Về giá trị và giá trị Châu Á
Lời Nhà xuất bản
Vấn đề giá trị Châu Á đang là đề tài được nhiều học giả. nhiều nhà hoạt động chính trị - xã hội trên thế giới, quan tâm đặc biệt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giá trị Châu Á với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước Châu Á trong những thập niên vừa qua, đặc biệt trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Mặt khác, trước những thách thức của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu các giá trị Châu Á sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thể nhận thấy rõ nét hơn vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình phát triển, từ đó thấy được những hạn chế cũng như phát huy được ưu thế của những giá trị văn hoá truyền thống để có thể phát triển toàn điện và bền vững. Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, công tác nghiên cứu lý luận đang phải từng bước khắc phục những hạn chế như Nghị quyết Trung ương V (khoá 8) đã chỉ ra, đó là: "chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hoá trong quá trình đổi mới, trong việc xây dựng những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế...".
Nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Về giá trị và giá trị Châu Á" của PGS. TS. Hồ Sĩ Quý. Từ kết quả nghiên cứu công phu trong nhiều năm, kết hợp với nguồn tư liệu phong phú từ các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước, những số liệu điều tra xã hội học của các đề tài khoa học cấp nhà nước như KX-07, KX-05, tác giả đã tổng hợp có chọn lọc để biên soạn cuốn sách.
Cuốn sách gồm 6 chương, trong đó những vấn đề giá trị và giá trị Châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống. Tác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị Châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng, trước tác động của quá trình toàn cầu hoá.
Đây là một đề tài cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, Nxb và tác giả rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý của bạn đọc để vấn đề ngày càng được sáng tỏ và cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!
Mục lục
Lời Nhà xuất bản
Thay Lời nói đầu: Đối thoại văn hoá hay đụng độ văn minh - đâu là giá trị định hướng tiến bộ xã hội
Chương I: Giá trị và giá trị truyền thống
I. Thế giới các giá trị
II. Truyền thống và giá trị truyền thống
Chương II : Đông và Tây sự khác biệt giữa các giá trị 64
I. Giá trị của các giá trị - tự nhiên hay con người?
II. Con người là trung tâm - mô hình Châu Âu về sự cảm nhận thế giới
III. Đông và Tây: về triết lý con người chinh phục tự nhiên và triết lý con người hoà hợp với tự nhiên.
Chương III: Bí ẩn Châu Á trong tấm gương giá trị Châu Á
I. Bí ẩn Châu Á?
II. Triết học Châu Á?
III. Thực chất của triết học Châu Á
Chương IV: Giá trị Châu Á
I. Vấn đề giá trị Châu Á
II. Giá trị Châu Á trong quan niệm của Mahathir Mohamad
III. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Davis Hitchcock
IV. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Tommy Koh
V. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Francis Fukuyama
VI. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Dan Waters
VII. Giá trị Châu Á trong quan niệm của Richard Robison
VIII. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Chen Fenglin
IX. Giá trị Châu Á trong sự phân tích của Phan Ngọc
X. Vấn đề giá trị quan Châu Á
XI. "Đông Á" - khái niệm văn hóa vùng
Chương V: Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh giá trị Châu Á
I. Văn hóa Trung - Việt trong bối cảnh giá trị Đông Á
II. Về văn hóa Việt Nam
Chương VI: Toàn cầu hoá và sự biến động giá trị ở Việt Nam
I. Bộ mặt của toàn cầu hóa
II. Xu thế biến động của các giá trị trong quá trình toàn cầu hóa
III. Toàn cầu hóa và sự biến động của một số giá trị ở Việt Nam
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảTriết lý trong văn hoá phương Đông
18/01/2006Nguyễn Hùng HậuRa mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới
22/12/2005Kiều MinhPhạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây
21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội