12 quy luật của nền kinh tế số
Các chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trongđời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ.
1 Kết nối (nắm lấy sức mạnh câm lặng)
Chẳng bao lâu nữa, ớ bất cứ sản phẩm nào cũng sẽ được gắn những mảnh plastic kèm theo một vi mạch thông minh. Với số lượng các vi mạch khi cấy các mảnh thông minh đó, ta cũng tạo điều kiện kết nối chúng lại với nhau bằng dây dẫn, hoặc bằng hồng ngoại và sóng vô tuyến. Sức mạnh của việc kết nối những mánh nhỏ (nút câm lặng) vào một mạng thông minh đề đưa ra các kết quả thông minh, chính là sức mạnh của Intemet với những máy vi tính câm lặng.
2. Số nhiều (nhiều số lượng, nhiều giá trị)
Giá thành sán xuất ngày càngthấp trong nền kinh tế sề đã xóa bỏ sự khan hiếm, nơi đây chi phí sản xuất một bản sao trở thành không đáng kể (điều này diễn ra không chỉ với phần mềm), và giá trị của nó tăng vọt lên. Trong nền kinh tế số, càng nhiều số lượng thì càng nhiều giá trị.
3. Cấp Số nhân (thành công là một con đường không thẳng)
Mạng Internetlà một ví dụ về sự thành công của tăng cường theo hàm mũ, đồng thời cũng là ví dụ chuẩn mực của nền kinh tế số. Chúng cũng giống như quy luật sinh học: một ngày nào đó, chỉ từ một nhúm tảo đỏ trên biển biến thành cả một vùng rộng lớn, và vài tuần sau, khi tưởng chúng ở lại vĩnh viễn thì đột nhiên chúng biến mất tăm.
4. Về điểm khởi đầu (phải chú ý trước khi có đà)
Trong nền kinh tề mạng, nhờ giá thành thấp, phân phối nhanh nên điểm khởi đầu có mức thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ công nghiệp; và tốc độ lây lan cũng cao hơn, tức khoảng thời gian từ khi hình thành tới lúc đủbiến thành một trào lưu tăng trưởng gây sự chú ý, ngắn ngủihơn nhiều so với thời kỳ công nghiệp.
5. Tăng lợi nhuận (tạo ra các vòng quay)
Trong nền kinh tế số, nhà sản xuất sẽ thiết lập các chuẩn và mạng lưới cung cấp, thúc đẩy việc hình thành sản phẩm, thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt và tạo ra vòng tròn mà ở đó thành công của mỗi thành viên đều được chia sẻ và được hỗ trợ bởi các thành viên khác.
6. Về tỷ lệ nghịch giữa giá cả và chất lượng (dè chừng giá rẻ)
Trong kỷ nguyên công nghiệp người tiêu dùng được hưởng sự gia tăng chất lượng chút ít kèm theo việc gia tăng giá không đáng kể. Sự xuất hiện các vi mạch đã phá vỡ quy luật đó; cứ sau mỗi 18 tháng lại giảm giá một nửa, đồng thời tăng gấp đôi tính năng (định luật Moore), và dải thông cứ sau mỗi 12 tháng lại tăng lên gấp ba (định luật Gilder)... Biểu do giá thành và chất lượng tạo cảm tưởng một vật càng tốt thì giá của nó càng rẻ. Đó chính là động thái của nền kinh tế số.
7. Hào phóng (theo hướng cho không)
Sự phát triển tiếp theo của quy luật càng giá trị càng nhiều và quy luật càng tốt càng rẻ sẽ đưa đến logic những gì có giá trị nhất lại là những thứ cho không. Chúng ta đang chứng kiến điều này với các phần mềm browser của Microsoft và Netscape. Các thư viện phần mềm miễn phí trên mạng Intemet. Va ngay cả phần cúng cũng vậy. Thực ra thì chokhông chi là một chiến lược để tồn tại và thu lợi nhuận: vì sản phẩm cho không sẽ kèm theo các dịch vụ tăng giá trị lớn, như cho dừng miễn phí phấn mềm để bán các phiên bản nâng cao.
8 Trung thành (Cùng nuôi dưỡng mạng)
Mạng không có trung tâm và ranh giới rõ ràng, tức là khái niệm "ta" với "họ" - và lòng trung thành với một tổ chức trong thời đại công nghiệp trở nên kém ý nghĩa trong nền kinh tế số. Mạng cũng giống như một quốc gia, nhưng có ba đặc điểm khác biệt: không có ranh giới về địa lý và thời gian; Các mối quan hệ phong phú, chặt chẽ hơn và có vô số các mạng chồng chất, kèm theo các sự trung thành chồng chất.
9. Thay thế (thay vật liệu bằng tri thức)
Trong nền kinh tế số, siêu Ô tô không phải là các bánh xe được gắn vi mạch mà là vi mạch có bánh xe, chạy trên những hệ thống đường được tăng cường dây dẫn như một mạng phân tán. Khi chúng ta nhìn ô tô như các vi mạch có bánh xe, sẽ dễ dàng hình dung máy bay như vi mạch có cánh, trạng thái như vi mạch có đất đai, nhà ở như vi mạch có người cư trú. Trong nền kinh tế số, không chi đơn thuần là rao bán Ô tô trên mạng mà phương thức tổ chức , thiết kế Ô tô, sản xuất, sử dụng Ô tô sẽ phụ thuộc vào logic mạng và năng lực của các bộ vi xử lý.
10. Suy thoái (hãy tiến tới đỉnh cao)
Trong nền kinh tế số có rất nhiều cơ hội, vì vậy nó cũng là một môi trường hoạt động và cạnh tranh sôi sục. Một ngày nào đó, một công ty đang ở trên đỉnh cao của một trái núi, và ngày mai bản thân trái núi cũng không còn nữa. Do vậy trong nền kinh tế số, khả năng dám từ bỏ các sản phẩm, các công việc, các ngành công nghiệp đang ở đỉnh cao là vô giá.
11. Khuấy đảo (tìm sự mất cân bằng chấp nhận được)
Viễn cảnh kinh tế là các công ty đến và đi rất nhanh, ngành nghề là sự chắp vá các nghề nghiệp, công nghiệp là sự gộp nhóm không xác định của các công ty thay đổi bất thường.
Alvin Toffler đã đặt ra thuật ngữ "cú sốc tương' lai" vào năm 1970 để mô tả phản ứng của con người với sự thay đổi đang tăng tốc. Những kinh tế mạng đã chuyển từ thay đổi sang khuấy đảo, tức là phá hủy và hình thành với ý nghĩa sáng tạo. Khả năng tồn tại lâu dàicủa một mạng phức tạp đòi hỏi mạng luôn vượt khỏi trạng thái cân bằng. Nếu hệ thống đứng ở thế hài hòa vàc cân bằng, nó sẽ dẫn tới đình đốn và diệt vong. Trong nền kinh tế số, hãy tìm kiếm sự mất cân bằng có thể chấp nhận được.
12. Hiệu quả (đừng lo giải quyết vấn đề)
Nhưng trong nền kinh tế số, khi máy móc thực hiện hầu hết các công việc sản xuất thì nhiệm vụ của mỗi công nhân không phải là thực hiện đúng một công việc như thế nào mà là cần biết làm đúng và xác định tác vụ tiếp theo. Trong nền kình tế số, khả năng giải quyết các vấn đề sẽ phụ thuộc trước hết vào trí tưởng tượng trong việc nắm bắt các đối tượng chứ không phải do không tìm được cách tối ưu hóa giải pháp.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu