Dân tâm và dân chủ

08:26 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Mười Hai, 2005

Dânchủ với dân tâmgắn với nhau như bóng với hình.Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâmthì phải thật lòng thực thi dânchủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”.

Vừa rồi, việc dân đổ xô đi tìm gặp 13 đoàn kiểm tra Luật đất đai (của Bộ TN-MT) đểđưa đơn khiếu kiện thì xem ra dân tâmđang bức xúc và dân chủđang có vấn đề. Chỉ riêng ở thành phố Biên Hòa, có 32.000 trên 56.000 sổ đỏ đã ký nhưng chưa đến tay người dân. “Các anh làm thế thì chết dân mất”,đấy là lời của trưởng một đoàn kiểm tra.

Hình như từ rất lâu rồi, người ta đã quên mất chuyện "trưng cầu ý dân”khi cần phải giải quyết một việc, một công vụ, một kế hoạch ở cộng đồng liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Người ta cũng đã quên mất công đoạn điều tra “tiện và bất tiện”khi cần triển khai một dự án, một dịch vụ, một công việc nào đấy, có khi do một cơ quan Nhà nước, một công ty, hoặc có khi do một hộ gia đình có ảnh hưởng liên quan đến cộng đồng. Thếmà giải tỏa, di dân, thay đổi căn bản cả cuộc sống của cả một cộng đồng bằng mệnh lệnh, có nơi đến 80% hộ phải di dời, họ phải sống vật vờ vì khu tái định cư chưa xây xong! Gọi chuyện này là gì nếu không phải là "thất dân tâm”? Xảy ra những chuyện đại để như thế có khi không hẳn là do những cán bộ ‘thất nhân tâm”gây ra, mà còn do cơ chế,hoặc còn phải đợi "lộ trình”! Nhưng dù gì thì gì, để người dân trên danh nghĩa là chủmà "quyền của dân”, “những quyền mà khôngai có thể xâm phạmđược”, bị xử sự như vậy thì nói chi đến quyền làm chủ!

Từ xưa tới nay, bất cứ thể chế chính trị nào cũng phải cố “thu phục nhântâm" và cố "giành dân tâm”.Không hiểu huyền thoại về Nghiêu Thuấn có được bao năm chất liệu hiện thực, sống khát vọng về một đấng minh quân thương dân hết mực: "Một người dânđói, hãy nói rằng talàm cho người dân ấy rét”(nhất dân cơ, viết ngã cơ chi, nhất dân hàn viết ngã hàn chi) thì tạo ra hình tượng vua Nghiêu, người nói câu nổi tiếng ấy, là sự gửi gắm một lý tưởng, một khát vọng của đạo lý Khổng Mạnh. Chẳng thế mà, sợ rằng nếu "vuacoi dân nhưcỏ rác” thì dân sẽ "coi vua như cừu thú”nên Mạnh Tử phải bàn đến cái lẽ “dân vi quý”(dân có vị trí cao nhất so với vua và nước), “dân vi bang” (dân là gốc nước), và tâu vua rằng “được lòng dân là được mệnh trời”.Chẳng những thế, vị á thánh của đạo Nho còn dám lớn tiếng mắng vua: “Bếp vuacó thịt béo, tàu vuacó ngựa mập mà dân thìsắp đói, đồng ruộng la liệt những người chếtđói, như vậy khác nào nhà vuasai thú ăn thịt người"!Bản lĩnh ấy cần cho mọi thời đại, và xem ra nó cũng rất "hiện đại”! Nhưng “mắng" vua như vậy hoàn toàn không để nhằm thực thi "dân chủ”, không nhằm đề xướng “dân chủ”. Thực chất của việc các nhà nho muốn “được lòng dân’,chính vì mục tiêu “được mệnh trời”, khi họ xác định "dân là gốc nhưng cũng chính là nhằm để "giữ mệnh trời, bảo vệ ngôi vua” chứ không phải để đem lạiquyền làm chủ cho người dân. Cho nên, tuy khẳng định "dân vi quý”, thậm chí “vua lấy dân làmtrời” nhưng nho gia rất triệt để trong tư tưởng ngu dân: “dân khảsử do chi, bấtkhả sử tri chi"(dân có thể khiến họ noi theo, không thể khiến hố hiểu biết). Hệ tư tưởng nho giáo rất nhất quán trong quan điểm: dân phải biết giữ phận “dân đen con đỏ”, cái số phận đã được an bài đó cũng là mệnh trờikhông được cưỡng mệnh trời. Hiện đại hóa cái “mệnh trời” này, đặt cho nó một cái tên thật cập nhật, ta sẽ hiểu ra được khối điều. Chính vì thế, nhà nho xưa cứ muốn giành "dân tâm”,nhưng lại rất kỵ “dân chủ”, rất sợ dân chủ!

Xem ra thì một số cán bộ thoái hóa biến chất ngày nay, những "ông quan cách mạng” bây giờ, như Bác Hồ đã từng cảnh báo, cũng có nỗi sợ đó. Những người đó nói đến dân chỉ ở đầu lưỡi nói về dân như trưng ra một vật trang sức theo "mốt" thời thượng của nhũng người "sành điệu” chứ không xuất phát tự gan ruột. Họ cũng muốn “giành dân tâm”,để yên vị trên cái ghế quyền lực của họ. Không thiếu những câu cách mạng đầu lưỡi, mị dân vì mục tiêu “giành dân tâm”kiểu đó nhưng lại quá thiếu những việc làm thiết thực vì lợi ích của dân, tôn trọng quyền làm chủ của dân. Vì dự liệu được điều đó mà ngay từ những ngày nhà nước dân chủ cộng hòa còn trong trứng nước, Bác Hồ đã nghiêm khắc và thiết tha căn dặn cán bộ phải là "công bộc của dân”, “đầy tớ thật trung thành của dân” “không được đè đầu cỡi cổ dân” và “không được bịt miệng dân”! Cũng có nghĩa phải thực thi dân chủ, phải chúng tỏ trong thực tế "dân làchủ”, phải tạo ra cơ chế để dân thực sự làm chủ.Phải có luật pháp đảm bảo quyền làm chủ của dân, phải xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Hiến pháp của ta, từ Hiến pháp 1946 cho đến Hiến pháp 1992 đã thể hiện rất rõ dân là chủ.Thế nhưng do luật pháp chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ nên trong thực tế, quyền làm chủ của dân thường xuyên bị vi phạm. Cứ lật một trang báo ngày, đã có thể thống kê ra bao nhiêu điều vi phạm ấy. Vụ các quan chức thiết tha căn dặn cán hộ phải dựa chương trình 327 để lừa dân, chiếm đất lập đồn điền, làm trang trại là một ví dụ. Trên thực tế,đâu chỉ có ở Tây Ninh, vụ chia chác đất công ở Quận Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng lại dựa vào dự án Đồng Rào do chính quan chức ở dây lập ra. Hãy chỉ đọc danh sách các quan chức được chia đất làm nhà ở đây mà báo Phát Luật TP.HCM ra ngày 18/9/2005 đã nêu đủ thấy các “công bộc của dân” đã ăn tàn phá hại của dân, làm xói mòn niềm tin của dân như thế nào!

Thế mà, phát hiện và đưa ra ánh sáng những vụ việc đại loại như hai ví dụ trên phần lớn đều là do báo chí và dư luận quần chúng chứ không phải là do các tổ chức Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ở những nơi xảy ra chủ động kiểm tra làm rõ. Điều này càng nói rõ tính bức xúc của việc hoàn thiện hệ thống luật pháp để có điều kiện công khai hóa sự vận hành guồng máy quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện để người dân giám sát, kiểm tra nội dung hoạt động và phẩm chất, năng lực của những người đang gánh vác trách nhiệm trước dân.

Đó là một đòi hỏi rất cơ bản của Nhà nước pháp quyền.Cùng với cái đó, xây dựng và củngcố xã hội dânsự nhằm tạo ra điều kiện phát huy tính phản biện xã hội của nhân dân, quần chúng từ cơ sở. Đây chính là cách phát huy tinh thần làm chủ của người dân một cách cụ thể nhất, thiết thực nhất, cũng là cách "giành dân tâm" một cách thông minh và có hiệu quả nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ