Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ
Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ trên gác hai tại trụ sở Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ts. Lê Đăng Doanh hào hứng ngay với câu chuyện 20 năm đổi mới tại Việt
TS. Lê Đăng Doanh nhận xét: Có lẽ thành quả sâu sắc nhất của 20 năm đổi mới là đã bước đầu phát huy được quyền dân chủ, quyền tự do và sức sáng tạo của người dân Việt
Đối với dân tộc Việt
- Những người trẻ tuổi, nhất là những ai sinh sau những năm 1980 (thế hệ 8X) thật khó để có thểhìnhdung đầy đủ bối cảnhViệt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1988). Vì sao rất nhiều vấn đề nếu xem xétởthì hiện tại thấy là lẽ dĩ nhiên (ví dụ như kinh tế thị trường), vậy mà cả xã hội đã phải vật vã, phải trả giá suốt 20 năm có lẻ mới vỡ vạc ra được… Thế hệ của những người như ông đã đi qua giai đoạn đó như thế nào?
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, năm 1975 đã có một Hội nghị TW 24 (khoá III) với quyết định cứ để miền Nam tiếp tục phát triển kinh tế thị trường với nền kinh tế đa thành phần. Nhưng sang Đại hội IV (tháng 12/1976, TW đã quyết định cả nước đi lên CNXH. Hồi đó, chúng ta có ước muốn đem lại một xã hội tự do, bình đẳng trên cơ sở công hữu, làm chủ tập thể và đã tiến hành một loạt biện pháp như tập thể hóa, kế hoạch hóa…
Về mặt ý tưởng thì cao đẹp, nhưng về mặt phương pháp đã rõ ràng không thích hợp. Bây giờ thì có thể nói là phương pháp đó không thích hợp với bất kỳ giai đoạn nào chứ không phải chỉ trong giai đoạn ấy. Sự không thích hợp lớn nhất của mô hình đó, theo tôi, chính là sự tuyệt đối hóa quyền lực của một trung tâm. Lý luận đã chứng minh rằng, nếu tuyệt đối hóa quyền lực của một trung tâm thì sẽ tạo ra sự lạm dụng quyền lực, tạo ra sự tập trung, quan liêu, kéo theo đó là kìm hãm sáng tạo, tự do dân chủ của người dân. Ngày nay, chúng ta đã nhận thức ra điều đó. Tôi muôn nhấn mạnh rằng, đổi mới là một quá trình ngày càng mở rộng và thực hiện một cách đầy đủ hơn dân chủ và tự do của người dân. Trở lại thời kỳ trước đổi mới, mọi người đều có một ước muốn là tiến thật nhanh, nhưng thực sự lại đi vào ngõ cụt.
- Nhưng đó là ước muốn của xã hội hay của một nhóm người?
Đó là ước muốn của một số vị lãnh đạo chủ chốt. Vì vậy mới có Nghị quyết TW 24, nhưng chỉ nằm trong nhóm thiểu số. Có thể hiểu được vì nước ta vừa trải qua chiến tranh còn đang rất say sưa với thắng lợi. Ở thời điểm đó, tôi cũng phân vân dữ lắm. Mình học ở Đức, có được tiếp cận một số thông tin mới, tất nhiên là không chính thức (qua hộc bàn).
Nhưng mình chỉ là chân cắp tráp theo hầu các cụ, không có trọng trách gì cả…
- Các cụ nhà mình có biết không?
Tôi cho rằng các cụ biết quá đi chứ, nhưng trong bụng ủng hộ là một chuyện, có nói ra và có thực hiện hay không lại đi một nhẽ! Đứng trước bức tường đó, khi tư duy của anh xơ cứng và bị trói buộc vào những quan điểm cũ kỹ, thông tin lại bị hạn chế, cộng với nhiều lý do khác, khiến anh không dám vượt qua. Nhưng trong thực tế, bức tường tư duy xơ cứng đó vẫn bị "bắn phá", và chúng ta biết qua những điển hình "xé rào" ở khắp nơi.
- Vậy điều gì đã thúc đẩy (hay thúc ép) Việt
Theo tôi, cơ bản nhất là chúng ta không thể không đổi mới, vì bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ cực kỳ nghiêm trọng, Nhà nước không còn ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, lương thực thiếu trầm trọng.
Suy cho cùng thì bài học ở đây là gì? Đó là sự sáng tạo xuất phát từ thực tế, đổi mới mạnh mẽ tư duy. Có đổi mới, có sáng tạo, có xuất phát từ thực tế, có khát vọng của dân tộc thì mới có được sức mạnh, có hiểu biết mới tránh được quan liêu và sự xơ cứng trong suy nghĩ.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng thực trạng Việt
Lĩnh vực chậm cải cách thứ hai là giáo dục. Chưa bao giờ người dana đòi hỏi một cách cấp thiết về sự cải cách hệ thống giáo dục như hiện nay. Bởi vì, thế mạnh của một dân tộc phụ thuộc vào trí tuệ thế mạnh của một đất nước phụ thuộc vào khoa học - công nghệ.
Trong các khâu của quy trình sản xuất từ nghiên cứu thiết kế, triển khai, gia công, lắp ráp, tiếp thị cho đến phục vụ khách hàng thì Việt Nam mình tập trung vào 2 khâu giá trị gia tăng thấp nhất - gia công và lắp ráp. Tất cả các khâu khác có hàm lượng tổ tuệ cao hơn thì ta phó mặc cho người nước ngoài.
Có gia công lắp ráp vẫn tốt hơn không có gì, nhưng cứ đừng lại đó thì không thể vượt lên được. Một đất nước còn xuất khẩu thô thì tiếp tục là quốc gia nghèo, chậm phát triển. Muốn phát triển được thì phải có khoa học – công nghệ mà muốn có khoa học - công nghệ thì phải mở mang dân trí, cải cách cơ bản lĩnh vực giáo dục - đào tạo và đặc biệt phải mở rộng không gian sáng tạo cho cả dân tộc. Nếu chúng ta không mở rộng không gian sáng tạo cho mọi người thì dàn tộc ta chỉ có thể đứng bên lề đường cao tốc của nhân loại. Thế giới người ta đi lên khoa học - công nghệ anh lại cứ phất phơ ở ngoài thì tiến nhanh sao được? Thế thì, hãy mạnh dạn phát huy tất những thứ tốt đẹp nhất, những yếu tố trí tuệ của đất nước, chứ đừng nên tập trung phát huy phần cơ bắp nữa...
Chúng ta có quyền tự hảo về những thành tựu của đổi mới, nhưng cũng không nên tự mãn, tự huyễn hoặc mình, tự ru ngủ mình mà không nhìn thẳng vào sự thật, không nói rõ sự thật, không phân tích cho hết ngọn nguồn của sự thật và bối cảnh của công cuộc đổi mới. Phải nói một cách dứt khoát rằng nếu bây giờ ai đó không cảm nhận đất nước đang đứng ở ngã ba đường thì nguy hiểm lắm. Và cũng nên tự từ bỏ ý tưởng hão huyền, vẽ trước quỹ đạo phát triển một cách tiên định rằng ngày ấy tháng nọ ta ở chỗ này, chỗ kia... Cũng cần thấy rằng, ngoài việc cải cách một cách cơ bản bộ máy Nhà nước cần gắn với - phát huy dân chủ, tăng cường vai trò giám sát, quyền được thông tin của người dân. Chính K. Mác trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có một câu rất hay "Tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người". Mọi sự hạn chế tự do, dân chủ đều không đúng với Hiến pháp và không đúng với Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đã đọc. Hiến pháp nước ta rất rõ ràng, xác định đáy đủ các quyền tự do cơ bản của người dân. Một quyền cơ bản của người dân trong thế giới ngày nay là quyền được thông tin. Hiện nay, sự lạc hậu của Việt
Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá