Chữa chứng bệnh "không biết hợp quần"

07:35 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Hai, 2012

Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: "Không có một đoàn thể nào từ ba người trở lên". Câu nói đó, thoạt mới nghe, tưỡng chừng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xã hội nưóc ta, tinh thần người dân nước ta, tan tan, tác tác, rạc rạc, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không đoàn thể từ ba người trở lên, vẫn có thể thật.

Suy cho đến nguyên cớ bởi vì sau đây, thời chỉ vì không biết nghĩa hợp quần mà thôi. Hợp quần là sao? Là hợp cả một bầy lại cho thành một đoàn thể. Ví như tay chơn tai mắt có hợp mới thành được một thân; cột kèo rui mèn có hợp mới thành được một nhà; từ việc nhỏ đến việc to, muốn nên một việc, tất phải có một bầy; muốn nên một bầy, tất phải có cách hợp.

Thuở xưa giao thông chật hẹp, núi bể chia lìa, mưa gió riêng trời mình, bờ cõi riêng đất mình, người mình đua đuổi với người mình, dầu kém dầu hơn, dầu thua dầu được, cũng chẳng qua là nhà mình mình ở, của mình mình ăn, nếu không biết hợp quần cũng chưa lấy gì làm tai hại lắm. Thử xem đời bây giờ có thể được ư? Bể Đông Tây chung nhau làm một vũng câu; châu Âu Á chung nhau làm một rừng bắn, người đem cả trăm chân nghìn tay, trăm khôn nghìn khéo dắt đoàn kéo lủ mà áp đến nhà mình, xô cửa phá buồng, bửa rương móc túi, bầy người càng đông thời thế người càng mạnh, bầy mình càng ít thời thế mình càng cô, lửa đốt nhà đã tận nóc, nước nuốt thuyền đã tận mui, mà bà con trong nhà, trong thuyền đây hãy còn anh với em cắp dao trỏ nhau, lái với bạn trừng mắt dòm nhau, kể việc rất ngu ở trong loài người có ai hơn thế nữa! Than ôi! Thịt nát thì xương cũng tan, môi mất thì răng cũng lạnh. Nghĩa hợp quần đó còn mờ mịt thêm một ngày thời họa diệt chủng càng cấp bách thêm một ngày.

Ôi! Các anh chị em! Cái chứng bệnh không biết nghĩa hợp quần đó không biết chữa mau, còn chờ gặp ma Chiêm Thành mà gục đầu thú tội sao? Thấy tình cảnh các anh chị em mà óc tôi nhức, máu tôi sôi, tay chân tôi nổi gai gốc. Tổ tiên ta nếu còn thiêng, nòi giống ta nếu còn phúc thời chứng bệnh ly quần đó chắc được một vị thuốc sẽ chữa lành ngaỵ Tôi nghĩ đi nghĩ lại, suốt mấy đêm ngày mới được một vị thuốc là giãi "Đồng tâm". Đồng tâm nghĩa là người nào người nấy đồng một lòng: giãi đồng tâm nghĩa là ức muôn triệu người kết hợp nhau làm một dây, thân thể tuy khác nhau, mà tinh thần in nhau như hệt. Xưa ông Trụ có ức muôn người, hưng cũng ức muôn bụng: vua tôi Võ Vương có mười người, kết quả thời vua Võ Vương được mà ông Trụ thuạ Đó mới biết rằng tâm đồng nhau thời nhược hóa nên cường, tâm chẳng đồng thời cường hóa nên nhược, Vì sao thế? Lòng khác nhau thời rẽ bầy, rẽ bầy thời mạnh hóa nên hèn; lòng đồng nhau thời chung bầy, chung bầy thời hèn hóa nên ma.nh. Vậy nên hai chữ "Đồng tâm" là phương thuốc hiệp quần rất thiêng liêng, rất ứng nghiệm.

Tuy nhiên có kẻ nói rằng: "đông ngưòi thời tất phải nhiều bụng, nhiều bụng thời không thể nào đồng lòng. Cái sự đồng tâm đó thật là khó khăn lắm". Ôi! Các anh chị em! Câu nói đó thật quá ngu! Xưa nay đồng lòng, không đồng lòng chỉ vì có một cớ: chủng tộc không đồng, ngôn ngữ không đồng, tập tục không đồng, thế mà muốn đồng lòng vẫn khó lắm. Đến như người nước ta, nòi giống vẫn đồng với nhau, ngôn ngữ vẫn đồng với nhau, tập tục vẫn đồng với nhau, mà huống gì lối tử sinh đường vinh nhục lại đồng với nhau; chim ở chung một rừng, cá ở chung một bể, nếu chẳng may bể khô rừng cháy thời một lồng, một tấm vãy còn mong sống sót được sao? May gặp lúc bây giờ rừng hãy còn cây, bể hãy còn nước, kết hợp cả bầy, đồng một lòng, chung một dạ, tính đường đi đứng, lựa bước lên lui, dắt nhau ra khỏi ngục trầm luân, kéo nhau thoát khỏi vùng đồ thán, xoay họa xưa làm phúc, rửa vết dơ trong pho sử cũ, thay lấy vẻ vinh quang biết bao nhiêu công nghiệp lớn lao chỉ ở trong một gốc lòng anh chị em mà nên tất cả. Vậy thời giãi đồng tâm đó thật là phương thuốc khởi tử hồi sinh của món ta không còn gì hơn nữạ Vậy nên trong bài thuốc "Tự Lập" có một vị thuốc như sau này: "Giãi đồng tâm" một dây càng kiên thực càng tốt.

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng

    06/06/2019Vương Trí NhànTục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay... Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi...
  • Chữa chứng bệnh "ái quốc giả"

    25/05/2016Phan Bội Châu (1927)Chứng bệnh hay giả dối là chúng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là ái quốc giả.
  • Làm việc vì nước vì dân!

    22/08/2015Phan Châu TrinhỞ phần nói về việc quan cốt để ích nước lợi dân, đầy tớ dân, làm dân tín nhiệm thì người ta chủ yếu lo xoay xở chức quyền, lo thu vén ích kỷ gia đình, vênh vang, hoang phí, vơ vét và áp bức dân chúng. Ngày xuân Nhâm Thìn, xin mời các bạn nghe đoạn thơ của Phan Châu Trinh (1872-1926) để ngẫm về dân tộc...
  • Quốc dân nên tự lập

    08/02/2014Phan Bội Châu (1927)Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: "Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện...
  • Nghĩa hai chữ "quốc dân"

    07/02/2012Phan Bội Châu (1927)Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân...
  • Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    03/02/2012Phan Bội Châu (1927)Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy...
  • Bàn về tính hợp quần xã hội

    02/02/2011Nguyễn Văn TrọngTriết gia Nga S.L Frank là người đã đưa ra khái niệm “tính hợp quần”(sobornost) như là cơ sở tinh thần của xã hội. Theo ông thì tính hợp quần nằm trong bản chất xã hội của con người vì con người không chỉ là cái “tôi” đối lập với cái “ không phải tôi” như thế giới khách thể. Con người còn có đại từ ngôi thứ hai “anh, chị”, “các anh/ các chị” để chỉ những thực tế mà cái “tôi” xem là đồng đẳng với mình và hợp nhất với mình trong đại từ “chúng ta”...
  • Dân chủ, đồng thuận, đoàn kết doanh nhân và trí thức

    06/04/2010Làm thế nào để phát huy dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, làm thế nào sử dụng tốt đội ngũ doanh nhân để giải phóng khả năng phát triển và sáng tạo của họ, và trọng dụng doanh nhân như thế nào là hợp lý để phát huy sức mạnh của doanh nhân?
  • Đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc

    24/04/2009Tháng 4-1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
  • Đội và tinh thần đồng đội

    04/07/2005Võ Đắc KhôiHình thức quản lý theo đội không xa lạ với các doanh nghiệp. Khái niệm “đội, đồng đội” gần như xuất hiện trong câu chuyện hàng ngày của quản lý và nhân viên ở hầu hết mọi tổ chức...
  • xem toàn bộ