bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác..."/>bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác..."/>

Góp ý bài phỏng vấn "bàn về giá trị sống"

[email protected]
02:19 CH @ Thứ Hai - 28 Tháng Mười Hai, 2009

Trongbài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07 / 06 / 2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin cho tôi mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác.

1 - Vấn đề thứ nhất tôi rất vui khi Việt Nam có những nhà tư tưởng xuất thân là các nhà khoa học. Điều đó chứng minh Việt Nam đã bước sang ngưỡng của các dân tộc nghiên cứu triết học 01 cách bài bản và khoa học. Đúng là các nhà triết học lớn của thế giới đều là những nhà khoa học học và cả nghệ thuật nữa. Nhưng rõ rang là các kiến thức về khoa học tự nhiện cũng như nghệ thuật thời đó chưa nhiều và phong phú như thời đại hiện nay. Nếu chỉ nói riêng về nghệ thuật thôi thì thời đó chỉ duy nhất có trường phái tả thực ( tự nhiên ). Còn hiện nay có cả trường phái ấn tượng, …… Nói như thế để thấy 01 nhà tư tưởng hiện nay bao quát cả kiến thức khoa học tự nhiên và nghệ thuật là 01 điều không dễ có trong thực tế.

2 - Vấn đề thứ 02 là giải phòng 01 dân tộc thoát khỏi ách đô hộ để giành lấy độc lập tự do khác với việc trao tự do ấy đến cho từng người dân của dân tộc ấy. Chính trình độ nhận thức của công dân đạt tới mức độ nào thì quyền tự do ấy sẽ định hình hình việc thể chế nhà nước thiết lập thượng tầng kiến trúc cho phù hợp với hạ tầng xã hội đó. Còn việc thiết kế kiến trúc thượng tầng có phù hợp hay không mới là trách nhiệm của những người lãnh đạo nhà nước ấy. Với tư cách là 01 cá nhân chúng ta rất khó đánh giá chính xác là nó có phù hợp hay không. Nếu làm thế chúng ta rất dễ rơi vào nhận xét chủ quan vì bản than chúng ta thấy chưa phù hợp nhưng đa số cảm thấy là hợp lý thì nó vẫn tốt và hiệu quả. Chẳng qua là vì nhận thức của bản thân chúng ta vượt lên trên số đông mà người ta thường nói là đi trước thời đại.

Bởi vì theo Bác Bạt thì vấn đề giải phóng tự do cá nhân có thể dẫn đến 01 cuộc Cách mạng là không đúng. Theo lịch sử của nhân loại tôi chưa thấy dân tộc nào lại làm Cách mạng vì vấn đề giải quyết tự do cá nhân cả. Nếu thế thì các triều đại Phong kiến của Việt Nam sau khi lât đổ triều đại trước sao lại thiết lập lại thể chế cũ. Vấn đề Cách mạng thực chất là để giải quyết các lợi ích kinh tế ( Vật chất ). Khi các giá trị thặng dư do xã hội tạo lại bị phân phối bất hợp lý ( Tập trung quá nhiều vào 01 số ít thiểu số mà không tạo ra được 01 giá trị nâng cao đời sống vật chất tinh thần của số đông thì sẽ xảy ra Cách mạng. Dĩ nhiên còn có nhiều yếu tố khác mà các nhà tư tưởng và chính trị trên thế giới đã phân tích nhưng theo bản thân tôi thì vấn đề phân phối giá trị thặng dư là chính yếu.

Vì sao?

Nếu quan sát lịch sử Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy rõ tất cả các triều đại Phong kiến đều có chu trình phát triển theo quy luật : Thành lập – Phát triển – Hưng thịnh – Suy tàn. Lý do vì sao ? Tất cả các triều đại khởi đầu đều chăm lo cho mọi công dân trong xã hội vì 01 số cá nhân vượt trước thời đại nhận thức rõ triều đại cũ đã quá thối nát : Sưu cao , thuế nặng , dân chúng lầm than. Trong khi đó 01 ít thiểu số quan lại địa chủ Phong kiến lại tập trung của cải của xã hội để hưởng thụ xa hoa , lãng phí. Đây không phải là nhận định cực đoạn vì xét cho cùng nếu quy vật chất về dạng năng lượng thì 01 ít thiểu số đó đang tập trung năng lượng về trung tâm cai trị xã hội. Nếu xem 01 dân tộc là 01 chỉnh thể thống nhất thì hiện tượng ấy đang làm mất cân bằng năng lượng trong toàn hệ thống. Sự mất cân bằng đó đến 01 mức độ nào đó chính là nguyên nhân phá vỡ toàn bộ hệ thống đó.

Còn tại sao sau khi lật đổ triều đại cũ mà cha ông chúng ta lại lập lại 01 triều đại Phong kiến khác ? Là vì nhận thức của số đông xã hội vẫn còn phù hợp với thể chế Phong kiến đó. Một dân tộc chỉ chuyển sang 01 hình thức thể chế xã hội mới khi mà đa số công dân đã phát triển nhận thức tới 01 mức độ nhất định để biến “ Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất “.

Chúng ta không xét quan điểm này theo hướng cực đoan , nghĩa là mọi sự tập trung của cải vật chất vào 01 số ít thiểu số đều là xấu. Không hoàn toàn như thế. Dựa vào sự hoạt động nhịp nhàng của vũ trụ trụ , chúng ta đều nhận thấy rằng các ngôi sao đều sở hữu 01 số lượng hành tinh khác nhau. Vì sao ? Đó là vì khả năng hấp dẫn và vận hành các hành tinh trong hệ 01 cách ổn định và chính xác. Trung tâm này đã sỡ hữu hệ thống các hành tinh để mang lại lợi ích chung cho tất cả hệ thống hoàn động hoàn hảo , không cho hệ thống bị phá hủy. Do đó việc sở hữu của cải nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khả năng quản lý có hiệu quả và mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội nhiều nhất. Bởi vì chúng ta đã hiểu sai về khái niện “ CÔNG BẰNG “. Công bằng không phải của cải chia đều cho mọi người bằng nhau mà phải tùy thuộc vào khả năng lao động sáng tạo của từng cá nhân góp phần tham gia việc tạo ra “ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ “ cho toàn xã hội.

Đó là cách phân phối giá trị thặng dư 01 cách hợp lý nhất để ổn định hoạt động của toàn hệ thống.

Xin độc giả hãy lượng thứ vì giải thích hơi dài dòng về việc phân phối “Giá trị thặng dư “ là để tránh cho mọi người nhận thức cực đoan.

3 – Vấn đề thứ ba : Bàn về giá trị sống

Theo bác Bạt thì những người có tư duy lợi ích mới tạo ra được giá trị sống. Không hẳn là như thế.

Nếu xét lợi ích chỉ đơn thuần là làm gia tăng của cải vật chất ( tức là tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho xã hội ) thì điều đó chưa chắc đã tạo ra hạnh phúc. Đó chỉ là điều kiện CẦN chứ chưa ĐỦ. Để con người thực sự hạnh phúc thì chúng ta còn cần phải thiết lập các mối quan hệ tương tác mới cho số của cải vật chất ấy với tất cả mọi người trong toàn xã hội. Chính điều này mới là khó khăn vì lịch sử nhân loại đã trải qua rất nhiều thể chế khác nhau để đi tìm mối tương tác hoàn hảo nhất giữa của cải ( Vật chất ) và con người ( Tinh thần ). Nhân loại vẫn đang trên con đường đi tìm CHÂN LÝ này.

Nếu bạn có tư duy lợi ích chỉ để hưởng riêng cá nhân , không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng thì “ giá trị sống “ đó chỉ có giá trị đối với riêng bản thân bạn và những người coi trọng sự sở hữu của cải , địa vị xã hội ….. Điều quan trọng là tư duy lợi ích đó sẽ tạo nên những giá trị Tinh thần mới tốt đẹp hơn dựa trên sự gia tăng của cải vật chất.

Một số thiển ý xin gởi đến bác Bạt và các độc giả chungta.com suy ngẫm thêm về bài viết “bàn về những giá trị sống “ của bác Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn ngày 07 / 06 / 2009.

Rất mong có thêm nhiều ý kiến để làm phong phú thêm nhận thức “ Giá trị sống “ của tất cả chúng ta trong thời đại ngày nay.

Ngày 13/12/2009

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    13/07/2014Nguyễn Trần Bạt... rất mong ông trò chuyện giúp người trẻ suy nghĩ, nhìn nhận lại, đặt lại vấn đề về các giá trị nền tảng nhất cho cuộc sống. Mong ông cùng chia sẻ với độc giả về những điều họ cũng đang nghĩ, đang đi tìm và có thể chưa tìm ra hoặc tìm sai cho mình...
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • xem toàn bộ