Bàn về Xã hội tri thức, Quản lý kinh doanh, Xã hội và Nhà nước

Nguyễn Quang A tuyển chọn và dịch
09:18 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Ba, 2009

>> Tải file:(Download .PDF file, 1.61 Mbytes)


Lời Giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười bảy* của tủ sách SOS2, cuốn Peter F. Drucker bàn về Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước gồm một số bài báo và tiểu luận của ông. Peter F. Drucker sống gần trọn một thế kỷ [19/11/1909 – 11/11/2005], cha đẻ của môn quản lý hiện đại, ông sinh ở Vienna Áo, sau khi học xong ông sang Đức làm việc và lấy bằng tiến sĩ Luật quốc tế, năm 1933 ông bỏ Đức sang Anh, rồi sang Mỹ năm 1937 và định cư hẳn ở đó. Ông đã viết 39 cuốn sách về quản lý được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và vô số bài báo và phỏng vấn.

Cuốn sách này tập hợp một bài giới thiệu Peter F. Drucker của Joseph A. Maciariello, 9 bài báo và tiểu luận của Drucker và 2 bài phỏng vấn ông. Ngoài bài giới thiệu của Joseph A. Maciariello, Giáo sư về Quản lý tại Trường Cao học Quản lý mang tên Peter F. Drucker và Masatoshi Ito ở Đại học Claremont, bạn lâu đời và đồng nghiệp của Peter Drucker, các bài của Drucker được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản từ 1994 đến 2006. Đây là các bài viết bạn đọc có thể tiếp cận được trên mạng, được người dịch tuyển chọn và dịch ra tiếng Việt.

Peter F. Drucker có một di sản đồ sộ, tuyển tập này không thể giới thiệu di sản đó của ông mà chỉ nhằm giới thiệu những suy nghĩ của ông về xã hội tri thức, về những thách thức trong xã hội tri thức, về quản lý các tổ chức từ doanh nghiệp, các tổ chức phi-vụ lợi đến quản lý các cơ quan nhà nước, được ông trình bày trong các bài báo, và tiểu luận được viết trong 10 năm cuối đời của ông. Peter F. Drucker đã có ảnh hưởng sâu rộng trong thế kỷ 20 và chắc chắn các ý tưởng của ông còn có ảnh hưởng lâu dài.

Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho tất cả mọi người, từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, các nhà báo, các sinh viên của mọi trường đại học và cao đẳng, các nhà điều hành các tổ chức kinh doanh, xã hội và các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý thuộc mọi cấp và những người lao động trong các tổ chức đó.

Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót.

Mọi chú thích được đánh bằng số ở cuối trang là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 66 Kim Mã Thượng Hà Nội, hoặc qua điện thư [email protected] hay [email protected]

05-2007
Nguyễn Quang A

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý tri thức có nghĩa là quản lý bản thân

    29/05/2017Peter F. Drucker - Nguyễn Quang A dịchTôi không muốn kết thúc sự nghiệp của mình ở nơi tôi đang làm việc hiện nay!
  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI

    30/08/2012Vũ Tiến Phúc (dịch)cuốn sách này chi bàn về những đề tài "nóng bỏng" của ngày mai mà thôi - đó là những đề tài thiết yếu, trọng tâm, có tính chất sống còn và chắc chắn sẽ là những thách thức chủ yếu của ngày mai. Những thách thức và những đề tài được Peter Drucker bàn luận ở đây đều là những vấn đề đang gặp phải ở tất cả các nước phát triển cũng như ở hầu hết các nước đang trỗi dậy...
  • Peter Drucker - "Cây đại thụ" của giới CEO

    26/07/2008Không ít doanh nhân thế giới cũng như nhiều tập đoàn danh tiếng đã tiến xa trong sự nghiệp hơn sức tưởng tượng của họ đều phải chịu ơn Peter Ferdinand Drucker - một chuyên viên tư vấn quản trị kinh doanh đáng được gọi bằng Thầy...
  • Một số lời khuyên của Peter Drucker đối với việc ra quyết định

    02/11/2006Trương Thanh HằngĐể là một nhà lãnh đạo giỏi chúng ta không nhất thiết phải có tài năng thiên phú. Sau đây là một số đoạn trích từ cuốn sách “Havard Business Review” của tác giả Peter Ducker đề cập đến vấn đề các nhà lãnh đạo giỏi phải có trách nhiệm như thế nào với quyết định riêng của mình. ...
  • Làm thế nào để trở thành “tổ sư” về quản trị

    24/10/2006Đoàn Khắc XuyênHọ là những siêu sao trên bầu trời doanh thương. Không có Hội nghị nào về quản trị được xem là có giá trị mà lại vắng bóng họ. Họ lên xuống sân khấu vẫy tay với cử tọa và cử tọa nuốt lấy từng lời của họ. Họ là những tổ sư về quản trị kinh doanh, những lý thuyết gia đã nổi danh và làm giàu nhờ thuyết giảng về thực hành kinh doanh.
  • Peter Drucker: Người tôn vinh nghề quản trị

    28/11/2005Phạm Vũ Lửa HạPeter Drucker được xem là nhà tư tưởng lớn về quản trị và kinh doanh của thế kỷ 20. Hiếm có vấn đề nào mà giới kinh doanh làm, suy nghĩ hay đương đầu mà ông chưa bàn đến. Ông đã sáng chế nhiều thuật ngữ và cổ xúy cho những khái niệm (ví dụ như "quản trị theo mục tiêu") nay đã đi vào ngôn ngữ hàng ngày của giới kinh doanh. Và nhiều ý tưởng sáng tạo của ông đã thành những phần không thể thiếu của nghề quản trị...
  • xem toàn bộ