thông minh hơn Liên bang Xô viết mà bởi vì chúng tôi phải đối mặt với những cuộc chiến tranh có chất lượng giải phóng, do đó chúng tôi chưa có thời gian và điều kiện để chuyên nghiệp hoá các đặc điểm của chủ nghĩa xã hội truyền thống. Đó là lý do mà căn bệnh cực đoan của chủ nghĩa xã hội cổ điển của chúng tôi nhẹ hơn ở Liên Xô.

Hỏi: Quay lại vấn đề WTO, chúng tôi rất muốn biết là làm cách nào Việt Nam thống nhất được những quan điểm trái ngược nhau để quyết định gia nhập WTO, trong khi ở Ukraine, chúng tôi vẫn còn đang tranh cãi việc gia nhập WTO là đúng hay sai.

Trả lời: Cần phải nói ngay với các bạn rằng, tranh cãi với nhau về chuyện này sẽ làm chậm tiến trình đi đến tương lai của các bạn. Tuy nhiên, thứ nhất, xét về mặt chính trị, người Ukraine chuyên nghiệp hoá hơn theo khuynh hướng của chủ nghĩa xã hội cổ điển so với người Việt Nam trước đây, cho nên cuộc tranh cãi ấy phải dài hơn.

Thứ hai là điều kiện kinh tế, điều kiện sống của Ukraine tốt hơn nhiều so với Việt Nam, cho nên một số lực lượng xã hội của các bạn không bị thúc bách phải đi tìm một con đường sống như chúng tôi, còn người Việt buộc phải đi tìm lối thoát để sống. Hay có thể nói một cách vắn tắt rằng, lợi ích để tồn tại làm cho chúng tôi dễ đồng thuận trong việc gia nhập WTO hơn các bạn. Trước khi gia nhập WTO thì bình quân thu nhập đầu người của chúng tôi chỉ 500 USD, còn các bạn chưa gia nhập mà thu nhập bình quân đã tới 4, 5 ngàn USD. Do vậy, không phải tất cả các lực lượng xã hội của các bạn đều bị thúc bách đi tìm lối thoát để sống nên các bạn tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề này vất vả hơn chúng tôi. Tuy nhiên, nói như vậy không phải Việt Nam chúng tôi không có những tranh luận về chuyện này. Cũng có những cuộc tranh luận, tranh cãi thực sự, cũng có nhiều lực lượng xã hội nghi ngại về chuyện gia nhập WTO. Nhưng đòi hỏi sự tăng trưởng của điều kiện sống tăng dần lên và chính mức tăng trưởng này thuyết phục xã hội chúng tôi đồng thuận trong việc gia nhập WTO.

Hỏi:Với tư cách là một nhà kinh doanh và cũng là một nhà tư tưởng, xin ông tư vấn cho Ukraine chúng tôi những kinh nghiệm trong quyết định gia nhập WTO.

Trả lời: Khi bắt đầu các hoạt động kinh doanh, tôi đã tiếp xúc, tiếp cận với các vấn đề kinh tế quốc tế, vì thế tôi cũng là một trong những người ở Việt Nam có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Thông điệp mà tôi muốn nói với các nhà kinh doanh hoặc với xã hội của Ukaraine là WTO không ghê gớm, không đáng sợ như nhiều người tưởng tượng. Không phải gia nhập WTO thì ngay ngày mai chúng ta phải vứt cái quần jean và thay bằng một bộ complê giá 1000 đô la. Việc gia nhập WTO sẽ gây áp lực để tạo ra một sự thay đổi từ từ lên các nhà kinh doanh, lên đời sống của từng cá nhân và lên các hoạt động của chính phủ. Trên thế giới không có một tổ chức nào đủ năng lực để gây sức ép lên một cộng đồng như người Ukraine, cho dù đó là WTO hay bất kỳ tổ chức gì. Vì thế, các bạn hãy xem đó là một chuyện bình thường, và gia nhập WTO cũng như tham gia một cách tích cực và có tổ chức vào quá trình toàn cầu hoá là công việc bình thường của toàn thế giới, là xu thế của thế giới. Chúng ta không có quyền lựa chọn hay không lựa chọn chuyện này.

Hỏi: Chúng tôi thấy người Việt Nam rất năng động, họ có thể thành đạt bằng việc mở các quầy hàng bán lẻ bên Ukraine, chính tôi cũng từng mua hàng của người Việt ở Ukraine. Phải chăng đó là bí quyết của Việt Nam trong việc tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng như những năm vừa qua?

Trả lời: Trước đây rất nhiều người Nga cũng bình luận như vậy về những người Việt Nam ở Nga. Bây giờ nhiều người Nga không còn bình luận một cách tích cực như thế nữa. Tôi cho rằng, Ukraine cũng sẽ năng động như vậy thôi. Chúng tôi năng động để tìm kiếm con đường sống, còn các bạn chưa bị thúc đẩy phải tìm kiếm một con đường sống cho nên chưa năng động đến mức như vậy. Khi các bạn năng động đến mức như vậy thì các bạn sẽ thành công nhanh hơn chúng tôi bởi vì cơ sở hạ tầng của các bạn tốt hơn. Cộng đồng khu vực xung quanh Ukraine tốt hơn rất nhiều so với cộng đồng xung quanh Việt Nam. Tôi không hề nghi ngờ về việc các bạn sẽ có một sự tăng trưởng tốt, một sự phát triển tốt. Bởi vì cùng với sự mở cửa, cùng với sự tham gia vào không khí sinh hoạt của châu Âu, các bạn sẽ bị thúc bách. Sự thúc bách không phải để thoát khỏi sự "đói kém" mà để thoát khỏi sự "thua kém".

Hỏi: Câu hỏi giành riêng cho cá nhân ông, ông cảm nhận thế nào về sự thay đổi sau khi gia nhập WTO?

Trả lời: Nhiều vấn đề để suy nghĩ hơn và do đó, tinh thần và tư tưởng trở nên tích cực hơn. Tôi thấy rõ được nhiều vấn đề mà người Việt Nam cần phải làm hơn và thấy thích thú quá trình dịch chuyển đến trạng thái chuyên nghiệp của xã hội lẫn nền kinh tế Việt Nam. Tôi thấy người Việt Nam rất vất vả và còn phải vất vả nhiều nữa mới trở thành một nước phát triển được.

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về sự chuyển biến của tình hình chính trị tại Ukraine trong thời gian vừa qua, cách mạng Cam chẳng hạn. Liệu một cuộc cách mạng như vậy có xảy ra ở Việt Nam không?

Trả lời: Đã có cuộc cách mạng Cam ở Ukraine rồi, những bài học của nó làm cho người Việt Nam thấy không cần một cuộc cách mạng như vậy ở Việt Nam nữa. Cuộc cách mạng Cam ở Ukraine giúp người Việt Nam thức tỉnh về khả năng có những cuộc cách mạng như vậy. Vì thế chúng tôi cần phải chia nhỏ những cuộc cách mạng ấy để trở thành một lộ trình cho sự phát triển có chất lượng cách mạng. Tức là chúng tôi có thể thay thế một cuộc cách mạng bằng một chương trình phát triển có chất lượng cách mạng.

Hỏi: Theo ông, Hồ Chí Minh sẽ nghĩ như thế nào về toàn cầu hoá và hội nhập?

Trả lời: Hồ Chí Minh là một con người hội nhập, là một con người được toàn cầu hoá từ khi còn trẻ. Ông có một nửa cuộc đời sống ở nước ngoài và học được tất cả các bài học quốc tế khi tuổi còn trẻ. Ông học được rất nhiều bài học ở nước Liên bang Xô Viết cũ, ông học được rất nhiều bài học ở nước Trung Hoa, ông học được rất nhiều bài học ở Paris, ở Luân Đôn. Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ rất vui mừng về thời đại toàn cầu hoá và sự hội nhập của Việt Nam, bởi vì ông là người đã tiên đoán trước trạng thái của thế giới. Tôi treo ảnh Hồ Chí Minh ở phòng khách của tôi, bức ảnh do người Mỹ chụp và tôi tôn thờ khía cạnh ấy, khía cạnh hội nhập và toàn cầu hoá của ông.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Sau cánh cửa WTO

    25/01/2015Nguyễn Ngọc BíchNước ta đã đi qua ngưỡng cửa của WTO và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?
  • Gia nhập WTO = quốc tế hóa năng lực Việt Nam

    21/05/2007Phan ThếChúng ta đổi mới 20 năm, đã khá hơn trước đây. Nhưng có những dân tộc khi gia nhập WTO người ta đã đổi mới 100 năm, người ta đổi mới liên tục, cho nên, chúng ta có thể tự hào vì chúng ta đã đổi mới, nhưng không thể tự hào là đã đổi mới lâu quá rồi.
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức của WTO

    09/03/2007GS Vũ KhiêuChúng ta có rất nhiều thuận lợi cần khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Làm thế nào để trong thuận lợi nhìn thấy hết khó khăn và trong khó khăn, cũng tìm ra được những thuận lợi để khắc phục? Chúng ta tin vào sự quyết tâm, vào tinh thần dũng cảm, vào đầu óc sáng tạo của toàn thể nhân dân ta trong bước ngoặt lịch sử này.
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Gia nhập WTO: Tôn trọng bản quyền

    03/01/2007Tân KhoaViệc Quốc hội VN thông qua Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một mốc quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để thực thi các điều khoản của Luật này...
  • Chậm vào WTO: Cái giá phải trả

    24/10/2006Trần Trọng ThứcTrong một cuộc trả lời báo chỉ mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói rằng Việt Nam không vào WTO với bất cứ giá nào, đồng thời khẳng định chúng ta không lấy mốc thời điểm diễn ra phiên họp APEC mà chấp nhận những cam kết hay đòi hỏi vô lý.
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • xem toàn bộ