Mãi mãi tuổi hai mươi - một cuốn nhật ký đáng đọc
Nhật ký không phải là một thể loại văn học, nó có sức hấp dẫn riêng, bởi nó có tính riêng tư, không "sáng tác". Nhưng một cuốn nhật ký đáng đọc (khi được xuất bản) quả thật không nhiều. Mới đây, người ta đã kỷ niệm 60 năm ngày mất của cô bé Do Thái A.Frank, tác giả cuốn nhật ký - được xem là cuốn nhật ký nổi tiếng nhất thế giới - viết trong thời phátxít Đức khủng bố người Do Thái. Gần đây, ở VN cũng đã xuất bản cuốn nhật ký Mã Yến - tên một cô bé dân tộc Hồi ở Trung Quốc - cũng có tiếng vang, nhất là ở Pháp.
Nếu tôi nhớ không nhầm "Mãi mãi tuổi hai mươi" - của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc 1952-1972 (viết từ ngày nhập ngũ 2.10.1971 đến ngày 24.5.1972) do NXB Thanh Niên vừa giới thiệu (ảnh) chiều 4.5.2005 là cuốn nhật ký dày dặn và khá hoàn chỉnh đầu tiên được xuất bản. Nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng cùng với việc biên soạn "Những lá thư chiến tranh", đã làm được một việc tốt đẹp - nhiều khi còn có ích hơn cả việc sáng tác - khi sưu tầm giới thiệu tập nhật ký này.
Mặc dù anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị) đã từng viết trong nhật ký: "Cả những trang nhật ký bây giờ cũng vá víu bằng chục, trăm, nghìn mụn vá - mà nào những mụn vá ấy có sạch sẽ, có đẹp đẽ và đáng nhìn đâu - tất cả đều mơ hồ, tất cả đều mòn cũ và chán ngắt..." thì những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền Nam - trong khoảng 2 tháng cuối cùng của đời mình - Nguyễn Văn Thạc không để lại dòng nhật ký nào.
Nguyễn Văn Thạc là người yêu văn chương, anh đã từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 10 - nhiều học sinh như vậy về sau cũng chẳng làm gì, thậm chí còn không yêu, không hiểu gì văn chương nữa - đã mơ hồ cảm thấy sự ra đi mãi mãi của mình - dù điều này cũng bình thường với người lính trận. Anh viết có "văn", bởi thế nó dễ đọc và điều quan trọng là không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư vụn vặt. Cũng là linh cảm khi anh nghĩ cuốn nhật ký được đặt tên là "chuyện đời" này - "nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này...". Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lòng vì người đọc nhật ký của anh hôm nay càng yêu mến anh hơn, dù anh "không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm". "Chuyện đời" mà chẳng có chuyện gì. Một mớ tùm lum, xám xịt như gian bếp bỏ hoang...". Nhà văn Đức Anna Seghers có tiểu thuyết: "Những người chết còn trẻ mãi". Những người lính chết trẻ còn mãi tuổi thanh xuân và luôn là một biểu tượng đẹp, trong sáng đến nao lòng. Nhìn một số bè bạn, thần tượng của anh giờ này tôi càng có cảm giác ấy. Thời gian khắc nghiệt vô chừng, nó làm người ta già nua, cùn mòn, nhạt nhẽo đi, thậm chí trở nên tầm thường, nhỏ bé nữa.
Điều ao ước của anh "ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc..." là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20.
Nội dung khác
Hồi ký Hồ Hữu Tường: Một góc lịch sử làng báo
21/03/2018Phạm Quang HuyRobert Langdon tái xuất trong cuốn sách mới nhất của Dan Brown
09/02/2018Thu HoàiBí mật và sức mạnh ẩn chứa trong 'Ngôn từ' của Sartre
09/02/2018Hòa BìnhĐêm Núm Sen: Những cái êm rất xóc!
14/08/2017Mai Anh TuấnViết Kinh Bắc, trường hợp Trần Thanh Cảnh
23/07/2016Hoài NamTiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái
15/06/2016Trần Xuân Tiến“Nhà giả kim” của Paulo Coelho – Chỉ dẫn của thực tại tối thượng
31/05/2016Hà Thủy Nguyên dịchNhững giấc mơ từ cha tôi
22/05/2016“Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra” – văn chương không cần sex cũng vẫn hay!
28/11/2015Kim Chi tổng hợpCuốn tiểu thuyết lịch sử về thép và súng của người Việt
05/11/2015Nguyên HảiTiểu thuyết "Lao động Biển cả" của Victor Hugo
11/09/2015Yêu thương những gì không giống mình
27/08/2015Nguyễn Vĩnh Nguyên