Yếu tính của thơ

07:10 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Sáu, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Tôi muốn biết yếu tính của thơ là gì, cái gì làm cho nó khác với các loại trước tác khác. Có phải nó là vấn đề những giá trị vững chãi, vấn đề sắc thái và nhịp điệu của âm tiết, từ ngữ, và các dòng chữ? Hay yếu tính của thơ nằm trong một cảm tưởng, một sự nhạy cảm, hoặc một thái độ nào đó đối với sự vật?

I.D.L.

I.D.L. thân mến,

Hầu hết chúng ta ngày nay đều đồng nhất thơ với văn vần. Đối với chúng ta, một bài thơ là một trước tác được sắp xếp theo các dòng chữ có một mẫu hình xác định về nhịp điệu, và bày tỏ những cảm tưởng và ấn tượng cá nhân. Chúng ta phân biệt thơ với văn xuôi, là loại ngôn ngữ của hành ngôn và trước tác thông thường.

Nhưng thơ có một nghĩa rộng hơn nhiều so với cách dùng hiện nay thừa nhận. Từ này xuất phát từ ngữ nguyên Hy Lạp có nghĩa là “tạo ra”. Mặc dù, từ khởi thủy, thơ có nghĩa là bất kỳ hành động sáng tạo nào của con người, nhưng nó sớm mang ý nghĩa riêng biệt về sự sáng tạo văn chương. Nhà thơ – khác với nhà điêu khắc, họa sĩ, và các nghệ sĩ khác – lao động với những từ ngữ.

Aristotle, trong tiểu luận thời danh của mình về thơ, nói rằng thơ là sự mô phỏng động thái con người, được biểu hiện trong ngôn ngữ, với sự trợ giúp của hòa âm và nhịp điệu. Nói “mô phỏng”, ông không có ý nói là bản sao của những biến cố thực tế, như cái máy ghi âm hay máy quay phim có thể đem lại. Ông muốn nói đến việc trình bày lại của những phương diện phổ quát của kinh nghiệm nhân sinh được tâm trí nhà thơ thu nhận và biểu hiện bằng những nhân vật, biến cố, và đối thoại cụ thể mà ông ta sáng tạo nên.

Theo quan điểm này, thơ không nhất thiết phải được viết bằng văn vần. Có thể hình dung những sử thi của Homer có thể đã được viết bằng văn xuôi, và những tác phẩm lịch sử và khoa học có thể được viết bằng văn vần. Khác biệt căn bản là giữa tưởng tượng và thực tế. Nhà thơ, đối với Aristotle, cơ bản là người kể chuyện, người sáng tác huyền thoại, người viết truyện hư cấu.

Aristotle dành ít thời gian cho thơ trữ tình, loại thơ thu hút hoàn toàn sự chú ý của chúng ta. Ông bàn chủ yếu về thơ tự sự, hoặc dưới hình thức sử thi, như IliadOdysseycủa Homer, hoặc bi kịch, như Oedipus RexAntigonecủa Sophocles. Đối với Aristotle, những khuôn mẫu đặc thù của âm thanh và nhịp điệu, văn phong và thi pháp, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Cái chính đối với ông là những gì bài thơ nói tới – một chuỗi nối tiếp những động thái có quan hệ hỗ tương của con người.

Một trường phái phê bình khác từ xa xưa đã nhấn mạnh đến các khía cạnh “ngữ pháp” và “tu từ” của thơ. Nhà thơ La Mã Horace(1), người cũng đã viết một công trình về thơ, tập trung vào những yếu tố của âm thanh, bút pháp, và sự sắp đặt ngôn từ. Phái Phê bình mới(2), những người xuất chúng tại Mỹ trong những năm gần đây, thuộc về trường phái phê bình cổ xưa này. Họ nổi tiếng vì sự phân tích tỉ mỉ ngôn ngữ của những bài thơ, thường dưới hình thức trữ tình. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến thực chất của thơ, như Aristotle khuyên, chúng ta nhất định sẽ xếp các tiểu thuyết và các vở kịch văn xuôi vào loại thơ. Nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi nghe Cervantes, Fielding(3), và Melville(4) tự xem mình là nhà thơ. Thật vậy, các nhà phê bình đương thời đọc những tiểu thuyết lịch sử về Scotland của Scott(5) và gọi chúng là những bài thơ. Và chúng ta sẽ hoàn toàn đúng khi gọi Hemingway(6), Faulkner(7), Arthur Miller(8), và Tennessee Williams(9) là những nhà thơ.

Qua các thời kỳ các nhà phê bình bất đồng với nhau ở điểm chúng ta nên cho thơ là quan trọng như thế nào. Một số người xem chức năng đầu tiên của thơ là mang lại điều thú vị, sự thư giãn, niềm vui thích. Đó là quan điểm của Horace. Những người khác chủ trương rằng thơ có chức năng đạo đức và tiên tri, mang đến cho chúng ta hiểu biết lẫn niềm vui. Triết gia Do Thái Maimonides (10), tuy cho rằng thơ thế tục là phù phiếm đáng khinh, vẫn nhận thấy khả năng tưởng tượng là thiết yếu trong sự tiên tri của tôn giáo. Triết gia Ý, Vico(11) nghĩ rằng thơ là hình thức nguyên thủy của sự biểu hiện mang tính tôn giáo.

Tuy nhiên, Plato cảm nhận mạnh mẽ về phương cách mà các nhà thơ xử lý những chân lý đạo đức và tôn giáo căn bản đến nỗi ông cấm không cho họ ở trong cộng đồng lý tưởng của ông. Aristotle, như thường thấy, chọn lập trường trung dung. Một mặt, ông cho rằng thơ mang lại sự thích thú và sự thanh thoát cảm xúc đáng ao ước. Mặt khác, ông nói rằng thơ tượng trưng cho những phương diện phổ quát của hiện hữu. Sự tưởng tượng của thơ, đối với Aristotle, trình bày những thực thể thiết yếu nên phải hết sức coi trọng nó.

(1)Horace(65 – 8 tr. CN): nhà thơ La Mã. Xuất thân trong một gia đình nô lệ, ông được giáo dục tại La mã và Athens, sau trở thành nhà thơ trữ tình xuất sắc ở thời ông. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Odes(“Những Bài tụng ca”; 23 tr. CN) và Epistles(“Thư các Thánh Tông đồ”; 20? tr. CN).

(2)Phái Phê bình mới
(New Critics): xuất hiện sau Thế Chiến I, trường phái phê bình này nhấn mạnh vào giá trị nội tại của một tác phẩm nghệ thuật và tập trung vào tác phẩm riêng lẻ mà thôi, coi đó như một đơn vị ý nghĩa độc lập. Công trình The New Criticism(“Phê bình mới”; 1941) của John Crowe Ransom được coi là tuyên ngôn của phái này.

(3)Henry Fielding
(1707 – 1754): nhà văn và nhà viết kịch Anh. Ông được coi là cha đẻ của tiểu thuyết Anh với Joseph Andrews(1742) và Tom Jones(1749).

(4)Herman Melville
(1818 – 1891): nhà văn Mỹ. Tiểu thuyết phúng dụ Moby Dick(1851) của ông thỉnh thoảng được coi là tác phẩm hư cấu vĩ đại nhất trong văn chương Mỹ.

(5)Walter Scott
(1771 – 1832): nhà văn và nhà thơ Scotland. Những bài ballad và tiểu thuyết lịch sử của ông chủ yếu đề cập đến đề tài văn hóa và lịch sử Scotland, nhờ đó mà cả thế giới và riêng châu Âu quan tâm nhiều đến đất nước này.

(6)Ernest Hemingway
(1899 – 1961): nhà văn Mỹ. Các tác phẩm chính: The Sun Also Rises(“Mặt Trời Vẫn Mọc”; 1926), A Farewell to Arms(“Giã từ vũ khí”; 1929), For Whom the Bell Tolls(“Chuông gọi hồn ai”; 1940), The Old Man and the Sea(“Ngư ông và biển ca”; 1952)… Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1954.

(7)William Faulkner
(1897 – 1962): nhà văn Mỹ. Ông được coi là một trong những nhà văn Mỹ vĩ đại nhất vì những tác phẩm giòng ý thức (stream-of-consciousness) viết về đời sống miền Nam nước Mỹ, nổi tiếng nhất là cuốn The Sound and the Fury(“Âm thanh và Cuồng nộ”; 1929). Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1949.

(8)Arthur Miller
(1915 - ): nhà viết kịch Mỹ. Ông đoạt giải Pulitzer với vở bi kịch Death of a Salesman(“Cái chết của người chào hàng”; 1949). Người vợ thứ hai của ông là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Marilyn Monroe.

(9)Williams Tennessee
(1911 – 1983): nhà viết kịch Mỹ. Các vở kịch của ông phần lớn lấy bối cảnh ở miền nam nước Mỹ. Ông hai lần đoạt giải Pulitzer vào năm 1947 và 1955. Vở kịch nổi tiếng nhất của ông, A Streetcar Named Desire(“Chuyến tàu mang tên dục vọng”; 1947), được chuyển thành phim.

(10)Moses Maimonides
(1135 – 1204): triết gia Do Thái gốc Tây Ban Nha.

(11)Giambattista Vico(1668 – 1744): triết gia Ý. Ông được coi là người tiền bối của khoa dân tộc học.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Thơ và vật lý hiện đại

    13/06/2006Lê ĐạtVào những năm 60 của thế kỷ trước, một sự kiện văn học đã đẩy tôi vào một tình trạng hết sức trầm luân về vật chất cũng như tinh thần...
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng

    07/04/2006Thiếu chúng ta, thế giới vẫn hoàn chỉnh. Một sự thật không thể khoan thứ. Nhà thơ đáp lại bằng cách nổi loạn, muốn chứng tỏ rằng không phải thế. Do lòng tự đại bị tổn thương, niềm tự hào ương ngạnh hoặc nhu cầu tuyệt vọng, nhà thơ kinh niên tranh cãi với sự thật, và một điều kinh ngạc xảy ra: một sự thật khác được tạo nên, giống như một thành tố mới có phần đối nghịch với điều không thể khoan thứ.
  • Thi ca như là hàng hoá và dịch vụ

    20/03/2006Ngô Tự LậpKhi coi thơ là hàng hoá hoặc dịch vụ, tôi biết là có nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Thơ ca như một thứ tôn giáo

    21/10/2005Nhà thơ Trần Anh TháiKín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ Trên đường vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với nhà thơ...
  • Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?

    08/09/2005Những lý thuyết về thơ từ những thời kỳ xa xưa đều xoay quanh ý niệm nhà thơ như người thợ thủ công khéo léo, như nhà tiên tri đầy cảm hứng, hay như một sự kết hợp thế nào đó của cả hai. Trong thế giới cổ đại, từ “thơ” nguyên nghĩa là “chế tác”, và bao gồm mọi hình thái sáng tạo sinh sôi của con người – chế tác những cái hũ cũng như chế tác những bài thơ. Nhưng nó sớm mang ý nghĩa nghệ thuật “chế tác” văn chương, sự trình bày có tính chất tưởng tượng về hành động, tính cách, và cảm xúc con người – thông qua từ ngữ. “Sự chế tác” như vậy bao gồm những tác phẩm kịch, ...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • Trong những đường hầm của thi ca

    29/08/2005Ngô Tự LậpCòn các nhà thơ, giống như tất cả mọi người, họ đang đi vào những đường hầm biệt lập, trong đó họ sáng tạo ra những bài thơ mới cho những độc giả mới của họ. Đó là lý do duy nhất để họ tồn tại. Đó cũng là niềm hy vọng làm một điều có ích. Chỉ điều đó thôi cũng đã đem lại cho họ sức mạnh để không gục ngã...
  • xem toàn bộ