Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ
Thực tế hiện nay cho thấy không chỉ vụ án trên mà trong thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác cũng đã có không ít vụ việc phạm pháp hình sự, luật lệ giao thông liên quan đến các em học sinh, trẻ vị thành niên đang tuổi đến trường xảy ra và kéo theo đó những hệ lụy khôn lường mà gia đình, nhà trường, xã hội phải gánh chịu.
Đơn cử cách đây không lâu, Công an TP Hà Nội cũng đã khởi tố vụ án hình sự đồng thời ra lệnh tạm giữ đối với 10 đối tượng (chiếm đa phần đang là học sinh lớp 12) do trước đó có hành vi gây rối trật tự công cộng như: Sử dụng xe máy dàn hàng ngang, phóng nhanh, bóp còi inh ỏi... trên đường phố. Khi nhận được tin báo từ cơ quan Công an về việc con em mình vi phạm, các gia đình đã suy sụp tinh thần, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn…
Thống kê sơ bộ của Công an TP Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 100 vụ phạm pháp hình sự liên quan tới lứa tuổi vị thành niên. Còn theo Phòng CSGT thì trong tổng số các trường hợp vi phạm mà vào thời điểm tháng 9 - tháng ATGT đơn vị đã xử lý có trên 600 trường hợp học sinh vi phạm luật lệ giao thông với các lỗi: không có bằng lái xe, không đội MBH, chở quá số người quy định...
Nhìn vào con số trên, ta không khỏi giật mình bởi số vụ vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông liên quan đến trẻ vị thành niên, học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Điều này đã và đang cảnh báo về nguy cơ tái bùng phát tình trạng học sinh phạm pháp trong thời gian tới nếu như chúng ta (gia đình, nhà trường, xã hội) không sớm có liệu pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Các thành viên trong một nhóm cướp tuổi 9X.
Phóng viên Báo CAND đã có buổi trao đổi với Ban giám hiệu Trường THPT Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình - Hà Nội). Thầy Đặng Việt Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nguyên nhân tiên quyết phải kể đến có liên quan tới sự xuống cấp đạo đức, lối sống, việc vi phạm pháp luật của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay chính là sự nhận thức về pháp luật, về những quy định do cơ quan có thẩm quyền đề ra… của các em còn hạn chế. Thế nên, sau khi thực hiện hành vi phạm pháp, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, các em mới nhận thức được hệ lụy đi kèm với nó thì đã là quá muộn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin Internet cũng tạo ra không ít dư chấn, luồng văn hóa độc hại ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, hành vi của các em.
Trước thực trạng trên, theo thầy Đặng Việt Hà: Liệu pháp để ngăn ngừa sự xuống cấp đạo đức, lối sống của học sinh, trẻ vị thành niên hiện nay chính là việc gia đình, nhà trường và xã hội cần phải trang bị đầy đủ kiến thức hiểu biết về pháp luật cho các em. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc truyền thụ tri thức học tập, nhà trường cần lồng ghép những kiến thức, nội dung quy định của pháp luật vào bài giảng, giờ hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích nâng cao sự tự nhận thức về pháp luật trong các em.
Cũng theo thầy Hà, để học sinh hiểu rõ hơn về hệ lụy do những hành động thiếu suy nghĩ gây ra, các nhà trường nên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu có chủ đề liên quan tới pháp luật giữa đại diện cơ quan Công an, chính quyền địa phương với học sinh. Đặc biệt, khi phát hiện ra những sai phạm, nhà trường phải thành lập Hội đồng kỷ luật đưa ra các hình thức xử lý kịp thời. Đáng chú ý, tại các buổi viết cam kết, kỷ luật này nhất thiết phải có sự chứng kiến của phụ huynh học sinh. Có như vậy, các em mới không có quan điểm lệch lạc trong hành động của mình nữa.
Còn theo Thạc sĩ Trần Thu Hương, sự thiếu sát sao trong công tác quản lý giáo dục của gia đình, nhà trường cũng đang là một trong những nhân tố khiến nhiều học sinh, trẻ vị thành niên có suy nghĩ bỏ học, đua đòi theo chúng bạn. Do đó, gia đình và nhà trường phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Khi phát hiện ra những biểu hiện không bình thường của trẻ vị thành niên, nhà trường cần thông báo ngay cho gia đình (và ngược lại) để từ đó đưa ra hướng giải quyết, răn đe thích hợp nhất.
Mặt khác, gia đình, nhà trường cũng cần coi trọng những sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội. Bởi trên thực tế cho thấy, gia đình- nhà trường- tổ chức xã hội luôn là cấu trúc cố kết có tác động rất lớn tới sự hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ vị thành niên, học sinh nhận thức được điều nên làm, điều không nên làm.
Làm được những điều trên, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một phận học sinh, trẻ vị thành niên như hiện nay mới không tái diễn trong thời gian sắp tới nữa.
Nguồn:Công An Nhân dân
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá