Thế Giới Tính Dục
Tính dục, cũng như tất cả mọi thứ trên đời, một cách trọng đại nó là một bí nhiệm. Điều mà Henry Miller – khuôn mặt độc đáo bậc nhất của văn học đương đại thế giới – đề cập đầy cảm hứng và suy tưởng trong cuốn sách này là sự nhìn thấy sự hiện diện, khám phá sức bay bổng kỳ diệu và vai trò của tính dục trong đời sống ngày càng nhiều âu lo, thống khổ. Làm thế nào đạt tới sự hợp nhất, tự do nội tại? Có nhất thiết phải căng thẳng với những thiên kiến luân lý tôn giáo đạo mạo? Có quả thật là trong đời sống con người, giữa thánh và kẻ phạm tội có rất ít sự chọn lựa? Có người đã nhận định rằng: tác phẩm của Henry Miller đi giữa dòng văn chương và Kinh Thánh. Đó là sự phối hợp giữa Chí tôn ca (Bhagavad Gitâ) linh thánh và Dục lạc kinh (Kama Sutra) nhầy nhụa.
“… Các luật lệ và phong tục của chúng ta có liên quan với đời sống xã hội, cuộc sống của chúng ta trong công cộng, nó là khía cạnh nhỏ nhặng của cuộc hiện sinh. Đời sống thực sự bắt đầu khi chúng ta một mình, đối mặt với cái ngã xa lạ. Những gì xảy ra khi chúng ta đi đến cùng nhau thì đã được quyết đình bởi những cuộc thoại nội tâm của chúng ta. Những biến cố chủ yếu và điểm chính thực sự mà nó đánh dấu đường hướng của chúng ta là những hoa quả của sự im lặng và cô đơn. Chúng ta quy cho những cuộc gặp gỡ tình cờ, viện dẫn như những điểm quay lại trong cuộc sống của chúng ta, nhưng những chạm trán này có thể chẳng bao giờ xuất hiện mà chúng ta lại không sẵn sàng cho chúng. Nếu chúng ta đã có sự trực thức nhiều hơn, thì những chạm trán ngẫu nhiên này sẽ còn làm nảy nở ra những phần thưởng lớn lao hơn. Chỉ những lúc không thể đoán trước được đó mà chúng ta có đầy hoà hợp, đầy trông mong, và như vậy nó ở trong vị trí nhận ra được những đặc ân của dịp may. Kẻ nào hoàn toàn tỉnh thức biết đến mỗi “biến cố” đó thì đã lấp đầy với ý nghĩa. Hắn biết rằng không chỉ cuộc sống riêng rẽ của mình đã được thay đổi mà dần dần toàn thể thế giới ắt cũng đã ảnh hưởng.
Cái phần tính dục ngự trị trong cuộc sống của mọi người khác biệt rất lớn đối với cá nhân, như chúng ta đã biết. Không phải không thể có được một khuôn mẫu bao gồm những biến dịch rộng rãi nhất. Khi nghĩ đến tính dục bạn chỉ nghĩ đến nó như một phạm vi nghiên cứu phần nào thôi; phần lớn lao hơn, có lẽ mãi mãi không nguyễn nhiễm và xa lạ, có lẽ mãi mãi không thể hiểu biết được. Điều tương tự cũng áp dụng cho những phương diện của động lực cuộc sống. Chúng ta có thể biết ít hay nhiều, nhưng chúng ta càng đi xa bao nhiêu chúng ta càng bị đầy đến phương trời biệt mù bấy nhiêu. Chúng ta đã bị bao bọc trong sức mạnh của đại dương, hình như nó thách đố trí tuệ còm cõi của chúng ta. Cho đến khi nào chúng ta chấp nhận sự thực là đời sồng tự nó đã được tựa nền trên sự bí nhiệm còn thì chúng ta sẽ không biết gì được cả…”.
Henry Miller là một khuôn mặt độc đáo nhất của văn học hiện đại, tên ông phải được đặt giữa Emerson và Whitman, Cendrars và Céline, Dostoievsky và Nietzsche, Elie Faure và Oswald Spengler, Rimbaud và D.H. Lawrence, Milarepa và Lewis Carroll, Thoreau và Trang Tử.
Tác phẩm Henry Miller đi giữa dòng văn chương và kinh thánh. Đó là sự phối hợp kỳ diệu giữa Chí Tôn Ca (Bhagavad Gitâ) linh thánh và Dục Lạc Kinh (Kama Sùtra) nhầy nhụa. Bước vào tác phẩm Miller như bước vào một ngôi đền Ấn Độ; người ta thấy những bộ phận sinh dục vĩ đại ngổn ngang cạnh những tượng thánh uy nghi, những cảnh dâm loạn tiếp cận những nghi lễ tôn nghiêm, tác động giao hợp được coi như tác động sùng thượng (acte d'adoration sublime), một phương tiện xuất thần nhập điệu.
Henry Miller duy giác như những người duy linh, những nhà văn thần bí, những thi sĩ thế kỷ XVI, những đại thi sĩ có khuynh hướng tiên tri và đầy ắp viễn tượng vũ trụ: William Blake, Cheikh el Nefzaoui, Omar Khayyam, Walt Whitman. Nhất là Whitman qua Lá Cỏ, xưng tụng một sự diễn tả tự do, một cuộc sống vũ trụ tràn trề ngây ngất không che dấu.
Qua tôi những tiếng nói bị cấm đoán,
Tiếng nói của giống đực giống cái và dâm đãng, tiếng nói bị che đậy và tôi vén mở,
Tiếng nói tục tĩu, bởi tôi được soi sáng và chuyển hóa.
(“Song of Myself”)
Toàn bộ tác phẩm Henry Miller là một bài Ngợi Ca Tôi (“Song of Myself”) trường thiên. “Với tôi sách vở là con người, và cuốn sách của tôi là chính con người tôi, nồng nhiệt, dâm đãng, hiếu động, trầm tư, thận trọng, dối trá và thành thực một cách quỉ quái.” (“Black Spring”). Ông muốn phát lộ ông “càng công khai, trần truồng và trâng tráo bao nhiêu càng hay bấy nhiêu”.
Có thể nói Henry Miller cũng là một “nhà thần bí ở trạng thái man rợ” như Rimbaud. Ông sinh năm 1891 tại New York từ một gia đình gốc Đức. Cha ông là thợ may. Cậu bé lớn lên trong lòng phố và phố xá mãi mãi là trường học của cậu và bối cảnh của những cuốn tiểu thuyết sau này.
Năm 1924, Henry Miller bỏ ngang Westers Union Telegraph Company, quyết định không làm gì hết, trừ sáng tạo, vì ông nhận định rằng: “Bổn phận của thiên tài (…) là giữ phép mầu sinh động, là luôn luôn sống trong phép mầu, là khiến cho phép mầu mầu nhiệm hơn nữa, là không thệ nguyện trung thành với bất cứ cái gì, nhưng chỉ sống một cách mầu nhiệm, suy tưởng một cách mầu nhiệm, chết một cách mầu nhiệm”. (The Colossus of Maroussi, Penguin Books, p.88) và “Sự kỳ diệu và và huyền nhiệm của cuộc đời bị bóp nghẹt trong chúng ta khi chúng ta trở thành phần tử có trách nhiệm của xã hội!”.(The wonder and the mystery of life – which is throtted in us we become responsible members of society! – Tropic of Capricorn, SAS press. P.149). Thế giới chỉ có thể bắt đầu rút tỉa được đôi chút giá trị nơi tôi “kể từ lúc tôi chấm dứt là một thành phần trang nghiêm của xã hội và trở thành chính Tôi” (Sexus, Grove Press, p. 261) dù cái tôi ấy thế nào. Ít ra thế giới cũng sẽ bớt đi được một kẻ sẵn sàng dùng bạo lực để bắt người khác theo mình, bớt đi được một con cừu nô lệ. Ít ra thế giới cũng có thêm được cá thể sáng tạo và dám thể hiện mình, dám trở thành “cái tôi của chính tôi”.
Có hai điều Miller thành thực không tin, hai điều mà xã hội thành thực tin: đó là sự trang nghiêm và Làm việc. Trang nghiêm là một hình thức giả dối, cứng nhắc, chết chóc, còn làm việc là một hành động chỉ dành cho bọn ngốc nghếch. Nó hoàn toàn trái với Sáng tạo là một trò chơi, một hành động tối thượng, xứng đáng với con người. Henry Miller theo sát tư tưởng Nietzsche về sáng tạo. Theo Nietzsche, sáng tạo “là sự giải thoát thênh thang khỏi khổ đau, sự bay bổng của cuộc đời”. Nhưng để trở thành kẻ sáng tạo, cần phải có nhiều khổ đau và hóa thân.
“Vâng, Zarthustra nói, phải có nhiều cái chết đắng cay trong cuộc đời các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi sẽ trở thành những kẻ bảo vệ mà biện minh cho tất cả những gì hư mất phù du.” (Also seid ihr Fürsprecher und Rechtsfertiger Vergänglichkeit – Also sprach Zarathustra).
Nội dung khác
Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng
26/06/2009Lê Minh QuốcCội nguồn cảm hứng
17/06/2009Bùi Quang MinhHiện tại và 11 “điều răn” cho tương lai
31/05/2009Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)
21/05/2009Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội
16/05/2009Takeo DoiDầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực
03/05/2009