Võ Nguyên Giáp (1911 - )
Tới hôm nay, Đại tướng vẫn như ngọn hải đăng của những người trí thức trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Ông đã sống trọn cuộc đời bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình. - Ông sinh ngày 25/8/1911 ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, con của ông Võ Quang Nghiêm. Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù. - Năm 1925, ông rời trường Tiểu học Đồng Hới để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, theo chủ nghĩa dân tộc thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Ông vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: - Năm 1954-1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó thủ tướng Chính phủ (từ năm 1955 đến năm 1991). - Đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn luôn ý thức được rất sâu sắc rằng: người chỉ huy các cấp nói chung, nhất là Tổng tư lệnh phải có trách nhiệm với từng vết thương và từng giọt máu của mỗi người lính. Tôi biết rõ đồng chí Tổng tư lệnh nhiều đêm thao thức, nước mắt ướt đầm, vì được tin một chiến dịch nào đó máu chiến sĩ đổ quá nhiều, mà chiến thắng thì chưa tương xứng. (Hoàng Minh Thảo) - Có thể nói thắng lợi của cách mạng Việt Nam với mục tiêu giải phóng dân tộc bao gồm việc giành độc lập dân tộc, và giữ vững nền độc lập ấy trong suốt ba thập kỷ chiến tranh phụ thuộc một phần lớn vào tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của một thế hệ vàng. Dù trưởng thành trong nền giáo dục thực dân, nhưng họ vẫn giữ được những giá trị của nền văn hóa dân tộc, tiêu biểu là nền Quốc học. Bên cạnh đó, họ đã được tiếp thu một nền học vấn với những tư tưởng văn hóa phương Tây rất cơ bản mặc dù trong bối cảnh nền giáo dục của một nước thuộc địa luôn bị thực dân áp bức, đồng hóa. Thứ ba, đó là thế hệ khao khát độc lập tự do đến mãnh liệt và ba điều đó hòa trộn với nhau rồi được quy tụ dưới lá cờ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu. Võ Nguyên Giáp là một trong những tinh hoa đầu tiên trong thế hệ vàng đó. (Dương Trung Quốc) - Có lần tôi tò mò hỏi ông: nhờ đâu lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được một êkip lãnh đạo có văn hóa cao như thế để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? - “Là vì khi làm cách mạng người ta phải tìm đến những nhân cách văn hóa lớn như Cụ Hồ” - ông trả lời không do dự. Đến lượt mình, chính sức hút mãnh liệt từ bề dày văn hóa đó đã khiến ông vượt lên mọi thăng trầm của thời cuộc và trở thành nơi gửi gắm niềm tin, chẳng những từ những người đã theo ông trong cuộc trường kỳ kháng chiến mà của mọi tầng lớp xã hội hiện nay. (Phạm Duy Hiển) - Gắn liền với giai đoạn lịch sử này là tên tuổi của một vị tướng đặc biệt với trí tuệ rộng mở và trái tim nhân ái. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã đến với cuộc chiến bằng khát khao độc lập của một trí thức trong giao thời lịch sử và ra khỏi cuộc chiến bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh xây dựng, phát triển đất nước trong thời bình. - Là bậc khai quốc công thần, tuổi đã gần bách niên, nhưng ông hết sức tránh thái độ bề trên, trưởng thượng khi lên tiếng. Chưa nhận được phản hồi, ông kiên nhẫn điềm tĩnh tiếp tục thu nhận tư liệu, dữ kiện để tiếp tục góp ý, kiến nghị. Là một vị tướng nhưng chưa từng thấy ông nổi nóng hay nói to, dù biết nhiều khi ông rất buồn. - Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ hưu ở tuổi 80 và thôi giữ các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tâm huyết và trí tuệ của ông thì chưa bao giờ ngừng nghỉ. Cả cuộc đời ông đã hiến mình cho lý tưởng cách mạng và lý tưởng đó đã trở thành máu thịt trong ông. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng trong cuộc sống, ông vẫn đồng hành cùng từng trăn trở, từng suy tư của người dân Việt Nam. - Đại tướng mãi là tấm gương sáng về một vị tướng Tổng tư lệnh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. (Tổng bí thư Nông Đức Mạnh) - Trong những năm tháng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn như ngọn hải đăng của những người trí thức trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Ông đã sống trọn cuộc đời bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình. - Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền Giáo dục - Đào tạo là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa. (Võ Nguyên Giáp) | Thế giới viết về ông Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại. (Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine) Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại. (Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost) Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutudôp, Giucôp..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh. (Ducan Townson, tác giả cuốn Những vị tướng lừng danh xuất bản ở London) Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có. (Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh) Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp. (G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp) Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh. (Tướng Mỹ Westmoreland) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam. Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế chế Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân..., là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”. (Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá) Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử. (Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1993)
Tác phẩm đã xuất bản Sách đã xuất bản Điện Biên Phủ 50 Năm Nhìn Lại, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2004 Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chiến Đấu Trong Vòng Vây, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2002 Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2001 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tập Luận Văn, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2006 Điện Biên Phủ 50 Năm Nhìn Lại, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2004 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2005 Võ Nguyên Giáp - Người Lính Vì Dân Vị Tướng Của Hoà Bình, NXB Lao Động, 2009 Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, Hữu Mai, NXB Trẻ, 2009 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ, Phạm Hồng Cư, NXB Thanh Niên, 2004 Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp, Đại tá Trần Trọng Trung, NXB Chính Trị quốc gia, 2006 Chiến Đấu Trong Vòng Vây (Hồi ức Võ Nguyên Giáp), Hữu Mai, NXB Quân đội nhân dân, 2001 Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, NXB Thế giới, 2003 Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, NXB Thế giới, 2004 Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, NXB Thế giới, 2004 |
Nội dung khác
Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt
28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiNhà cách mạng vĩ đại Nguyễn An Ninh
22/06/2011Nguyễn Trung (1935 - )
07/02/2011Phan Bội Châu (1867 - 1940)
18/07/2010Trần Trọng Kim (1883 - 1953)
16/09/2009Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997)
27/08/2009Hồ Sĩ Quý (1953 -)
06/07/2009Chu Hảo (1940 - )
06/07/2009Nguyễn Sĩ Dũng (1955 - )
23/06/2009Trần Hữu Dũng
22/06/2009Phạm Duy Nghĩa (1965 - )
18/06/2009