Cái tôi, thành công và thất bại

12:49 CH @ Chủ Nhật - 07 Tháng Giêng, 2018

1. Không hiểu mình thì u mê trước vạn vật.

2. Không quý mình thì khinh rẻ cả Thánh nhân.

3. Không vượt qua mình thì không biết chiến thắng .

4. Không thật với mình thì giả dối với đời.

5. Không tin mình thì ngờ vực tất cả.

6. Không có cái riêng thì không thể cống hiến.

7. Không rung động thì không cộng hưởng.

8. Không thanh đổi thì trở thành kìm hãm.

9. Không tận tuỵ thì không thấu hiểu.

10. Không chia sẻ thì không biết đến niềm vui.

11. Không ước mơ thì không sáng tạo.

12. Không biết nhìn gần thì chưa thể biết nhìn xa.

13. Không biết tự bằng lòng sẽ nảy lòng bon chen đố kị.

14. Chỉ biết tự thoả mãn mà không đem lợi cho người thì rước hoạ vào thân.

15. Không biết được cái riêng sẽ không quy ra được cái chung, chỉ thấy những cái mọc lung tung trên sườn đồi.

16. Không thắng được Tật nhỏ, không làm nên Tầm lớn.

17. Có thể đứng trước địch không chớp mắt, nhưng không dám đối diện với chính mình.

18. Cái Tôi tận cùng, cao nhất là cái Tôi dường như có thể buông thả mà không lo sợ áy náy.

19. Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.

20. Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa.

Trích "Bàn về văn hoá ứng xử của người Việt Nam"

Người thành công

Người thất bại

- Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.

- Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.

- Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.

- Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

- Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.

- Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.

- Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được.

- Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.

- Người thành công luôn trao dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.

- Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

- Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.

- Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ ngược?

    25/04/2019Bùi Nguyễn Việt (Hà Nội)Minh, bạn tôi, được coi là một người thành đạt ngay từ thời SV, vừa ra trường đã tự mình xin được chỗ làm ở một công ty PR (quan hệ công chúng) được đánh giá là có cơ hội thăng tiến. Bạn bè nhìn vào đó đều thán phục vì tinh thần tự thân, tự lập của Minh. Ai cũng công nhận Minh có khả năng sáng tạo, tự học...
  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những nghịch lý của cuộc sống

    25/02/2017Kim LuânCó những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do...
  • “Xét tật mình”

    15/09/2016Tú CốtCa ngợi mình luôn luôn là chuyện dễ hơn nhiều so với chuyện vạch ra cho được những tật xấu của mình. 70 năm trước Báo Phong Hóa đã có mục “Xét tật mình” để người Việt tự hoàn thiện mình. Lâu quá rồi, chúng ta chưa xét lại tật mình.
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học

    12/11/2005Duy Hữu dịchxin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • Học cách quản lý tiền

    15/06/2005Quang AnhNgười ta không được học cách giữ tiền, vì thế tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" nhằm hướng dẫn cách quản lý, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
  • xem toàn bộ