Chuyện cô hàng xóm của tôi
Giữa chợ (thị trường) chỉ có hàng hoá. Hàng hoá không bén mùi mồ hôi người làm ra nó. Nó thuần khiết là nó. Nó tự "định nghĩa" bản thân bằng chính mình, không vin đến dòng dõi "ba đời", không cậy vào “ba họ" nhà nó. Một mình nó sống giữa chợ một cách độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng với đồng loại. Sống được như vậy, theo cách nghĩ của Mác, chỉ vì nó mang trong bản thân mình, trong máu thịt mình, cái bản tính hai mặt: giá trị và giá trị sử dụng.
Cũng có người nói rằng, suy rộng ra, cái gọi là "giá trị" chỉ là giá trị của "giá trị sử dụng" (ngay cả bản thân vàng cũng vậy). Thế nhưng, nếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị.
Hàng hoá (do tôi làm ra) chẳng qua là một hình thái (hình thức) của bản chất tôi.Nó không những tự định nghĩa bản thân mình mà còn định nghĩa cả người làm ra mình. Cô hàng xóm ngụ cư ở số nhà 13 làm ra quạt thì người ta "định nghĩa" cô là cô hàng quạt. Còn tôi ở số nhà 15, viết tiểu thuyết thì tôi là nhà văn Sự cận kề hàng xóm không là gì cả (đến như dòng dõi ba đời, mối ràng buộc ba họ còn chẳng là gì, nữa là...). Đó là nét đặc trưng hết sức cơ bản của nền sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Giữa chợ (thị trường) chỉ có hàng hoá. Hàng hoá không bén mùi mồ hôi người làm ra nó. Nó thuần khiết là nó, nó tự định nghĩa bản thân bằng chính mình. Mà hàng hoá do tôi làm ra chẳng qua là một hình thái (hình thức) khác của bản chất tôi, thế nghĩa là tôi định nghĩa bản thân bằng chính hàng hoá do tôi làm ra, đem bán ở thị trường. Xin thưa, nó là hàng hoá, chứ không chỉ đơn thuần là sản phẩm do tự làm ra. Tiểu thuyết tôi viết ra không phải chỉ để cho riêng tôi đọc, mà cốt để cho cô hàng xóm của tôi mua, nhằm thoả mãn nhu cầu của cô ấy. Thì cũng vậy, cô ấy làm quạt để cho tôi dùng, chứ đâu phải để cô ấy quạt mát cho mình. Nền sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra một xã hội hoàn toàn khác với xã hội của nền sản xuất tự cung tự cấp, khác với nền sản xuất theo cơ chế tập trung bao cấp. Nét đặc trưng cơ bản của sự khác biệt ấy thể hiện ở một nhân vật thứ ba, sống ở "giậu mồng tơi " giữa hai nhà số 13 và 15: mang sách của tôi đến với cô hàng quạt và mang quạt đến cho tôi.
Ba chúng tôi phải tìm cách cư xử với nhau sao cho được việc, êm thấm và lâu bền (chừng nào còn đó cả hai nhà số 13 và số 15 và giậu mồng tơi với những người ngày ngày có thể gặp nhau, chứ xép), cách gì vậy? Nhờ đọc Mác, tôi hiểu ra nguyên tắc vàng của sự trao đổi hàng hoá là mỗi bên tự nguyện tuân thủ nguyên tắc ngang giá. Sự trao đổi giữa chợ (trên thị trường) lúc nào cũng ngang giá (chứ đâu phải mua rẻ bán đắt như các hàng xén ở đầu làng). Lúc nào cũng tuân thủ nguyên tắc ngang giá mà người ta vẫn có lãi. Điều đó tưởng phi lý, những chính cái sự “phi lý" ấy chứa trong mình bí mật lớn nhất của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cái chỗ bí mật ấy dễ phát hiện ở cô hàng quạt. Cô ra chợ mua nguyên vật liệu về, theo cách diễn đạt của Mác, gọi là H, với giá là T, rồi cô làm thành quạt. Cô đem quạt (H) đi bán, với giá T'. Cả hai lần đều theo nguyên tắc ngang giá, thế mà cô ta vẫn có lãi: T” > T. Sự chênh lệch này không thể.do các vật vô tri, vô giác như nan tre, giấy, hồ... làm nên, mà lãi là có thật, vậy thì còn gì khác ngoài chính cô ta? Nhưng cô ta, cô hàng quạt ấy, là ai? Tất nhiên, tôi không cần biết cô ta có chồng hay không, con gái út của cô ta đã học đến lớp mấy, dòng họ mấy đời cô ta là những ai, dòng họ nhà chồng là những ai...
Cứ gạt bỏ dần những chuyện có thể gạt bỏ được, cho đến tận cùng thì trơ ra cái lõi: sức lao động sống của cô ta. Xuất phát từ một ý tưởng cực đoan, tưởng phi lý chỉ có sức lao động sống, duy nhất một nó mới làm ra giá trị thặng dư, Mác đã lý giải tất cả những gì liên quan đến nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Chỉ xoay quanh một sức lao động sống ấy thôi thì câu chuyện còn dài lắm, nhưng xin tạm dừng ở đây.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt