Vô… vô… vô!

09:18 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Mười, 2010
Chỉ khiển trách sơ qua, rút kinh nghiệm chung rồi đâu lại vào đấy thì trước sau cái sự vô văn hoá, vô lễ, vô giáo dục lại tiếp tục vô vô vô… nữa mà thôi.

Ngu Ngơ, Mũm Mĩm đang ăn cơm. Bà hàng xóm chạy sang, nói anh chị đã biết chuyện này chưa? Ngu Ngơ trố mắt nói chuyện này là chuyện gì? Bà hàng xóm kêu lên, nói ối giời ơi, có cô có thầy bây giờ không khác gì mấy bà hàng tôm hàng cá.

Mũm Mĩm gật gù, nói à, em biết rồi, có phải chuyện cô giáo phát âm tiếng Anh sai, học trò cười nhạo, cô giáo nổi cơn tam bành chửi mắng học sinh 18 phút, có phải không? Bà hàng xóm nói đúng vậy đó. Tôi nghe cái băng ghi âm người ta đưa lên mạng, đời thủa nhà ai cô giáo mày tao với học sinh, xỉa xói học sinh, xúc phạm học sinh đến nước ấy.

Ngu Ngơ nhìn bà hàng xóm, nói bình tĩnh chị ơi! Người ta bảo tiên trách kỉ, trước tiên phải trách mấy cháu học sinh. Cho dù cô giáo sai đến đâu cũng không được vô lễ. Con cái chị vô lễ với chị liệu chị có nổi nóng không, có mắng chửi đánh đập chúng nó không? Bà hàng xóm nói học sinh vô lễ do ai? Trường nào cũng trưng câu khẩu hiểu Tiên học lễ, thế nhà trường dạy lễ thế nào mà ra nông nổi ấy.

Mũm Mĩm nói, chị ơi nhà trường dạy là một chuyện, ý thức của các em là một chuyện. Nhà trường dạy lễ nhưng chúng nó chẳng coi lễ ra cái gì thì biết làm thế nào. Em thấy học trò bây giờ hỗn lắm. Chúng gọi cô thầy bằng ông nọ bà kia. Ngoài mặt có vẻ ngoan, trong bụng không tôn trọng cô thầy Bà hàng xóm nói vì sao học sinh không tôn trọng cô thầy? Tại vì đạo đức suy đồi, giá trị bị đảo lộn. Với cả cô thầy cũng phải coi lại mình đi, mình sống ra sao, dạy dỗ thế nào mà để học trò như thế.

Mũm Mĩm nhăn mặt thở ra, nói chị ơi, bây giờ có nơi thầy không ra thầy, trò chẳng ra trò, trường không ra trường, lớp chẳng ra lớp. Cơ mà cũng tại phụ huynh chúng mình nữa. Mình nói xấu cô thầy trước mặt con cái, vì thế con cái mới noi theo. Ngu Ngơ giơ tay lên trời, nói tại anh tại ả tại cả đôi bên, ở nhà bố mẹ vô tâm vô ý không giáo dục con cái, mọi sự mặc kệ nhà trường lo. Ở trường có cô có thầy vô lo vô trách nhiệm, kệ ai muốn trồng người thì trồng, đây chỉ lo kiếm đủ ngày ba bữa. Học trò trẻ người non dạ thì dễ nhiễm thói vô lễ, vô giáo dục của mấy đứa mất dạy, coi bố mẹ chẳng ra gì, đừng nói thầy cô.

Bà hàng xóm ngồi bệt giữa nền nhà, nói anh chị nói cũng có lý, cơ mà dù sao cô thầy chửi mắng học trò, xúc phạm học trò, gọi học trò bằng mày tao thì cô thầy thế cũng không được. Mũm Mĩm nói phải phải. Ngu Ngơ nói phải phải, học sinh vô lễ đuổi học học sinh, cô thầy vô văn hoá phải "đuổi dạy" cô thầy, thế mới công bằng.

Bà hàng xóm gật đầu cái rụp, nói đúng đúng. Chứ chỉ khiển trách sơ qua, rút kinh nghiệm chung rồi đâu lại vào đấy thì trước sau cái sự vô văn hoá, vô lễ, vô giáo dục lại tiếp tục vô vô vô… nữa mà thôi. Ngu Ngơ Mũm Mĩm gật đầu cái rụp, nói nhất trí nhất trí!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Tản văn về Đạo Đức

    01/04/2010Nguyễn Tất ThịnhĐạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức...
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Cần lắm - đạo đức công vụ

    20/11/2006Thế PhanXây dựng bộ máy hành chính năng động, hiệu quả và trong sạch đang là mục tiêu chính của công cuộc cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải có một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng dược những chuẩn mực của đạo đức công vụ.
  • xem toàn bộ