Đâu là bí quyết trường sinh?
Ngày xưa, cổ nhân đốt đuốc đi chơi đêm để tận hưởng những tháng ngày trần thế ngắn ngủi, nhưng con người ngày nay có thể ăn no, ngủ kỹ mà vẫn kéo dài được những tháng ngày hoan lạc. Nhờ những kinh nghiệm được tích lũy từ nhiều thế hệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, con người hiện đại đang đẩy lùi tuổi già đi xa và kéo dài tuổi thanh xuân với khí lực tràn đầy...
Tuổi thọ của loài người là một quá trình biến thiên dài với những thay đổi chậm chạp suốt hàng trăm ngàn năm. Tổ tiên của chúng ta, người Neanderthal xuất hiện cách nay 350 ngàn năm - chỉ sống trung bình 20 năm. Đến thời kỳ đồ đá mới, tức là cách nay hơn 10.500 năm, tuổi thọ trung bình của con người vẫn chỉ 20 năm như hàng trăm ngàn năm trước. Sang đầu thế kỷ XX, con người phấn đấu lên đến mức 40 tuổi và phải nhờ những đột phá về mặt khoa học mới nâng lên được con số của ngày hôm nay.
Theo báo cáo mới nhất do Liên Hiệp Quốc công bố vào năm 2006, tuổi thọ trung bình của con người vào những năm 2005 - 2010 là 67,2 (nam 65, nữ 69,5). Điều đáng nói là trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay mà sự chênh lệch về tuổi thọ giữa các nước cao đến mức không ngờ:
Trong khi tuổi thọ trung bình của một người Nhật là 82,6 (cao nhất thế giới) thì của người Swizeland chỉ ở mức 39,6 tuổi thấp nhất thế giới). Trong số 195 nước và vùng lãnh thổ (có 100 ngàn dân trở lên) được điều tra, chỉ có 126 nước có tuổi thọ bằng hay trên mức trung bình, còn lại 69 nước có tuổi thọ dưới mức trung bình.
Điều dễ dàng nhận thấy là tuổi thọ tăng hay giảm tỷ lệ thuận với mức phát triển kinh tế của mỗi nước. Nhóm nước và vùng lãnh thổ có tuổi thọ cao tập trung trong khu vực có đời sống kinh tế cao như Nhật Bản, Hồng Kông, Iceland, Thụy Sí, Úc, Tây Ban Nha, Thủy Điển... trong khi nhóm nước có tuổi thọ thấp nằm trong khu vực nghèo đói và bệnh tật, nhiều nhất ở Châu Phi, nổi bật là Swaziland, Mozambique, Zambia, Sierra Leone, Lesotho, Angola, Zimbabwe... Từ lâu, việc kéo dài tuổi thọ vẫn được xem là một trong những ước vọng lớn nhất cưa con người. Nếu người xưa bỏ công sức đi tìm thuốc trường sinh ở trên rừng, dưới biển thì con người ngày nay miệt mài trong các phòng thí nghiệm đế ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để tìm cách kéo dài tuổi xuân. Nhiều kết quả thử nghiệm đầy ấn tượng khiến cho không ít người cảm thấy lạc quan cho dù phần lớn những đối tượng thử nghiệm... chưa phải là con người! Chẳng hạn các nhà khoa học đã có thể kéo dài tuổi thọ của loài giun lên gấp hai hay ba lần, cửa loài ruồi và chuột thêm từ 30 đến 80% bằng cách tác động lên hoạt động cua một số gen và hormone trong cơ thể chúng. Niềm hy vọng nằm ở chỗ nhiều loại gen này cũng hiện diện ở cơ thể con người. Năm 2003 tại một phòng thí nghiệm ở trường Đại học California (San Francisco, Mỹ), các nhà khoa học kéo dài được tuổi thọ của một loài giun có tên Celegans lên sáu lần, cụ thể là từ 20 ngày lên 124 ngày.
Ngoài kỹ thuật di truyền, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học quan tâm đến một phương pháp đơn giản hơn, có thể thực nghiệm ngay trên mâm cơm của mỗi gia đình. Đó là xác định chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm bớt calorie đi. Những kết quả khao sát trên loài chuột cho thấy những con chuột được nuôi với thực phẩm cung cấp ít calorie hơn 40% so với thức ăn cửa những con chuột bình thường thì tuổi thọ của chúng cũng tăng hơn 40% so với những con chuột bình thường. Các nhà khoa học xác định phương pháp này áp dụng cho người cũng có thể tăng được tuổi thọ, song họ cảnh báo là nó không hoàn toàn chỉ có lợi. Nhà sinh học John Phelan (Mỹ) cho rằng việc giảm bớt calorie trong thức ăn của loài chuột và một số loài khác làm cho sinh hoạt tình dục của chúng giảm đi, nhờ đó chúng sống lâu hơn. Nhưng ở con người, không ai dám đảm bảo rằng chuyện sinh hoạt tình dục sẽ giảm tương ứng với sự giảm hấp thu lượng calorie trong bữa ăn hàng ngày.
Ở đảo Okinawa ở cực Nam của Nhật Bản, dân cư có tuổi thọ rất cao (tuổi thọ trung bình cao hơn cả những người Nhật ở nơi khác). Các kết qủa khảo sát cho thấy tính trên tong dân số, tỉ lệ người dân Okinawa từ 100 tuổi trở lên gấp ba lần tỷ lệ người dân Mỹ cùng độ tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh tim ở Okinawa chỉ bằng 20% so với ở Mỹ (đều xét trên tổng dân số), số người mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt chỉ bằng 25% và sọ người bị chứng loạn trí chỉ bằng một phần ba. Nguyên nhân chính khiến người Okinawa sống lâu là họ có thái độ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Nguyên nhân thư hai là người Okinawa có nhưng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với nhau, luôn tìm đến nhau trò chuyện, nói cười và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ biết chia sẻ nhường nhịn nhau để cùng vượt qua khó khăn trong đời sống. Nguyên nhân thứ ba là người Okinawa có một chế độ dinh dưỡng phù hợp về mặt y học. Họ ăn nhiều cá cùng các loại thảo mộc giàu vitamin và chất khoáng. Mối ngày, một người Okinawa sử dụng thực phẩm cung cấp sản lượng ít hơn từ 500 đến 1.000 calorie so với thực phẩm của một người Mỹ. Một trong những tác dụng có thế dễ dàng nhận ra ở chế độ dinh dưỡng ít calorie là tỷ lệ người béo phì rất thấp. Theo nhận định của các nhà dinh dưỡng học, một đĩa đầy rau cải, đậu hũ, canh miso với một ít cá hay thịt (không mỡ) của người Okinawa cung cấp ít calorie hơn một miếng hamburger của người Mỹ, nhưng lại giàu chất dinh dưỡng hơn. Đi thăm vườn nhà của những người sống lâu năm nhất ở hòn đảo này, nhà nghiên cứu về y học cổ truyền Greg Plotnikoff đền từ trường Đại học Minnesota (Mỹ) gọi đó là "những tủ thuốc phòng bệnh". Ở đó có đủ cây cỏ, cây gia vị, trái cây và rau củ như cải củ, hành, bắp cải cây nghệ, cà chua... nhưng thực phẩm có khả năng ngăn chặn bệnh ung thư. Nghe nói trong Thế chiến thứ hai (1939 - 1945), khi quân Mỹ chiếm hòn đảo này, nhiều người dân bồng bế con cái trốn lên núi, trông trọt rau quả trong thung lũng, trên những triền núi để sống qua ngày. Không khí trong lành của thiên nhiên và nếp sống giản dị đó dần biến thành thói quen có lợi cho họ và nhưng thế hệ con cháu về sau. Yếu tố phong thổ cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của người Okinawa. Hòn đảo này lúc nào cung chan hòa ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể con người khỏe khoắn và rau quả tươi tốt quanh năm.
Ngoài Okinawa ra, còn một vài nơi khác cũng nổi tiếng vì có nhiều người sống lâu, trong đó có ngôi làng Hunja của Pakistan. Người ta đồn rằng ở Hunja, đàn ông 120 tuổi vẫn còn lao động và phụ nữ 90 tươi vẫn còn… sinh con (!). Có lẽ nhiều người dân Hunja sống thọ là có thật, nhưng người ta đã hơi phóng đại sự thật. Ngôi làng này nằm trên con đường tơ lụa ngày xưa, nay bị xa lộ Karakoram cắt ngang qua đó, nên dân cư dần bị tiêm nhiễm nếp song phương Tây và bí quyết sống lâu của đã gần như thuộc về quá khứ.
Có thể kết thúc câu chuyện tuổi thọ nhân đầu năm mới bằng kinh nghiệm của người dân Sardinia (Ý) và người Loma Lina ở California (Mỹ). Người Sardinia sống lâu nhờ lao động thường xuyên, chia sẻ công việc với người trong gia đình và luôn lạc quan trong cuộc sống. Ở California, mọi người ấn tượng nhất với câu chuyện về cụ bà Marge Jetton. Sau khi mừng thọ 100 tuổi bà cụ chạy đi xin gia hạn bằng lái xe thêm 5 năm nữa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh