Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

08:40 SA @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười Hai, 2005

Bằng sự trải nghiệm của mình, trên suốt hành trình tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành người cộng sản, tiếp đó trong một thời gian dài ở ngay trên đất nước Xô Viết đúng vào thời kỳ J. Stalin thanh trừng nội bộ, rồi tìm mọi cách để về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ mình cần gì và phải làm gì? Chắc rằng Người cũng đã nhìn thấu được thực chất của phong trào cộng sản và mối liên quan mật thiết giữa phong trào đó với sự nghiệp giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Với điều kiện hoạt động đặc biệt của mình, thuận lợicũng như khó khăn, thậm chí có lúc bị nghi ngờ, bị theo dõi và bị kiểm soát chặt chẽ trong một thời gian dài khi ở nước ngoài, bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minhthấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.

Nhận định sau đây của Phạm Văn Đồng về Hồ Chí Minh đã nói một cách cô đọng nhất và khá nổi bật những điều chúng ta muốn nói về Người: “Hồ Chí Minhcó sự nhạy cảm đặc biệtđối với lịchsử, thấu hiểu cuộcsống của con người”, có nhận thức sâu về vận mệnh củadân tộc, về hướng đi của thời đại. Bản lĩnhđó hình thànhtrong quá trình lâu dàirèn luyện qua đấu tranh cáchmạng. Con người với bản lĩnh đó là con người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, đồng thời là con người củamọi dântộc, củamọingười, thấm nhuần vẻ đẹp của thành quả văn minh xưa nay của loài người.

Hồ Chí Minh là người linh hoạt, chủ độngtừ việc lớn đến việc nhỏ, từ tuổi thanh niên đến cuốiđời. Có thể nói con người ấy có dị ứng bẩm sinh với bệnhgiáo điều rập khuôn, bệnh công thức sao mòn.Hồ Chí Minh thường không trích dẫn những câu kinh điển. Ngườigiải thíchrằng thời điểm lịch sử đã khác trước, thì không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu cốt yếu là hiểu đúng tinhthần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể. Hồ Chí Minh là người thiết thực, dám nghĩ, dám làm những điềulớn lao, táobạo, nhưng không bao giờ viển vông hoặc say sưa hăng bốc, rấtkỵ với bệnh chủquan, duy ý chí, bệnh huênhhoang hình thức.Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thể hiệntrong sự nghiệp cách mạngViệt Nam là di sản có giá trị trường tồn mà toàn Đảng, toàn dân ta đang kế thừa và pháthuy trongcông cuộc đổi mới của đất nước.

Bước vào thế kỷ mới với sự tiến triển của thế giới, xu hướng hội nhập, CNH - HĐH,CNTT phát triển… chặng đường phía trước chúng ta là một thế giới đầy biến động của thế kỷ XXI, dân tộc ta cần phải phát huy tinh thần và trách nhiệm, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong thực tiễn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiên tiến và có hiệu quả nhất.Tư tưởng đó được hình thành từ xa xưa, biến chuyển cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc, được làm. giàu đẹp và độc đáo thêm trong quá trình tiếp biến hàng ngàn năm với nhiều hệ tư tưởng, nhiều nền văn minh phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á rồi từ thế kỷ XIX với nhiều hệ tư tưởng và nhiều nền văn minh phương Tây, được đột biến và nâng cao về chất. Tất cả những yếu tố đó là cội nguồn của sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh vào đầu thế kỷ XX khi gặp được Luận cương của Lênin về dân tộc và những tư tưởng lý luận của Học thuyết của C Mác. Từ đó, tư tưởng ấy tiếp tục phát triển sáng tạo trong thực tiễn và trong lý luận, gắn kết với việc phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộcvà thành tư tưởng ấy trong gần 2/3đầu thế kỷ XX, in đậm dấu ấn riêng của cuộc đời hoạt động, bản lĩnh và nhân cách Hồ Chí Minh được tiếp nối trong công cuộc đổi mới và phát triển hiện nay của dân tộc Việt Nam ta.

Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo đã tìm lại tên tuổi và vị thế của một dân tộc, một đất nước vốn đã có hàng nghìn năm văn hiến, đã từng ba lần chiến thắng đế quốc Nguyên Mông từ thế kỷ XIII, nhiều lần đánh tan tác hàng chục vạn quân xâm lược Minh, Thanh ở thế kỷ XV và XVIII nhưng rồi bị xóa tên trên bản đồthế giới cận đại.

Bài học mất nước ở thế kỷ XIX là bài học về tầm nhìn hạn hẹp của những người đại diện cho một thể chế đã suy tàn, không biết và không dám tìm mọi cách để tiến cùng thời đại. Đó là cách suy nghĩ thiển cận hạn hẹp của một tầm mắt không vượt qua nổi những khung trời quá hạn hẹp, tự đóng cửa để chỉ mình thấy mình, tự mình dẫm lên lối mòn quen thuộc mà không dám vượt ra khỏi "đất lề, quê thói”. Cái sức nặng của " Đất lề, quêthói” này là một thứ xiềng xích về tư tưởng không cho nó bung ra khỏi những tập quán quen thuộc, được thăng hoa bằng những giáo huấn của hệ tư tưởng Nho gia "Nối tiếp, làm theo, không thay đổi" [kế, thuật, vô cải]trói chặt con người trong khuôn khổ của mô hình xã hội văn hóa làng xã đã định hình từ bao đời: Cái "đã định hình” ấy khước từ mọi sự canh tân. Nó củng cố tính bảo thủ được khoác cho những tấm áo đủ mọi màu sắc để xoa dịu những số phận bị kìm hãm, để đánh lừa những đầu óc muốn đổi mới. Cung cách "sống lâu lên lão làng", cái trật tự “lão quyền", "ông bảy mươi phải hỏi ông bảy mươi mốt" đã làm thui chột sức trẻ và sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ. Chính đấy là mảnh đất nuôi dưỡng sự trí tuệ, được củng cố bằng chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa quan liêu!

Chủ nghĩa bình quân gắn liền với lối sống tiểu nông của nên sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất quá thấp, không có tích lũy xã hội, triền miền trong sự thiếu thốn.Chủ nghĩa giáo điều gắn liền với lối học từ chương, mọt sách trong rập khuôn theo"tứ thư, ngũ kinh", không vượt ra ngoài những điều "tử viết". Chủ nghĩa quan liêu gắn liền với bộ máy cầm quyền rất xa dân. Nghề buôn không có điều kiện phát triển thành nghề buôn lớn, không hình thành nổi những trung tâm buôn bán lớn tách ra khỏi làng. Chế độ chuyên chế chồng lên các làng xã tự trị và khép kín của những thứ bậc đẳng cấp được quy định sẵn trong tổ chức xã hội của vua quan và tứ dân bám chắc vào công điền công thổ. Sự trì trệ của một đất nước nông nghiệp lạc hậu và khép kín, lại đứng trước bao con mắt nhòm ngó của những thế lực mới của chủ nghĩa thực dân đang thèm khát mở rộng địa bàn hoạt động của nền kinh tế tư bản phát triển, muốn chiếm lĩnh một vị trí địa chính trị, địa kinh tế trên ngã tư giao lưu quốc tế cả đường biển lẫn đường bộ, tình thế ấy mà không có những quyết sách mở cửa và tự cường thì mất nước là điều không thể tránh!

Thửnhớ lại kiến nghị của Nguyễn Lộ Trạch: "Đại thể nước ngày nay, kẻ thức giả đềuôm nỗi lo, vậy màviệc có thể cải cáchđược thì không nghe cử động một tí gì. Huống chi lại có điều lo là làm không kịp. Tuy vậy, nếulo làm không kịp mà khoanh tay không làm, thì đã phạm vào lời răn của Mạnh Tử: căn bệnh bảy năm, tìm thuốc ngảicứu banăm, nếu từ nay không lo tích trữ thuốcđó thì “trọn đời không khinào có thuốc". "Hiện nay, thời thế như cục ung thư lớn. Trị chăng? Thì không có phương thuật. Không trị chăng? Thì không có thể cam ngồi mà ngó”. “Điều lo trong thiên hạ không phải là ở chỗ nước yếu và nghèo mà ở chỗ không gắng sức làm việc tự cường!(2)

Tôi có cảm tưởng như Nguyễn Lộ Trạch không chỉ nói với vua quan Tự Đức!

Bài học mất nước đang nhắc nhở chúng ta phải biết cách tranh thủ cơ hội để“tiến cùng thời đại”. Mà một trong những cơ hội ấy là làm sao tranh thủ được lòng tin và sự hợp tác của khu vực và thế giới khi chúng ta muốn là bạn với thế giới, sẵn sàng khép lại quá khứ hướng tới tương lai.Muốn vậy phải khai thác với lợi thế vô song của chúng ta, đó là uy tín của tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa mà thế giới đều biết vả đã tỏ lòng ngưỡng mộ.

Với Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp, trí tuệ bản lĩnh và phẩm cách của Người, chúng ta có một thuận lợi vô song mà khó một đất nước nào, một dân tộc nào, một Đảng Cộng sản nào có được, để tiến hành một cuộc Đổi Mới triệt để và toàn diện, vứt bỏ không vương vấn những ràng buộc của những xiềng xích tư tưởng một thời trói buộc đầu óc những ai muốn tìm tòi sáng tạo.

Với Hồ Chí Minh, chúng ta có tấm gương tuyệt vời về sự nhất quán từ trước đến sau, từ lúc khởi đầu cuộc tìm đường cứu nước, với bao sức ép từ mọi phía cho đến khi Đảng ra đời, qua bao thăng trầm, thử thách khốc liệt cho đến cách mạng tháng Tám 1945, ra đời nước Cộng hòa non trẻ giữa vòng vây trùng điệp của kẻ thù, tiến hành hai cuộc kháng chiến với ý chí "Không có gì quý hơn độc lập tự do", sự nhất quán về mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Với mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho sự hơp nhất và ra đời của Đảng năm 30, thậm chí có lúc vì mục tiêu đó mà dám có quyết định táo bạo cho dù đau đớn là tuyên bố Đảng tự giải tán, thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật chính vào lúc giành được chính quyền vào năm 1945, rồi cũng vì mục tiêu đó mà sáng suốt và kiên quyết đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1951. Hồ Chí Minh là một con người, con người ấy được cả dân tộc kính phục và tin yêu vì trí tuệ và bản lĩnh, vì nhân cách và tư tưởng, vì tình cảm và sự nghiệp cách mạng cao cả của Người đã góp phần quyết định vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. " Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước tađã sinh raHồ chủ tịch, ngươi anh hùng dân tộc vĩ đại vàchính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhândân ta,non sông đấtnước ta" đó là sự đúc kết đầy đủ nhất trí tuệ, bản lĩnh và phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh. Thời gian đủ để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường minh của một tư tưởng, trải qua những biến động dồn dập cả trong nước và trên thế giới vẫn chứng minh được sức bền, độ "chín" của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự kết tinh trí tuệ và khí phách của cả một dân tộc, là sự tiếp nhận và hội tụ những tinh hoa của tư tưởng mà loài người đã giữ lại qua quá trình tiếp biến, thanh lọc và kiểm nghiệm. Vì thế nó đủ tầm cao của sự khái quát và chưng cất, vừa gần gũi, đi thẳng vào lòng người Việt Nam vì nó diễn đạt được chân lý của cuộc sống. Chân lý thì luôn luôn đơn giản, song hiểu được chân lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ gian truân. Gian truân nhất là phải phân biệt cho đưọc chân lý với cái na ná như chân lý khiến đôi khi người ta ngộ nhận một cách chân thành và đầy sự sùng kính!

Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới (Marcel Proust).Cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và quyết đoán trong thời đại của những biến động dồn dập. Bước vào thế kỷ XXI, tầm mắt không ít người được mở rộng hơn nhờ vào "sự xé toang một tấmmàng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyềnthoại, sự phásản nhiều giáođiều, sự bộclộ những sai lầm trầm kha,sự nhận thức mới, không phải về lý luận cách mạng, thực tiễnhoạt động vàthực tế đời sống, sự khơi dậy những niềmhy vọng mới, sự bắtđầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn”(Việt Phương)

Để bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn ấy, mở rộng tầm mắt là điều kiện tiên quyết. Đó cũng là đòi hỏi trước tiên để có thể chủ động đón nhận sự thách thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Tính chất gay gắt và chưa có tiền lệ của những thách thức ấy đang đòi hỏi một bản lĩnh mới của những người đang gánh trên vai mình trách nhiệm nặng nề của lịch sử. Bản lĩnh ấy, xét đến cùng lại cũng được quyết định bởi tầm nhìn mới, bởi "đôi mắt mới nhìn vào thế giới”.

Không phải là không có lý khi người ta cho rằng: thế giới đã thay đổi và kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp với một thế giới phi tuyến. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước.Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ XXI. Để có được phẩm chất đó, đòi hởi phải có "sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng,thực tiễn hoạtđộng và thực tế đời sống".

Khát vọng của cả dân tộc đang hướng về Đảng đòi hỏi sự đổi mới của Đảng để giữ được vai trò lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đi vào chặng đưòng mới của lịch sử nhiều thách thức song rộng mở với nhiều cơ hội do chính mình tạo ra. Không biết khai thác thuận lợi vô song đó để đi đến những đột phá trong đổi mới tư duy về Đảng, quán triệt và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho sự đồng thuận xã hội rộng lớn, khởi động được sức mạnh vô bờ của dân tộc, của truyền thống yêu nước Việt Nam, đưa đất nước bứt lên, sẽ tự đánh mất thời cơ và có tội với lịch sử. Câu nệ và nô lệ với quá khứ, không dám tự vứt bỏ những trói buộc vô lý cản trở sức sống của dân tộc mà Đại hội VI của Đảng đã từng dũng cảm nhìn và khắc phục, vì thế mới có sự nghiệp Đổi Mới.Con đường tiếp cận với chân lý trong sự vận động của lịch sử đương đại đòi hỏi sự quyết đoán, sòng phẳng với những đúng sai, táo bạo trong chọn lựa để không để nhỡ chuyến tàu của thời đại.

Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo!


(l) Phạm Văn Đồng - Hồ Chí Minh.Quá khứ, hiện tại và tương laiTập I. Nxb Sự thật,1991. tr. 29.

(2) Dẫn lại theo Trần Văn Giàu trong Sựnhất triển củatư tưởngViệt Nam, Tập 1. Nxb Khoa học xã hội, 1978, tr. 409.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Vang vọng muôn đời

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Qui luật hạt giống

    06/08/2005Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ phải bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ