Giải mã tham nhũng
"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạnnày mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng.
Cuộc điều tra được tiền hành tại 7tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Đồng Tháp và 3 bộ Công nghiệp, Xây dựng, GTVT. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 105 cuộc hội thảo ở các nơi nói trên và 20 Quận, Huyện, TCT, 42 Xã, Phường, đồng thời phỏng vấn bằng bảng hỏi 5.407 cán bộ công chức, cán bộ doanh nghiệp và người dân. Thực hiện một khối lượng công việc nhu vậy là rất công phu và cả tỉnh thuyết phục cao. Thế cho nên kết quả nghiên cứu được Ban Nội chính Trung ương công bố ngày 30/11vừa qua đã trở thành tâm điểm chú ýcủa dư luận xã hội.
Theo kết quả này, Địa chính - Nhà đất, Hải quan và Cảnh sát giao thông là ba lĩnh vực tham nhũng diễn ra phố biền nhất. Cũng nằm trong “tốp ten” này còn có các lĩnh vực Thuế, Xây dựng, Cấp phép xây dựng, Y tế, Kế hoạch đầu tư, Giao thông và đứng cuối bảng là Công an kinh tế.
Điều này cũng dễ hiểu và thêm lần nữa cho thấy những người dễ lạm dụng quyền lực và sào huyệt của cơ chế xin cho chính là địa bàn hoạt động mạnh nhất của tham ô và nhũng nhiễu.
Tuy nghiên cứu không đưa ra thêm được hành vi tham nhung nào có tính “sáng tạo" nhưng đã khái quát và phân loại được 4nhóm hành vi tham nhũng với những số liệu điều tra phản ảnh một thực tế khá sinh động.
Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dung phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình. Hành vi này phổ biến nhất qua con số 1/3 công chức cho hay đã từng chứng kiến.
Nhóm hành vi thứ hai là mang lại lợi ích cho người khác để có được đồng tiền bất chính. Khoảng 20-30% sổ công chức đã chứng kiến việc mời người cóchức quyền đi du lịch, ăn uống, vui chơi để vụ lợi. Đồng thời chứng kiến người có chức quyền bố trí, đề bạt, tuyền dung người không đủ tiêu chuẩn vụ lợi, gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen, vay tiền bạc, tài sản cơ quan biếu, tặng, cho người khác nhằm mưu lợi cá nhân.
Nhóm hành vi thứ ba được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp. Nhóm này được 15-20% số cán bộ công chức được hỏi cho biết đã chứng kiến trong năm.
Nhóm hành vi thứ tư làm ăn trắng trợn và liều lĩnh nhất là giả mạo giấy tờ, ra chính sách mới có chủ đích tư lợi. Nhóm hành vi này được 15-20% cán bộ công chức được hỏi cho biếthọ đã từng chứng kiến.
Cuộc điều tra còn bộc lộ nhiều thực tế nhức nhối đối với những chi phỉ đen mà doanh nghiệp phải bỏ ra dê giải quyết các mối quan hệ. Số tiền này chiếm từ 1-10% tổng chi phí của doanh nghiệp, riêng TP.HCM là 13%. Hành vi phổ biến là cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, không hướng dẫn cu thể, săm soi bắt lỗi (44,7% số người được hỏi cho biết), lợi dụng quy định không rõ ràng đế bắt bí doanh nghiệp (38,8%). Tất nhiên kết quả cuối cùng là doanh nghiệp phải "bôi trơn". Điều này phù hợp với nhận định của Nhóm tư vấn của các nhà tài trợ đang họp ở Hà Nội trong tuần lễ này cho rằng tham nhũng trong dịch vụ là phổ biến nhất.
Những thông tin chung quanh công trình nghiên cứu này còn có giá trị thực tế hơn khi 56% số cán bộ công chức được hỏi đã cho rằng cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng.
Khi được hỏi nếu có người đưa hối lộ thì ông (bà) xử lý ra sao có tới gần một nửa (47%) số cán bộ trả lời nhận hoặc lưỡng lự, trong đó 6,4% nói nhận ngay và là "chuyện thường tình", 26,2% trả lời nhận hay không tùy từng trường hợp và 14,2% thấy khó trả lời.
Nghiên cứu cũng chỉ ra có 20% số người tham nhũng không giữ chức vụ nhưng có quyền hạn, chức trách khi thi hành công vu 68,4% người được phỏng vấn cho rằng người ta tham nhũng để giàu và giàu hơn nữa, 30% cho tham nhũng là để nâng mức sống lên thành khá giả.
Một tín hiệu khác đáng mừng là có tới 99,7% người được hỏi cho biết sẵn sàng đóng góp mỗi tháng từ dưới 1.000 đồng đến trên 10.000 đồng cho Quỹ chống tham nhũng. Mục đích của quỹ này là để tôn vinh khen thưởng cho những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.
Qua khảo sát trên đây, gần 85,4% cán bộ công chức và 78,2% cán bộ doanh nghiệp không tích cực đấu tranh chống tham nhũng vì sợ bị trù dập.
Vấn đề còn lại là sau những thông tin giải mã về tình hình này, chúng ta có biện pháp nào hữu hiệu hơn để ngăn chặn các hành vi tham nhũng một cách cơ bản nhất?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu