Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Xác định lại trách nhiệm từng cấu phần gói 30.000 tỉ

09:30 CH @ Chủ Nhật - 23 Tháng Ba, 2014

Để gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng phát huy hiệu quả, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, cho rằng, cần phải xác định rõ ràng trách nhiệm, yêu cầu đối với ngành xây dựng, ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà.

- Ông đánh giá như thế nào về gói tín dụng ưu đãi lãi suất 30.000 tỉ đồng cho thị trường bất động sản đang thực hiện trong thời gian qua?

- 30.000 tỉ là một định khoản có tính chất chính sách để kết hợp hỗ trợ người nghèo và giải cứu thị trường bất động sản. Xét về mặt chính sách phải nói là gói này tốt. Còn thực hiện như thế nào lại có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nên trả lại Quốc hội để Quốc hội quản lý, nhưng ở đây có lẽ có nhầm lẫn giữa một định khoản có tính chất chính sách với một ngân khoản đã tồn tại trên thực tế. Tôi nghĩ gói 30.000 tỉ này mới là một định khoản có chất lượng chính sách, để biến nó thành ngân khoản để triển khai trên thực tế thì chắc là phải có những suy nghĩ sâu sắc hơn nữa, cụ thể hơn nữa.

Ví dụ chúng ta phải xác định các doanh nghiệp bất động sản được vay tiền theo gói hỗ trợ, phải chuẩn bị hàng hoá cho thị trường với mức giá nằm trong thoả thuận giữa Chính phủ với người mua khi cho phép họ tiếp cận với các định khoản chính sách này. Với các ngân hàng, họ có nhiệm vụ cho vay theo thoả thuận của Chính phủ đối với đối tượng có thu nhập thấp, như một nghĩa vụ xã hội. Còn với những người được vay, chúng ta phân bố theo địa phương hay phân bố theo cơ quan; ai là người xét duyệt các tiêu chuẩn để có thể vay được?...

- Trong điều kiện chưa hoàn thiện được tất cả yêu cầu nói trên, có cách nào để khắc phục những bế tắc trong cho vay gói 30.0000 tỉ này?

- Trên thực tế chúng ta có thừa số lượng người cần tiếp cận gói 30.000 tỉ, mà không cho vay ra được thì tức là quá trình quản lý tín dụng kém. Tôi thấy có người chất vấn ngân hàng, nhưng không rõ là những ngân hàng nào; chất vấn chuyên ngành thì cũng không biết chất vấn bộ trưởng nào, rồi loay hoay xem bán qua sàn hay bán trực tiếp ở các công ty... Tôi nghĩ rằng có lẽ khi lập chính sách không tìm được điểm hợp lý cho nên nó khó.

Mặt khác, do chúng ta không làm những việc như tôi nói ở trên, tức là không làm minh bạch ngay từ đầu, nên không ai biết mà làm theo, dẫn tới giải ngân chậm. Người có nhu cầu không biết ai là đầu mối, người ta phải loay hoay đi tìm cho nên mới có đầu cơ. Tất cả những người đầu cơ đều lợi dụng sự tù mù của thị trường hoặc của xã hội, hoặc là của chính sách.

- Theo ông, nên giao cho cơ quan nào làm đầu mối và ngân khoản chính sách đó nên được quản lý theo hình thức như thế nào để đảm bảo hiệu quả?

- Tôi nghĩ phải tạo ra chương trình nhà ở 30.000 tỉ đồng và trao cho bộ trưởng bộ Xây dựng làm chủ nhiệm, cộng với tổng giám đốc một số ngân hàng mà Thủ tướng tín nhiệm; lập kế hoạch, thông báo minh bạch, công khai về tiêu chuẩn, trách nhiệm…

Chương trình phải quy ra số tiền ấy cho vay được bao nhiêu căn nhà. Từ căn hộ các nhà xây dựng suy ra cách quản lý của mình. Chẳng hạn, người có thu nhập thấp quá thì không phải là người mua tốt của chương trình này, tức là phải xác định rõ đối tượng ưu tiên là những người mấp mé, hơi thiếu khả năng để mua, chứ không phải cho những thu nhập một ngày chỉ đủ mua cái bánh mì.

Phải đưa ra các định nghĩa người vay, đơn vị xác nhận khả năng của người vay, chính quyền hay cơ quan, cơ sở Nhà nước hay tư nhân… Như thế tức là định nghĩa cả địa vị pháp lý của người xác nhận, vì người xác nhận cũng là một đối tượng có thể thao túng, có thể tham nhũng.

Cách xây dựng lộ trình như vậy thì bộ trưởng Trịnh Đình Dũng sẽ cung cấp thời gian biểu cho các ngân hàng để họ có tiến độ huy động vốn không gây lãng phí vốn xã hội. Các ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản phải liên minh để bán hàng, nhưng liên minh thế nào để không trở thành móc ngoặc, nâng giá và để tránh các hiện tượng đầu cơ...

Nguồn:Dân Việt
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Sách "Vượt qua những giới hạn"

    14/12/2014Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa cho ra mắt 2 tập sách tái bản mang tên "Vượt qua những giới hạn" của tác giả Nguyễn Trần Bạt. Hai tập sách bao trùm lên toàn bộ đời sống hiện nay và một phần tương lai của đất nước cũng như khu vực, toàn những chủ đề cần phải tranh luận dài dài và chuẩn bị cho những chiều hướng tư duy cho cải cách để xã hội tiến bộ...
  • Kiểm soát lòng tham

    26/11/2014TS. Lê Hồng GiangLòng tham và niềm tin là những tham số trong phát triển. Những biến chuyển trong xã hội Mỹ vừa qua đòi hỏi một bộ luật nhằm siết chặt lòng tham của giới ngân hàng. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế cũng đặt ra nhu cầu về hợp đồng niềm tin với thị trường ở cấp quốc gia…
  • Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

    29/05/2014…Cái gì giải thích những sự khác biệt lớn này về nghèo khó và thịnh vượng và các hình mẫu tăng trưởng? Vì sao các quốc gia Tây Âu và các nhánh thuộc địa của chúng đầy người định cư Âu châu bắt đầu tăng trưởng trong thế kỷ mười chín, hầu như không nhìn lại? Cái gì giải thích sự xếp hạng dai dẳng về bất bình đẳng ở bên trong châu Mỹ? Vì sao các quốc gia Phi châu hạ-Sahara và Trung Đông đã không đạt kiểu tăng trưởng thấy ở Tây Âu, trong khi phần lớn Đông Á đã trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh dễ gây tai nạn?
  • Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ

    20/05/2012Huyền Biển (Thực hiện)"Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế"...
  • Lấy đâu ra con số 40% GDP?

    20/02/2011TS. Nguyễn Quang AHãy ngó vài con số đẹp của năm nay trên trang thông tin điện tử của Chính phủ. “Những chỉ số cơ bản về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ nợ trong giới hạn cho phép,... đã cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đầu tàu (đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước sớm vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nằm trong nhóm 10 nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới”.
  • xem toàn bộ