Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

07:54 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Ba, 2006

Tất yếu và tự do là những phạm trù triết học biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và các quy luật khách quan. Vì vậy, chúng là một trong những vấn đềđược triết học quan tâm, nghiên cứu ngay từ thời cổ đại cho đến nay và ở Việt Nam cũng đã có một số công trình mang tính chuyên khảo, hệ thống nghiên cứu lịch sử phát triển về quan niệm tự do và tất yếu của các nhà triết học trước Mác - Lênin để qua đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó trong xã hội hiện đại, nhất là đối với cuộc cách mạng XHCN thực hiện mục tiêu giải phóng, đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay thì phải kể đến cuốn sách Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Vương ThịBíchThủy.

Sách gồm 3 chương:

Chương I: Quan niệm của một số tác giả tiêu biểu về tất yếu và tự do trong triết học phương Tây trước Mác, tác giả trình bày quan niệm của Đêmôcrit, Êpiquya, Xpinôda và Hêgen về vấn đề này. Theo tác giả, Đêmôcrit, Êpiquya, Xpinôda và Hêgen đã có những hạn chế cũng như những điểm tích cực trong quan niệm về tự do và tất yếu. Chẳng hạn, Đêmôcrit thừa nhận cái tất yếu, phủ nhận cái ngẫu nhiên, Êpiquya đã thừa nhận tính khách quan của ngẫu nhiên…

ChươngII:Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do. Trên cơ sở định nghĩa về tất yếu (tr.65 - 70), tác giả xem xét tất yếu trong giới tự nhiên và xã hội. Theo tác giả, triết học Mác - Lênin thừa nhận các quy mô của luật tự nhiên bên ngoài, tính tất yếu của giới tự nhiên. Con người không thể phủ nhận được chúng nhưng có thể nhận thức, cải tạo và chinh phục nó vì lợi ích cua rmình (tr.71 - 86). Nhưng ngoài tính tất yếu trong giới tự nhiên, triết học Mác - Lênin cho rằng, con người còn phải chịu những áp đặt từ phía xã hội, đó là những tất yếu xã hội. Quan niệm về tự do dưới quan niệm của triết học Mác - Lênin được tác giả xem xét với tư cách một phạm trù triết học (tr.104 - 118) và tư cách một phạm trù chính trị - xã hội (tr.118 - 135). Trên cơ sở đó, mối quan hệ biến chứng giữa tất yếu và tự do được tác giả xem xét ở hai khía cạnh (tr.135 - 152).

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tất yếu và tự do theo quan điểm Mác - Lênin mà qua đó sẽ được vận dụng vào Việt Nam như thế nào là nội dung của Chương III: Một số vấn đề nhận thức và vận dụng quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Chương này gồm 3 phần:

1/ Tất yếu và tự do trong việc lựa chọn con đường phát triển đất nước.

2/ Tất yếu và tự do trong việc phát triển lực lượng sx, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

3/ Tất yếu và tự do trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.

Theo tác giả, vận dụng quan niệm về tất yếu và tự do của triết học Mác - Lênin vào công cuộc đổi mới sẽ là những đảm bảo cho mục tiêu phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh ở Việt Nam hiện nay.

Tất yếu và tự do với tư cách một vấn đề triết học chứa đựng trong bản thân nó cả một hệ vấn đề phong phú, phức tạp, liên quan đến hoạt động của con người, sự phát triển con người và tiến bộ xã hội. Vì vậy, quan việc làm sáng tỏ một vấn đề lý luận và thực tiễn về tất yếu và tự do, tác giả đã góp phần đưa lại một cách hiểu, cách lý giải triết học những vấn đề chính trị - xã hội của công cuộc đổi mới để phát triển ở nước ta hiện nay. Đây là tài liệu giúp ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Hiện tượng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo của chủ thể tư duy

    26/02/2006Phạm Minh LăngHusserl là nhà triết học có công lớn trong việc đề ra một triết lý về hiện tượng có sức thuyết phục hơn cả. Lý thuyết của ông chỉ bàn đến mối quan hệ giữa mỗi con người với tư cách là chủ thể cá biệt với các hiện tượng bất kể là vật chất hay tinh thần đang diễn ra xung quanh một con người cá biệt nào đó...
  • Khái niệm Tự do trong triết học Hegen.

    28/11/2005TS. Đỗ Duy HợpNếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do...
  • Về Tự do với tư cách phạm trù của triết học xã hội

    19/11/2005Đinh Ngọc ThạchToàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • xem toàn bộ