Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?
Khi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
Viện Worldwatch vừa công bố bản báo cáo Tình trạng thế giới 2004, trong đó cho biết hơn 25% dân số hưởng thụ cuộc sống trước đây chỉ dành cho nhà giàu.
Nhưng sự gia tăng tình trạng béo phì, nợ nần và sức ép thời gian cũng đang làm giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Worldwatch cho biết nhu cầu của người tiêu dùng đang phá huỷ thế giới tự nhiên một cách khốc liệt, làm cho người nghèo lại càng nghèo thêm.
Bản báo cáo cũng cho biết 1,7 tỷ người đang bước vào tầng lớp tiêu thụ, áp dụng chế độ ăn uống, đi lại và cách hưởng thụ trước đây chỉ có ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Lượng chi tiêu dành cho hàng hoá và dịch vụ của các gia đình trên toàn cầu đã tăng gấp 4 từ năm 1960, đạt hơn 20 nghìn tỷ vào năm 2000.
Theo Worldwatch, chi tiêu của tầng lớp thượng lưu, và ngày càng tăng trong tầng lớp trung lưu, đã vượt quá xa việc đáp ứng nhu cầu cá nhân để đạt tới sự tận cùng của quyền lợi. Xu hướng này cũng phát triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo bản báo cáo, bản thân sự hưởng thụ không phải là điều gì tồi tệ, nhưng "mức độ béo phì, nợ nần gia tăng, sự thiếu hụt thời gian thường xuyên, môi trường xuống cấp là những dấu hiệu cho thấy việc tiêu thụ quá trớn đã làm hỏng chất lượng sống của nhiều người".
"Một thách thức bây giờ là phải vận động mọi chính phủ, doanh nghiệp và công dân chuyển từ thói quen tích luỹ hàng hoá không giới hạn tới việc tìm cách đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả".
Chủ tịch Worldwatch, Christopher Flavin, tuyên bố: "Khi chúng ta bước vào thế kỷ mới, thói quen tiêu thụ chưa từng có này sẽ tàn phá hệ tự nhiên mà tất cả chúng ta đang phụ thuộc, làm cho thế giới người nghèo càng gặp khó khăn trong việc đạt được những nhu cầu cơ bản".
Chỉ riêng tại Mỹ, số phương tiện cá nhân đi lại trên đường phố còn cao hơn cả số người đăng ký. Những ngôi nhà ở Mỹ vào năm 2000 to hơn 38% so với năm 1975, mặc dù kích cỡ trung bình của mỗi hộ gia đình đã giảm. Tuy vậy, chỉ 1/3 người Mỹ tự cho mình là hạnh phúc, bằng năm 1957 khi người Mỹ chỉ giàu bằng một nửa.
Bản báo cáo lấy ví dụ về sức ép môi trường do người tiêu dùng gây ra bao gồm diện tích rừng và đầm lầy giảm mạnh, đánh bắt cá quá đà, giao thông bùng nổ (tiêu tốn của thế giới gần 30% năng lượng và 95% lượng dầu). Bản báo cáo cho rằng những biện pháp cần làm bao gồm áp đặt thuế xanh, ra luật yêu cầu các ngành công nghiệp tạo ra những sản phẩm có thời hạn lâu hơn và buộc người tiêu dùng phải có trách nhiệm trước những lựa chọn của mình.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý