Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo
Người ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người.
Tôi nghĩ rằng thực ra Marx không sai khi nói đến vai trò của người lao động. Trước Marx có lẽ chưa có nhà triết học nào khẳng định một cách hệ thống vai trò của người lao động, của quần chúng. Chính vì thế mà ông huy động được một lực lượng đông đảo để thực thi các tư tưởng triết học của mình. Tuy nhiên, nếu như nói rằng quần chúng là người tạo ra lịch sử, giống như cách người ta diễn đạt lại Mác - chúng ta không chắc những gì Mác nói đã được nói lại một cách chính xác, mà nếu chúng ta phê phán thông qua những tin đồn chúng ta sẽ phạm phải sai lầm nhiệm trọng về mặt nhận thức - thì tôi không đồng ý. Theo logic ấy, người ta buộc phải nói rằng cái cày, hay là mũi gươm tạo ra lịch sử. Vậy thì ai tạo ra cái gươm và ai tạo ra cái cày? Chính bộ phận ưu tú nhất của nhân loại, .thông qua khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát triển ở giai đoạn văn minh của nhân loại. Quần chúng lao động không tạo ra công cụ, thậm chí quần chúng lao động Anh còn đập phá máy móc. Tuy nhiên, nói chuyện đập máy móc của quần chúng lao động Anh không phải để nói rằng họ không có công lao gì đối với lịch sử, mà để khẳng định rằng nếu không có sự sáng tạo của tư tưởng, nếu không có vai trò của các vĩ nhân, của những bộ óc sáng tạo khai phá thì không thể có sự phát triển.
Lịch sử loài người được tạo ra bởi sự sáng tạo của những bộ phận ưu tú nhất của nhân loại và được thực thi bởi bộ phận lao động. Không nên phân chia hai đối tượng này ra khỏi nhau. Nếu không có tình yêu của kẻ vĩ đại với những đồng loại của nó thì nó không có khát vọng sáng tạo. Nếu không có sự vất vả, không có sự bế tắc của đời sống chung thì khát vọng sáng tạo ấy sẽ không thể được thực hiện.
Những người sáng tạo, những vĩ nhân xuất hiện do những nhu cầu của cuộc sống và họ cũng là một trong số những người mà chúng ta gọi là quần chúng. Tất cả các sự phân tích tách họ ra khỏi quần chúng tức là đã phá vỡ quan hệ biện chứng giữa người sáng tạo và đòi hỏi sự sáng tạo. Đòi hỏi sự sáng tạo là quần chúng nhưng kẻ thực thi sự sáng tạo là các vĩ nhân và người ứng đụng sự sáng tạo của các vĩ nhân để tạo ra các thành tựu xã hội thực sự lại tiếp tục là quần chúng. Tất cả những ai âm mưu tách vĩ nhân ra khỏi quần chúng của nó đều phạm vào sai lầm khoa học chứ không phải là sai lầm chính trị nữa.
Vai trò của các cá nhân thể hiện rõ nhất ở vai trò lãnh đạo. Và vai trò đó được thực hiện tất hay không phụ thuộc vào quan điểm lãnh đạo không chỉ của các cá nhân mà còn cả khuynh hướng của các cá nhân thuộc một cộng đồng nhất định. Vì thế có thể nói đến những phong cách lãnh đạo khác nhau.
Nhiều người nhận thấy một thực tế là hầu hết các thuộc địa của Anh đều phát triển về mặt kinh tế, còn các thuộc địa của Pháp thì lụi bại. Ta có thể giải thích điều đó bằng sự khác biệt trong quan điểm cai trị thuộc địa kiểu Anh và kiểu Pháp. Nhưng bên cạnh đó còn có sự khác nhau rất lớn về phong cách lãnh đạo. Người Anh lấy sự phát triển thương mại và công nghiệp làm chính sách đối ngoại cơ bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Còn nước Pháp lấy việc xây dựng nhà nước với trật tự hành chính cũng như việc khai thác tài nguyên làm nền tảng.
Muốn xây dựng một nhà nước có tính chất trật tự để làm mục tiêu cai trị của người Pháp thì nhà nước Pháp đã tạo ra một loạt những mâu thuẫn nội bộ và áp dụng chính sách chia để trị. Người Anh cũng dùng chính sách ấy nhưng nó bị làm giảm hiệu lực bằng sự tự do phát triển thương mại. Cho nên nước Pháp rút đi để lại cho các quốc gia ấy rất nhiều vấn đề. Hay là các quốc gia mà người Pháp cai trị không phát triển về kinh tế. Người Pháp truyền bá văn hoá Pháp, cho đến giờ đây người Pháp vẫn tiếp tục cố gắng truyền bá văn hoá Pháp, lấy Pháp ngữ làm công cụ cơ bản nhưng ngày càng vô vọng. Người Anh thực tiễn hơn, người ta ấy thịnh vượng làm mục tiêu, người ta không lấy trật tự làm mục tiêu, không lấy ảnh hưởng văn hoá làm mục tiêu và vì vậy văn hoá Anh gây ảnh hưởng lớn hơn, rộng rãi hơn trên thế giới so với văn hoá Pháp bởi vì người Pháp lấy truyền bá văn hoá làm mục tiêu còn người Anh thì lấy phát triển kinh tế và thương mại làm mục tiêu. Tức là văn hoá Anglo-Sa xon cùng với tiếng Anh được chở trong các con thuyền thương mại đến với con người đó nhu cầu tự nhiên của sự phát triển.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập