Nơi đâu có ý chí - Nơi đó có con đường
Có câu nói rằng: “Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, mất niềm tin là mất rất nhiều nhưng mất ý chí vươn lên là mất tất cả”. Cũng có một quyển sách mang tên “Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách”. Đó là quyển sách kể về chủ tịch tập đoàn ôtô của Hàn Quốc.
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân chính gốc, là con cả, ông bắt buộc phải ở nhà, làm nông nghiệp và lo cho các em. Ba lần ăn cắp tiền của bố và trốn khỏi nhà để lên thành phố học. Ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình với một ý chí sắt đá.
Trong câu chuyện “Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách” có nhắc đến một loài vật đó là con rận. Khi những con rận không leo lên giường ngủ của người được, vì họ chèn ở đó những bát nước, chúng đã dùng một cách khác, đó là trèo xuống bằng đường trần nhà. Những con rận không từ bỏ mục tiêu của mình và nó đã tìm ra được một con đường mới cho mình. Trước mỗi sự việc, mỗi người sẽ có cái nhìn của riêng mình, sẽ có những cảm nhận của riêng mình, từ cảm nhận đó sẽ có những suy nghĩ và suy nghĩ sẽ gieo hành động, hành động sẽ gặt thói quen, thói quen sẽ tạo tính cách, tính cách sẽ làm nên số phận. Ý chí đã tạo nên đường đời, số phận của con người.
Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì có ham muốn đó mà Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho cả một dân tộc. Một người giản dị và hiền hòa nhưng có thể dẫn dắt cả một dân tộc tiến lên giành tự do cho mình, nếu đó không phải là ý chí – ham muốn tột bậc thì con đường giải phóng dân tộc liệu có thành công.
Ngày nay đa số chúng ta không biết mình muốn gì, cũng không có gì cần phấn đấu quá nhiều, cuộc sống ấm no và đầy đủ quá, để đã 33 năm sau chiến tranh rồi, người ta vẫn chỉ nhớ đến một Việt Nam với thế mạnh là “Đánh nhau giỏi”, đó có còn là thế mạnh, là con đường mà chúng ta nhắm tới nữa hay không! Người Việt mình thích sự ổn định, người Việt mình có tình yêu thương bao la, người Việt mình có tấm lòng hiếu khách, người Việt mình chỉ thiếu một ý chí đó là “Chí nghiệp chủ”. Ta thường tự hào vì sinh viên Việt Nam khi ra trường làm cho công ty nước ngoài thì rất giỏi nhưng tự đứng lên lập nghiệp thì chưa nhiều. Bao nhiêu huy chương vàng, bao nhiêu giải quốc tế đã và đang công tác và làm việc tại Mĩ, Anh và biết bao nước khác. Ai cũng muốn thay đổi, muốn tìm ra con đường cho mình nhưng thiếu một ý chí vươn lên, một ý chí bứt phá.
Hàng ngày, khi ra đường, nhìn những cô cậu học sinh cấp 2, 3, đạp những chiếc X-game với nhạc, với chuông, nơ rồi lông gà sặc sỡ, vừa đi, vừa đứng… mà suy nghĩ, tương lai của Việt Nam đang được chở trên những chiếc X- game đó chăng. Những người Việt trẻ đang làm gì cho một tương lai của chính dân tộc mình. Đâu đó ta thấy những con người dùng cách đánh của chiến tranh nhân dân để làm kinh tế, những người muốn đem cafe Việt Nam đi khắp thế giới, những người muốn giáo dục Việt Nam được nâng tầm,.... Sức trẻ Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005