Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc
Bác từng nói, hoài bão lớn nhất củaBác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu cócơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đếnmục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát.Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởngban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành chobáo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người.
Hoàng Tùng (1920-2010), Nhà báo; nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Giám đốc NXB Sự thật của Ðảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khóa III, IV, V, VI, VII.
Hoài bão của Người
-Thưa ông, nếu được nói ngắn gọn về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì ông sẽ nói gì?
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì dântộc là trên hết. Cả cuộc đời hoạt động của Người là để giải phóng dân tộc, để dân tộc được độc lập, nhân dân được hạnh phúc và quyền công dân được đảm bảo.Tư tưởng ấy của Người là nhất quán từ khi Người bắt đầu cuộc đời hoạt động cáchmạng cho tới khi Người nhắm mắt xuôi tay. Cuộc cách mạng của nhân dân ta doNgười chủ trương là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đường lối ấy đã đượcNgười xác định từ năm 1932 trong “Đường cách mạng”. Bác nói: “Khi làm cách mạngthắng lợi rồi, tức là khi đã giành được chính quyền thì chính quyền thuộc về sốđông, tức là nhân dân. Còn nếu chính quyền rơi vào tay số ít thì sẽ phải làmlại, hy sinh sẽ phải to lớn hơn”. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước Bác đã đặt câu hỏi: Chính quyền của ai? Nhà nước của ai? Và Bác trả lời: “Của dân, do dân, vì dân”. Tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ đầu là như vậy. Sau cách mạng ThángTám, có lần các phóng viên nước ngoài hỏi Bác về con đường của Bác, tư tưởngcủa Bác, Bác trả lời: “Hoài bão suốt đời của tôi, mong muốn suốt đời của tôi là dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đều có cơm ăn áomặc, đều được học hành. Còn về phần tôi, tôi sẽ chọn một nơi có non xanh, nướcbiếc làm một ngôi nhà nhỏ và bầu bạn với núi non”. Bác Hồ của chúng ta là nhưvậy.
-Tôn Trung Sơn có thuyết tam dân: “Dântộc độc lập, dân sinh hạnh phúc, dân quyền tự do”. Bác Hồ cũng nói con đườngcách mạng mà Người lựa chọn là “Độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vậy Bác có chịu ảnhhưởng gì không thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn?
Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minhlà “Độc lập, tự do, hạnh phúc” – tức là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dânsinh hạnh phúc. Mục tiêu của Tôn Trung Sơn và của Bác là như nhau, nhưng khác ởchỗ cuộc cách mạng của ông Tôn Trung Sơn vẫn là cách mạng tư sản theo kiểu châuÂu “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn thực chấtvẫn là chính quyền tư sản. Còn cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh là hoàn toànkhác. Chủ trương của Bác là làm cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng, rồitiến dần lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác nói là “ta làm từ từ, dần dần.Tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay làm sao được với một nước có nền nông nghiệp lạchậu”.
Đảng đại diện cho ai?
-Thưa ông, như ông nói, với Hồ Chí Minh dân tộc là trên hết. Như vậy có nghĩa là ngay từ khi thành lập Đảng, Bácđã chủ trương Đảng ta là đại diện cho toàn dân tộc?
Ngay từ khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh trước sau đều nói: “Hãy giương cao ngọn cờ dân tộc và ngọn cờ CNXH”.Thực ra thì sau này cụm từ XHCN mới được thêm vào. Còn trước đó Bác nói: “Sau khi giải phóng dân tộc xong thì hãy làm cuộc cách mạng quốc tế”. Cho nên cương lĩnh vắn tắt năm 1930 Hồ Chí Minh không nêu rõ về cuộc cách mạng quốc tế. Tức là về chiến lược thì Người nêu đúng như Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế cộng sản,nhưng về sách lược thì người lại cho quyền lợi của dân tộc và nhân dân. Trongđó có giai cấp công nhân.
-Thưa ông, lúc bấy giờ Quốc tế cộngsản nhấn mạnh Đảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân, vì sao Hồ ChíMinh lại không chủ trương như vậy?
Ở nước ta lúc bấy giờ, theo số liệucòn lại cho đến nay, chỉ có khoảng 20 vạn người lao động. Trong đó có khoảng 5vạn người là công nhân cơ khí – thợ máy (lúc ấy gọi là công nhân “áo xanh”), còn lại là những người làm cao su, thợ mỏ, làm phu đồn điền (hay còn gọi làcông nhân “áo nâu”). Lúc bấy giờ thậm chí đã có những cuộc tranh luận vô sảnnào là cách mạng? Vô sản “áo xanh” hay vô sản “áo nâu”? Tức là tranh luận đảngcủa ai, đại diện cho ai? Tại Đại hội Đảng năm 1951, tôi có tham dự với tư cáchlà đại biểu chính thức, chính Hồ Chí Minh đã nêu lên công thức: “Đảng của giaicấp công nhân, nhân dân lao động, nghĩa là của toàn dân tộc Việt Nam”. Vềthực tiễn ta cũng thấy rằng, một giai cấpcông nhân đang được hình thành và còn rất non trẻ, ít như thế thì không thể đạidiện cho cả dân tộc. Mà dân tộc lại mấy nghìn năm chiến đấu. Một nền văn hóamấy nghìn năm chiến đấu.
-Có nghĩa là lúc ấy Hồ Chí Minh đã nói rõ Đảng đại diện cho 3 thành phần là giai cấp công nhân, nhân dân lao độngvà toàn dân tộc Việt Nam?
Lúc bấy giờ không phải Đảng lãnh đạobằng hoạt động bí mật trong các nhà máy, xí nghiệp, hay là ở vùng nông thôn, màĐảng nhân danh dân tộc, nhân dân cả nước đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến.Hơn nữa, trong chương trình hoạt dộng của Chính phủ tháng 8-1945, thì cươnglĩnh của ViệtMinh là thế nào? Hay làNghị quyết Hội nghị lần thứ 8 năm 1941 là thế nào? Tinh thần là: Dân tộc. Dântộc ở đây không phải là dân tộc tư sản của Tôn Trung Sơn mà là dân tộc của HồChí Minh. Trong thế kỷ XX có 3 cuộc cách mạng dân tộc lớn và có tính quốc tếcao. Một là, cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ một thế lực phong kiến phản độngnhất, thành trì của phản động châu Âu. Cuộc cách mạng thứ 2 là của Trung Quốc,đánh đổ thế lực nửa phong kiến, nửa thuộc địa và quân phiệt. Còn cuộc cách mạngthứ 3 là của Việt Nam. Cuộc cách mạng của chúng ta là đánh đổ chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cáchmạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân. Tóm lại Bác định nghĩa Đảngđúng nhất là ở Đại hội đảng II năm 1951: Đảng của giai cấp công nhân, nhân dânlao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ định nghĩa này lại càng đúng, vìnông dân, công nhân có cách biệt gì lớn đâu, không phải là giai cấp bị áp bức,cũng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm đội ngũ trí thức nữa.
-Thưa ông, trong đường lối cách mạngBác đề xướng 2 cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc và cách mạng vô sản, chứ đâuphải chỉ có một cuộc cách mạng là giải phóng dân tộc?
Trong bối cảnh quốc tế hết sức phứctạp lúc bấy giờ và mặc dù chịu rất nhiều sức ép, nhưng bao giờ Hồ Chí Minh cũngduy trì độc lập, tự chủ trong tư duy chính trị và hành động thực tiễn. Ngay từnăm 1921, Bác đã xác định con đường cần phải đấu tranh rồi. Tại sao Bác lại vàoĐảng cộng sản Pháp? Tại sao sau này khi sang Liên Xô, Bác tán thành nghị quyếtQuốc tế Cộng sản Ba? Là vì trong các cương lĩnh ấy đều nói tới cuộc cách mạngđánh đổ giai cấp thống trị. Để tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản thếgiới lúc bấy giờ và nhằm mục đích thực hiện cho kỳ được cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc, Bác đề xướng thuyết “2 cuộc cách mạng”: cách mạng dân tộc vàcách mạng vô sản.Bác nói với các đồngchí cộng sản Pháp rằng, “Các đồng cí nói thế giới chỉ có một cuộc cách mạng –cuộc cách mạng vô sản (tức là giai cấp vô sản đánh đổ giai cấp tư sản). Đây làcuộc cách mạng ở các nước châu Âu, hay nói đúng hơn là các nước công nghiệpchâu Âu, còn chúng tôi là nước thuộc địa mênh mông như thế này, có phải cácđồng chí giải phóng là đã đồng thời giải phóng chúng tôi đâu. Chúng tôi phai tựlàm lấy”. Người lại nói: “Hai cuộc cách mạng như hai cánh con chim, không nê ncoi cái nào quan trọng hơn cái nào. Còn chủ nghĩa thực dân và đế quốc như 2 cáivòi bạch tuộc cần phải cắt cả hai”. Cho nến nay nhìn lại ta thấy Hồ Chí Minhhoàn toàn đúng. Cách mạng giải phóng dân tộc đã thắng lợi: chế độ thực dân đãhoàn toàn sụp đổ.
Chặng đường khó khăn
-Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bácnhững năm 20-30 của thế kỷ XX là vô cùng khó khăn. Người từng không ít lần bịhiểu lầm, thậm chí bị cô lập?
Tôi được biết từ năm 1928 có nhữngngười coi Bác là “dân tộc chủ nghĩa”. Sau lại thêm việc Bác bị bắt ở HồngKông rồi lại được thả, khiến người ta càng nghi ngờ. Có một câu chuyện được kể lại như thế này: khi sang Liên Xô, trong một lần tiếp Bác, Xtalin chỉ vào 2 chiếc ghế và nói rằng: “Đây là chiếc ghế nông dân, còn đây là chiếc ghế địa chủ, đồng chímuốn làm lãnh tụ giai cấp nào thì đồng chí ngồi vào chiếc ghế đó”. Bác kéo 2 cái ghế lại sát nhau và ngồi lên cả hai. Bác đến Liên Xô năm 1934-1938 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được việc làm nhưng không đượctrả lời nên Người xin về nước. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Ngườikhông tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Lúc này ngườita vẫn cho rằng Việt Minh là một lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Họ nói ta là dân tộc chủ nghĩa, đề cao địa chủ quan lại, không nêu cao vai trò của liên minhcông nông. Nghĩa là ta không theo cương lĩnh thứ hai của Quốc tế Cộng sản, tứclà làm cách mạng tư sản dân quyền, lấy công nông làm trụ cột, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lập chính quyền xô-viết…
-Trong giai đoạn khó khăn như vậy Bác có những thay đổi gì về mặt tư tưởng để tránh những phiền toái cho cách mạngViệt Nam không, thưa ông?
Mặc dù khó khăn là như vậy nhưng Bácvẫn kiên trì và khẳng định Đảng ta phải là đại diện cho lợi ích dân tộc và vănhóa Việt Nam. Bác từng nói rất hay: Nếu chúa Giêsu có cái gì hay, Mác có cái gìhay, hoặc Khổng tử có cái gì hay và nếu các vị ấy sống tới giờ thì những cái gìhay các vị ấy đều bổ sung cho nhau và tán thành cái hay của nhau. Còn chúng tahọc cái hay của đạo Phật, đạo Kitô và đạo Nho, nhưng dù có học bao nhiêu thìhọc nhưng nó vẫn trở thành tư tưởng Việt Nam. Cho nên tôi muốn nhấn mạnh rằng,tư tưởng HCM là tư tưởng Việt Nam trong thời đại mới, là tư tưởng văn hóa dântộc mà chủ nghĩa yêu nước là trung tâm, kết hợp với những tinh hoa của văn hóathế giới, trong đó có chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lenin.Tư tưởng của Bác là giải phóng dân tộc, xóa bỏ thực dân. Đó là tư tưởng được viết bằng máu của hàng triệu người, chứ khôngphải là lý thuyết suông. Mà các dân tộc bị áp bức người ta đều thừa nhận là nhưthế. Đương nhiên không phải các dân tộc đều đi theo con đường giống hệt nhưViệt Nam, nhưng con đường đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc thì về cơ bảnlà như nhau. Tóm lại tư tưởng của HCM quán xuyến từ đầu chí cuối là “Độc lậpDân tộc”, cho nên “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác là như thế.
Chúng ta chống Pháp là giải phóngdân tộc, chống Mỹ cũng lại là giải phóng dân tộc, để có độc lập tự do. Tât cảđều là dân tộc.
Cải cách ruộng đất: Bác không muốn làm!
-Năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng vì sao có nước khôngchịu công nhận nước ta ngay?
Năm 1950, khi ra nước ngoài Bácthường bị người ta chất vấn: Tại sao lại giải tánĐảng Cộng sản? Tại sao lại dùng cả vua, địachủ, tư sản để giương cao ngọn cờ mặt trận dân tộc?Họ đặt điều kiện với Bác là nếu không sửa lạivà không cải cách ruộng đất thì họ không công nhận. Cho nên lúc bấy giờ Bác bảođảm là sẽ làm, nhưng Bác lại rất khôn khéo. Về nước năm 1951 Bác đưa ra cương lĩnh “Ba giai đoạn”. Tức là Bác muốn tránh cuộc cải cách ruộng đất khi đang còntập trung sức lực và của cải cho kháng chiên. Bác nhận mạnh rằng, đoàn kết dântộc là điều kiện để đánh thắng đế quốc thực dân. Tuy nhiên người ta lại cho làphải làm cải cách ruộng đất mới có thể đánh thắng đế quốc được. Tức là ở đây có2 cách đặt vấn đề khác nhau. Tuy nhiên cả 2 lại cùng nhắm tới một mục tiêu:đánh đổ thực dân Pháp.
-Ông có thể nói rõ thêm vì sao Cụ Hồlại tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản?
Hôm tuyên bố giải tán Đảng tôi khôngđược dự, nhưng nghe nói lại rằng, quyết định này của Bác thật là táo bạo. Lúc đó không thế cũng nguy, vì âm mưu của Tưởng là đánh đổ cộng sản. Với bọn LưHán, Tiêu Văn, Đảng Cộng sản tồn tại là nó chết, vì sẽ bị Tưởng trị. Vì vậy tamới lập mẹo tuyên bố giải tán Đảng, chỉ tuyên bố về danh nghĩa mà thôi, còn trênthực tế Đảng vẫn tồn tại. Sau Tưởng không có lý do gì thúc ép khi Đảng đã tuyênbố giải tán.
-Xin hỏi lại ông cho rõ thêm. Ông vừanói thực ra thì cuộc cải cách ruộng đất Bác không muốn làm, nhưng vì bị ép buộcphải làm?
Tôi nói lại một lần nữa để đồng chínghe. Cụ Hồ nói là Cụ sẽ làm, nhưng là làm theo con đường của ta. Tịch thuruộng đất của bọn Việt gian và địa chủ phản động chia cho những người không córuộng, rồi thì sau này cải cách theo con đường dân chủ. Tức là để lại cho địachủ số ruộng đất như những người khác, còn thì ưu tiên chia cho những ngườikhông có ruộng. Ông Cụ chần chừ nhiều lần là cố ý muốn thực hiện thuyết “ba giai đoạn”. Thuyết “ba giai đoạn” là của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hộiII là có ý kiến của Bác. Theo thuyết “ba giai đoạn” thì cải cách ruộng đất để sau. Trước hết là làm giảm tô, giảm tức. Năm 1946, họp Xứ ủy, tôi được nghe ôngCụ nói: “Đối với chính quyền cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cáchmạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn”. Sau Đại hội takhông nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lý thuyết “ba giai đoạn”,vì thế nên vào khoảng tháng 8 năm 1952 người ta gọi Bác sang, nhất định bắtphải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mớiquyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề “Đất vànước” ký tên là Lê Đinh, đăng ở tạp chí “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì mộtnền dân chủ mới”. Bácnói đại ý: Đất vàNước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân.Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Sau này họp Bộ Chính trị (thời gian này tôi là Chánh Văn phòng Trung ương nên thường “điếu đóm” cho cáccuộc họp Bộ Chính trị), khi tan họp, tôi ngồi lại với Bác, Bác thở dài và nói: “Mình đã nói là để cho mình đánh xong giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra bây giờ hỏng hết cả”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý