Xã hội dân sự, tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam

Viện nghiên cứu phát triển tp. HCM
08:23 SA @ Thứ Sáu - 10 Tháng Tư, 2009

Cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại thông qua cái đặc thù, cái đặc thù nào cũng gắn liền với cái phổ biến, không có cái nào tồn tại thuần túy tự nó. Nghiên cứu cái đặc thù bao giờ cũng phức tạp, khó phân định hơn. Điều đó cũng đúng với trường hợp xã hội dân sự (XHDS).

XHDS ở Việt Nam cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời.

Đúng là ngày nay, XHDS có tính phổ biến, tinh toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đế nó một cách nhanh chậm khác nhau và phát huy nó khác nhau. XHDS nói chung là sự tự tổ chức của nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của mình, vì lợi ích của chính mình, ngoài phương thức nhà nước và thị trường. Trong quan hệ với nhà nước và thị trường, nó có cả hợp tác, đối tác và đối lập biện chứng hay nói đúng hơn là đối trọng, dù có thể mặt nào là chính là tùy theo từng chế độ chính trị và truyền thống văn hóa, tương quan lực lượng. Chủ thể quyền lực không chỉ là nhà nước mà có cả quyền lực xã hội dân sự và quyền lực thị trường.

Nhưng XHDS là sản phẩm cụ thể của từng dân tộc, nó có tính phổ biến và cả tính đặc thù.

XHDS là sản phẩm của cái gì?

Phải chăng XHDS chỉ là sản phẩm của nhà nước pháp quyền? Đúng nhưng không đủ. XHDS ra đời trước hết là do kinh tế thị trường đòi hỏi quyền tự do kinh doanh và được bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng thị trường chỉ lo kinh tế, lo lợi nhuận là chính, ít quan tâm và không lo được các vấn đề xã hội, lợi ích dân sinh. Đồng thời, nhà nước cũng chỉ lo được những vấn đề lớn, nguồn lực, năng lực cũng có hạn, nên các tổ chức xã hội do dân lập ra phải tự lo lấy và giải quyết các vấn đề của mình. Xã hội tự nó cũng có nhu cầu tự tổ chức, tự thể hiện và tự vệ. Hơn nữa nhờ có XHDS đó mà tránh được phần nào sự lạm quyền từ cả kinh tế thị trường và nhà nước. Các tổ chức xã hội ở nước ta trước đây, có khi xuất hiện còn do cảc nhu cầu vận động nhân dân chống ngoại xâm, hay tự vệ. Hiến pháp năm 1946 cũng cho phép nhân dân tự lập Hội. Nhưng ngày nay với nền kinh tế mới, nhà nước pháp quyền nên dân chủ của nhân dân, thì dân tự do lập hội, để thể hiện và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. XHDS vì vậy tạo nên một mạng lưới tổ chức rộng khắp và đa tầng.

Đúng là XHDS không chỉ bị chi phối bởi kinh tế thị trường, mà cả nhà nước pháp quyền. Nhưng chưa đủ, mà nó còn bị chi phố khá mạnh về truyền thống văn hóa nói chung và văn hóa chinh trị nói riêng, và phụ thuộc vào cả sự tương quan lực lượng xã hội của nó.

XHDS không chỉ tồn tại ở phương Tây mà cả phương Đông và không chỉ trong chủ nghĩa tư bản mà cả trong chủ nghĩa xã hội. Các xã hội tiền tư bản cũng có những hình thức thấp hay manh nha XHDS.

Không có XHDS nói chung trong thực tế mà bao giờ nó cũng tồn tại một cách đặc thù.
Ở Việt Nam ta XHDS trong qua trình hình thành của nó sẽ thể hiện thể hiện khá rõ mạnh

1) thấm nhuần về mặt văn hóa cộng đồng, tính đoàn kết, tương trợ và tính đồng thuận xã hội, có mầm mống trong xã hội làng xã xưa.

2) Trong xã hội thực dân phong kiến cũng hình thành nên những tổ chức xã hội, hoặc để đấu tranh chính trị hoặc để bảo vệ các quyền lợi xã hội trong đời sống bình thường trước các thế lực cường quyền.

3) Nhưng XHDS ở VN ngày nay còn là xã hội trong thể chế một đảng cầm quyền, nhất nguyên chính trị nên XHDS ở đây có thể cơ cấu tổ chức chính trị xã hội trong XHDS và trong hệ thống chính trị sẽ mang tính trung gian 2 mặt.

4) XHDS ở VN ngày nay sẽ là dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần cả công và cả tư, định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải XHDS mang tính chất tư bản chủ nghĩa.

5) XHDS ở VN cơ bản không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước. Tính đồng thuận và đoàn kêt xã hội của XHDS khá cao, nhưng các tiổ chức hoạt đỘng còn phân tán, tính pháp lý chưa đủ và cần thiết.

Những tiêu chí cơ bản của XHDS. Cơ cấu XHDS và tính độc lập của XHDS. Những tổ chức nào trong XHDS?

Những tiêu chí. Trước hết cần thống nhất tiêu chí của tổ chức XHDS. Theo chúng tôi, có thể có các tiêu chí như sau:

1) Tính tự nguyện cộng đồng tự tổ chức,
2) Không bị chi phối bởi tổ chức lợi nhuận, hay vì mục tiêu lợi nhuận;
3) không bị chi phối trực tiếp bởi đảng cầm quyền, hay trực tiếp liên quan tới vấn đề đảng cầm quyền, hoạt động vì sự ràng buộc trực tiếp của đảng cầm quyền là chính;
4) không mang tính chất quyền lực nhà nước, không mhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước.

Đó là 4 tiêu chí cơ bản quan trọng. Nhưng tiêu chí thứ 2 và thứ 4 là quan trọng hơn tiêu chí (1) dân tự tổ chức và tự nguyện, không bị áp lực nào. Vì theo nghĩa nào đó nhà nước ở nước ta cũng do nhân dân tổ chức nên. Nhưng ở đây, nhà nước ấy có sự chi phối của đảng cầm quyền. Còn về sự có mặt của đảng cầm quyền trong tổ chức thì xem xét xem nó có chi phối tổ chức hay không. Ví dụ các doanh nghiệp tư nhân có lập chi đảng bộ của đảng cầm quyền nhưng họ vẫn hoạt động theo nguyên tắc lợi nhuận và vẫn nằm trong phạm trù kinh tế thị trường. Hoặc công đoàn là tổ chức của công nhân chứ không phải tổ chức đảng phái và không phải tổ chức nhà nước, thì nói chung nó vẫn thuộc về XHDS, dù trong tổ chức công đàn ở nước ta cũng có nhân tố đảng cầm quyền. Đó là điều đáng lưu ý nhất. Vì theo chúng tôi, XHDS là tổ chức phân biệt với nhà nước chứ không phải phân biệt với tổ chức chính trị.

Về tính độc lập hay không của XHDS cũng liên quan tới các tiêu chí cơ bản nói trên. Tài chính của tổ chức chỉ là một nhân tố chi phối nhưng không cơ bản, vấn đề và mục tiêu, cương lĩnh của tổ chức. Tính độc lập của tổ chức không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách tài chính ở đâu. Phải chăng không độc lập tài chính thì không phải XHDS. Nước ngoài, có nhà nghên cứu và hoạt động thực tế cho biết là, có tổ chức như vậy nhưng vẫn ở trong XHDS. Kinh phí chỉ là một tiêu chí phụ. Mục đích phục vụ mới là tiêu chí là chính. Có thể được tài trợ hay cấp về tài chính nhưng tài chính ấy không mang tính chi phối, ràng buộc hay gây áp lực đối với mục tiêu hoạt động của tổ chức. Cơ bản là ở cương lĩnh tổ chức của nó.

Những tổ chức nào trong XHDS?

Đây là vấn đề khá khó, nhất là khi xã hội ta đang thời kỳ chuyển đổi và đang hình thành dạng thức mới và ngày xã hội chúng ta cũng có đăc trưng mới, khác xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy cần nêu lên những câu hỏi, những giả thuyết để nghiên cứu.

Có người nêu câu hỏi, với XHDS thì tổ chức kinh tế tư nhân nằm ở đâu, kinh tế nhà nước nằm ở đâu? Theo chúng tôi, ở nước ta, nó nằm trong kinh tế thị trường. Nhưng các hiệp hội của nó thì lại thuộc về XHDS. Nhóm lợi ích vận động hành lang ở các nước có ở trong XHDS không? Có. Nhưng nó cũng có mặt không hoàn toàn như vậy nếu nó hướng tới giành chính quyền hay hoạt động trong chính quyền. Có những nhóm lợi ích, nhất là ở VN, không nhằm tới hoạt động chính trị và chính quyền dù có thể tác động đến chính quyền. Những nhóm như vậy nằm trong xã hội dân sự. Các hội doanh nhân nó liên quan tới thị trường, nhưng Hội là phi lợi nhuận, dù có khi nhờ tác động của nó mà danh nghiệp thu lợi, nhưng đó là hai góc độ khác nhau.

Phải chăng khái niệm XHDS, nó bao hàm cả lĩnh vực kinh tế. Trong XHDS, thì mỗi cá nhân tự do giao tiếp với nhau (không quan hệ với nhà nước) kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Trong luật Dân sự, có giao dịch kinh tế, công ty quốc doanh cũng ở trong XHDS, truyền thông cũng vậy. Đúng như vậy không khi nói về XHDS?

Thật ra Luật dân sự là so sánh với Luật hình sự, nghĩa là quan hệ khác, nên nó bao hàm lĩnh vực kinh tế. Còn khi nói XHDS là trong quan hệ với nhà nước và kinh tế thị trường, nó phi thị trường và phi nhà nước nhưng không phi quan hệ. Ở đây không thể lầm lẫn về nội dung khái niệm, cùng khái niệm nhưng quan hệ khác thì nó có nội hàm khác. Các quan hệ kinh tế dù có tính dân sự nhưng không thuộc phạm trù XHDS. Đa số các nhà khoa học và các nước đều hiểu như vậy.

Ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) do Đảng lập ra. Nếu Đảng tổ chức thì trong con mắt thế giới thì nó không nằm trong xã hội dân sự. Nhưng theo chúng tôi nó cũng có thể vẫn có mặt thuộc về XHDS. MTTQ không có mục tiêu giành chính quyền, mặc dù nó có thể có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền của nhân dân nhưng trước hết nó phải bảo vệ quyền lợi của tổ chức của mình, những tổ chức xã hội ở lĩnh vực dân sự. Công đoàn ở các nước nói chung thuộc XHDS. Trừ trường hợp có lúc công đoàn nào đó được đảng phái hóa, chính trị hóa và nhằm mục tiêu giành chính quyền, là không còn thuộc về XHDS. Ở nước ta Công đoàn do Đảng lập ra, và đồng thời cũng do công nhân tự tổ chức, vậy nó có thể có cả hai mặt nhị nguyên, vừa có tính chất XHDS, vừa không hoàn toàn như vậy? Thực ra thì công đoàn nằm trong mạng lưới XHDS, vì nó không thuuộc nhà nước.

Phải chăng các đảng phái nằm trong XHDS?

Chế độ nhiều đảng thì đảng chính trị nhằm theo đuổi quyền lực chính trị- nhà nước thì không ở trong xã hội dân sự. Nhưng nếu đảng phái, khi không nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước thì có thể tạm thời tham gia vào XHDS, hay thuộc về XHDS. Tuy nhiên sự phân biệt này rât tương đối vì vấn đề là có trở thành tổ chức nhà nước hay không, chứ trên thực tế khi trở thành đảng cầm quyền thì đảng ấy vẫn còn duy trì hình thức tổ chức đảng phái phi chính quyền, tức không mang tính chất nhà nước, thì sao lại không phải XHDS?

Các cơ quan truyền thông nằm ở đâu? Truyền thông là quyền lực thứ 4. Truyền thông cũng vậy. Cơ quan ngôn luận của nhà nước thì nằm trong nhà nước. Cơ quan truyền thông phi nhà nước, chỉ là của các tổ chức XHDS, thì nằm trong XHDS. Phải chăng Tạp chí Cộng sản ở ta thì không nằm trong XHDS, nhưng tạp chí Xưa và Nay thì nằm trong XHDS. Có phải như vậy không? Nhưng báo Nhân Dân, hay báo các đảng bộ trước đây chỉ là cơ quan của Đảng nhưng sau này sửa lại nó vừa là thể hiện tiếng nói của đảng, nhà nước và vừa là của nhân dân thì quả là khó phân biệt, nhưng XHDS vẫn có thể đăng đàn. Có lẽ tính “nhị nguyên” một số tổ chức như thế là có thật. Nhưng một số tổ chức khác thì đứng hẳn về XHDS, hay về nhà nước, hay về kinh tế thị trường (các doanh nghiệp). Như vậy, có những tổ chức có Đảng lãnh đạo và có những tổ chức không cần thiết có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng. Nhưng ở nước ta không nên chỉ bó hẹp XHDS chỉ gồm các tổ chức phi đảng, phi chính trị, theo nghĩa xã hội thuần túy. XHDS thì mục tiêu xã hội dân sinh, tính nghề nghiệp, tính tôn giáo, tính giai tầng, nhóm xã hội là chính. Tuy vậy thực tế xã hội không có ranh giới quá rạch ròi như vậy. Có thể có những tổ chức mang tính trung gian 2 mặt, hai vai trò, vai trò kép, tùy lúc vào trò nào là chính. Đây là vấn đề mới và khó, cần nghiên cứu tiêu chí và phân định một cách tương đối.

Cơ cấu XHDS hay khu vực XHDS ở nước ta như thế nào?

Như vậy ở nước ta có loại thuần túy thuộc về xã hội dân sự như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội – hội - nghề nghiệp (như hội làm vườn, hội doanh nhân,…), tổ chức tương thân tương ái (hội đồng hương,…).

Nhưng cũng có loại vừa thuộc xã hội dân sự vừa gắn với hệ thống chính trị, đó là những tổ chức chính trị xã hội. Nước ta có 6 tổ chức mà đảng cầm quyền và tuy nhà nước chi phối trực tiếp (qua đường lối và kinh phí tài chính) như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân, Hội nhà báo nhưng nó vẫn thuộc XHDS.
Còn một số tổ chức chính trị xã hội mà đảng cầm quyền không chi phối trực tiếp, hay chỉ một phần, nó vẫn thuộc về xã hội dân sự (Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật).

Nhưng cũng có thể đặt vấn đề là cần cơ cấu lại và phân định các tổ cức về XHDS, dứt khoát về phía nào, không nên nửa dươi nửa chuột, khó làm việc, khó thực hiện chức năng của mình?

Theo nhóm tác giả “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta hiện nay” (TS.Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương, đồng chủ biên, Nxb.Chính trị quốc gia, 2007) thì kết cấu cộng đồng XHDS với phổ rất rộng bao gồm cả tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị và tổ chức thuần tùy xã hội khác (tr.54). Do vậy Mặt trận tổ quốc VN thuộc xã hội dân sự , mà trong đó có đảng là thanh viên Mặt trận thì đảng vẫn là ở trong xã hội dân sự (tr. 73), Mặt trận làm nòng cốt trong XHDS (tr.71) vừa mang tính chính trị vừa mang tính xã hội. Nhưng đảng khi là đảng cầm quyền thực thi quyền lãnh đạo qua nhà nước (tổ chức đảng trong tổ chức nhà nước) thì nó lại không thuộc XHDS chỉ theo nghĩa ấy thôi.

Nhà nước không tham gia Mặt trận nhưng ban hành luật về Mặt trận thì không phải vì vậy mà Mặt trận không phải là thuộc XHDS. Có điều ở nước ta các tổ chức thuộc hệ thống chính trị trừ nhà nước vẫn thuộc XHDS nhưng nó lại vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền.

Việt Nam ta có xã hội dân sự chưa?

XHDS là dân tự tổ chức. Phải chăng trên một ý nghĩa như vậy thì VN đã có XHDS rồi. Thời Bác Hồ đã có quy định về lập hội. Nhà nước của dân… là thừa nhận có XHDS. Nhưng chúng tôi cho rằng nếu hiểu XHDS theo nghĩa đây đủ, hiện đại thì chúng ta mới có ở mức sơ khai, còn khi nào có nhà nước pháp quyền thật sự thì XHDS mới phát triển. Không có nhà nước pháp quyền mạnh không có xã hội dân sự mạnh và ngược lại. Cũng nên hiểu như vậy giữa XHDS và kinh tế thị trường.

Trong lịch sử thế giới ta cũng thấy: Xã hội La Mã dân tự ti63 chức, tập hợp nói lên chính kiến của mình như vậy là có XHDS, nhưng cũng có thể là dạng tiền XHDS hiểu theo nghĩa hiện đại. Đúng là XHDS cùng với sự phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa thì sau này các nhà tư tưởng mới tổng kết lên lý luận về XHDS ở Tây Âu... và nước Mỹ đã áp dụng theo cách của họ.

Ở ta, quá trình xây dựng XHDS còn nhiều bất cập, tự phát. Dúng như phân tích ở trên, có tổ chức xã hội còn lai giữa XHDS và Nhà nước. Nên mới có nhận xét rằng, dân sự mà không hoàn toàn dân sự, dân chủ mà không dân chủ, không độc quyền mà độc quyền. Phải chăng chúng ta vẫn còn trong trạng thái quá độ của sự chuyển đổi xã hội?

Từ nhà nước, kinh tế thị trường với những nhược điểm của nó mà xuất hiện XHDS. Nhưng XHDS ở VN đã xuất hiện tự phát. Chúng at chưa có đủ khung pháp lý và không gian cho xã hội dân sự hình thành tự giác. Cho nên có tổ chức XHDS ở ta, có mặt, có tổ chức còn làm chui, nghĩa là chưa có cơ sở pháp lý chính thức nhưng nhờ nó mà ta trụ được, như có người nhận xét.

Tự hình thành hay xây dựng XHDS?

Có quan niệm sợ Đảng đứng ra xây dựng XHDS, chứ không phải dân tự nguyện. Đúng là Đảng không nên và không thể dứng ra lập nên các tổ chức XHDS. Thật ra XHDS đã và đang hình thành, vấn đề là Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện, và rất cần tạo điều kiện, nhất là chủ trương, pháp lý thì nó mới bớt tính tự phát, chứ không phải áp đặt. Và tất nhiên, không nên và không thể áp đặt cho XHDS. Không thể nhà nước hóa hay đảng hóa, chính trị hóa XHDS, nhưng đồng thời cũng không nên hiểu cực đoan rằng, XHDS là thuần túy xã hội không liên quan gì đến chính trị và kinh tế. Nhưng nó vẫn cần đăng ký và cần sự công nhận của nhà nước và hoạt động trong khuôn Hiến pháp và khổ pháp luật.

Chúng ta mong muốn có XHDS lành mạnh, khỏe mạnh, cũng như cần nhà nước pháp quyền và một thị trường lành mạnh, khỏe mạnh. Nhưng phải chăng không cần xây dựng XHDS, mà để cho nó tự hình thành và khi có NNPQ thì nó ắt hình thành?

Thật ra khi chúng ta nói xây dựng vẫn là chủ động về mặt pháp lý, tạo một không gian dân chủ, một môi trường dân chủ và định hướng chung về mục tiêu, nếu không chủ động xây dựng như thế thì nó tự phát. Xây dựng và sự hình thành là 2 mặt thống nhất, xét cả góc độ quản lý xã hội và góc độ thực tiễn, góc độ khách quan và chủ quan.

XHDS đúng nghĩa chỉ có khi có NNPQ, nhưng nó phải được xây dựng bởi tạo nên môi trường pháp quyền cho nó. Xã hội pháp quyền thay chế độ thần quyền, thế quyền, thay cho “chế độ toàn trị”,nếu có. Pháp quyền là quyền lực tối thượng thì đứng trên cả nhà nước. Nó là tập trung quyền lực của nhân dân. Cho nên phải có luật về XHDS, chứ không chỉ về Hội.
Hoạt động xã hội là có ý thức, và có luật pháp, nên càng phải có khung pháp lý. Nhà nước cần có khung đó cho XHDS hình thành và hoàn thiện, để nó tự phát triển, Nhà nước công nhận. XHDS là dân tự tổ chức. Thời Hậu hiện đại, XHDS hiện nay không còn dựa vào quyền cá nhân nữa mà chủ yếu dựa vào tổ chức xã hội. Xã hội khi xã hội hóa càng cao thì càng cần XHDS và sẽ chủ động hình thành XHDS. Nhân dân tự do tham gia Hội không bị sức ép nào. XHDS là quyền tự do phát biểu và lập hội của công dân. XHDS là cầu nối trung gian giữa cá nhân và nhà nước… Nhưng không phải vô chính phủ mà là phải có luật. Vấn đề hiện nay là ở đó. Tuy vậy, phải nghiên cứu về mặt khoa học và mặt kinh nghiệm ở các nước đi trước.

Nhưng liệu có XHDS mang bản chất tư bản và XHDS mang bản chất XHCN không?

Chúng tôi cho rằng là có vì nó là một bộ phận trong hình thái kinh tế xã hội cụ thể, nên không thể không mang bản chất của hình thái ấy. Nó cũng như kinh tế thị trường. Do vậy có thể có XHDS định hướng XHCN, như trường hợp VN hiện nay. Tuy nhiên, nó vẫn có những nguyên tắc, phương thức tổ chức và đặc trưng chung mang tính phổ biến, như đã trình bày.
Nói định hướng XHCN là XHDS hình thành hoạt động vì lợi ích hợp pháp của công dân và cùng với nhà nước xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc. Nhưng điều đó phải thể hiện và định hướng bằng công cụ chính sách và pháp luận cùng dư luận xã hội.


Tạp chí Sinh hoạt lý luận (Số 1/2009)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Chia sẻ về sự phát triển của một cộng đồng, xã hội, dân tộc

    03/02/2009Nguyễn Tất ThịnhĐã có rất nhiều tác giả, các bài viết về văn hóa của một cộng đồng, dân tộc hay xã hội. Ở đây tôi đi sâu chú giải theo cách nhìn khác: những điều cơ bản nhất làm nên nền văn hóa đó, được hình thành, tích lũy và phát triển theo suốt chiều dài của mỗi Cộng đồng/ Dân tộc/ Xã hội...
  • Dân đô thị phải biết mình có và không có quyền gì

    13/01/2009Cao Tự ThanhĐô thị là một không gian sống nhân tạo, đường sá, cầu cống, hệ thống thắp sáng trên không, thoát và cấp nước dưới đất chằng chịt, mật độ dân số đặc biệt cao... đòi hỏi không những quy hoạch khoa học từ phía chính quyền, mà còn cần tới ý thức cộng đồng của cư dân, mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cũng như thẩm mỹ của môi trường sống...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự

    22/07/2007Tùng ThưLà một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...
  • Dân chủ cơ sở - nhìn và ngẫm

    24/06/2007Nguyễn Chính TâmKhi công khai và minh bạch đã trở thành một điều khoản mà Việt Nam cam kết với thế giới thì cũng chính phương châm này sẽ là phương tiện chính để giải bài toán phát huy dân chủ cơ sở thành công...
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau

    20/04/2007Phạm Thế LựcCho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủquyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • xem toàn bộ