Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

06:30 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Tám, 2006

Chúngta và cả cộng đồng nhân loại vừa trải qua những thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai với những biến động dữ dội mang tính toàn cầu để bước sang thiên niên kỷ thứ ba chắc cũng sẽ lại diễn ra với những biến động khó lường. Đó là những biến động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, khoa học - công nghệ, từ cuộc sống của mỗi con người đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại. Tất cả những biến động ấy đang và sẽ dẫn các quốc gia, dân tộc tới sự liên kết khu vực và quốc tế bằng quá trình toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá, về thực chất, là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là một quá trình tất yếu, khách quan, hợp quy luật và không thể đảo ngược. Toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, theo hướng phát triển kinh tế thị trường đã cho phép các nước có trình độ phát triển khác nhau hội nhập khu vực và quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng.Bởi lẽ, nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong mọi quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệthống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà còn làm xuất hiện cả sự tác động, xung đột, bổ sung lân nhau giữa các giá trị đó. Cùng với đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc không có cùng một mức độ, sự chênh lệch về khả năng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng khá lớn thì sự áp đặt về thông tin, sự áp đặt các giá trị và các chuẩn giá trị cùng với lối sống của một số quốc gia, dân tộc này lên một số quốc gia, dân tộc khác là một thực tế. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có cách thức riêng của mình để vừa có thể hội nhập, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa thế giới, qua đó làm phong phú thêm văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình, lại vừa không làmmất đi bản sắc dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống. Do vậy, trong bối cảnh này, vấn đề xác định, định hướng giá trị nói chung, giá trị đạo đức nói riêng, để trên cơ sở đó, có sự nhận thức sâu sắc và định hướng đúng đắn việc xây đựng mộthệ chuẩn đạo đức mới là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tất đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chông sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị nhân văn".Do vậy, để có một hệ chuẩn đạo đức mới, chúng ta không chỉ xác định xem cần phải kế thừa duy trì, phát triển những yếu tố nào, phê phán, gạt bỏ những yếu tố nào trong đạo đức truyền thống, mà còn xác định xem cần phải tiếp thu những yếu tố nào, gạt bỏ, ngăn chặn những yếu tố nào trong hệ thống giá trị và quy tắc ứng xử đi liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường để trên cơ sở đó, xây dựng một nền đạo đức Việt Nam trong sáng, lành mạnh, giàu tính dân tộc và hiện đại, mang đậm tính nhân văn.

Với tư cách là yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, giátrị đạo đức được xác đinhlà những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằmđiều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người.Trong tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, hệ thống giá trị tinh thần của đời sống xã hội nói chung, các giá trị đạo đứcnói riêng luôn được coi là yếu tố cấu thành diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hoá và của nhân cách con người. Và do vậy, mọi phương thức thẩm đinh, đinh hướng giá trịnói chung, giá trịđạo đức nói riêng,đều phải dựa trêncơ sở tínhổn đinh tươngđối của các giá trị đó.Song, ngay cả khi đã xác định được tính ổn định tương đối của các giá trị đó, thì việc thẩm định, định hướng giá trị cung không phải vì thế mà trở nên đơn giản, dễ dàng. Bởi lẽ trong các cách quan niệm, thậm chí ngay cả trong một cách quan niệm về các phạm trù đạo đức, các giá trị đạo đức, thì bên cạnh sự thống nhất lạiluôn có những sự khác biệt, thậm chí còn đối lập nhau. Những sự khác biệt, đối lập đó thể hiện ra cả ở phương diện ý thức đạo đức lẫn hành vi đạo đức và lối ứng xử của cá nhân, của những tập đoàn, những nhóm người khác nhau trong một cộng đồng xã hội. Cùng một hành vi, cùng một lối ứng xử, song có người cho là đúng, có người cho là sai, có người cho là cao đẹp, có người lại cho là thấp hèn.

Theo quan điểm phát triển của triết học Mác, những khác biệt đó, đối lập đó trong hệ các giá trị đạo đức là sự phản ánh quá trình vận động và phát triển thường xuyên của các giá trị đạo đức, và suy cho cùng thì đó là biểu hiện hợp quy luật của quá trình vận động, phát triển của đời sống tinh thần xã hội được tác động của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội.

Khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi tất sẽ dẫn đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của xã hội, đến những thay đổi trong hệ thống giá trị tinh thần xã hội. Đạo đứclà một hình thái ý thức xã hội, và do đó, cũng như mọi hình thái' ý thức xã hội khác, nó phản ánh tồn tại xã hội và thayđổi tuỳ theo sự thayđổi của tồn tại xã hội.Nói về ảnh hưởng của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội đối với quá trình hình thành quan mềm của con người về đạo đức và các giá trị đạo đức, Ph.Ăngghen khẳng định: "Con người đã tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi...Xét cho đến cùng, mọihọe thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ".

Bởi vậy, khi phán xét, thẩm định một hiện tượng đạo đức, một giá trị đạo đức nào đó, chúng ta không thể đừng lạiở chỗ lý giải nội dung khái niệm của nó mà phải đi sâu tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, nền tảng kinh tế - xã hội, nghĩa là phải tìm hiểu tồn tại xã hội đã sản sinh ra nó. Đạo đức luôn thay đổi theo tồn tại xã hội, và do vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, không thể có thứ đạo đức tồn tại vĩnh viễn. Đề cập đến quan niệm thiện ác, đến sự đối lập thiện ác - "sự đối lập...vận động trong lĩnh vực đạo đức, tức là một lĩnh vực thuộc về lịch sử loài người", Ph.Ăngghen khẳng định: "Chính trong lĩnh vực này, những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng hiếm có hơn hết. Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhaư.

Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, sự chuyển đổi các giá trị đạo đức là điều không tránh khỏi. Song, điều đó không có nghĩa là khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường, mọi quan niệm đạo đức đều bị lật nhào, mọi giá trị đạo đức đều lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo đức hợp lý, đúng đắn, những giá trị đạo đức truyền thống không vì thế mà lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo đức, các giá trị đạo đức tiêu biểu cho các giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình phát triển lịch sử và có một cơ sở lịch sử chung, thì giữa chúng không thể không có nhiều yếu tố chung. Và theo Ph.Ăngghen, "đối với những giai đoạn phát triển kinh tế giống nhau hay gần giống nhau thì những học thuyết về đạo đức tất phải ít nhiều trùng hợp với nhau”. Với tư cách là sản phẩm của tiến trình phát triển lịch sử, đạo đức, cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, trong quá trình phát triển của nó có tính độc lập tương đối. Những lực lượng xã hội mới thường mượn những quan niệm đạo đức của thời đại trước, giai đoạn trước, cải tạo lại, gạt bỏ những cái gì không còn phù hợp, giữ lại những cái tốt đẹp, phù hợp với các quan hệ kinh tế - xã hội mới, với lợi ích của họ. Vả lại, trong quá trình chuyển đổi các giá trị đạo đức, những tập quán và truyền thống dân tộc luôn đóng một vai trò to lớn. Thông qua tập quán và truyền thống dân tộc mà rất nhiều quan niệm, quy tắc, giá trị đạo đức cũ được giữ lại, được kế thừa và phát huy trong bối cảnh của đời sống xã hội mớingay cả khi những điều kiện xã hội đã sản sinh ra chúng không còn nữa. Đó là chúng ta còn chưa kể tới sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội mà đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội ấy.

Chỉ riêng tính độc lập và ổn định tương đối của đạo đức, quy luật phát triển nội tại của nó, ảnh hưởng và sự tác động qua lại của nó đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng đã đủ nói lên tính phức tạp của việc thẩm định, định hướng giá trị đạo đức trong bối cảnh chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, đặc biệt là sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu kể thêm hàng loạt vấn đề có tính quy luật khác như: quan hệ giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan, giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, giũa tính dân tộc và tính quốc tế, giữa xu hướng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và xu hướng mở cửa, hội nhập, giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực và quốc tế, giữa phương thức xã hội hoá và cá thể hoá đời sống đạo đức trong việc hình thành nhân cách conngười… thì việc thẩm định các chuẩn mực, giá trị đạo đức, việc định hướng các giá trị đạo đức trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường lạicàng phức tạp hơn nhiều. Điều đó nói lên rằng trong đời sống xã hội ta hiện nay, những biểu hiện không thuần nhất, thậm chí khác biệt, đối lập trong các quan niệm đạo đức, trong các xu hướng thẩm định, định hướng giá trị đạo đức là điều khó tránh khỏi.

Với tư cách là sản phẩm của tiến trình phát triển lịch sử, của sự phát triển kinh tế- xã hội và mang tính thực tiễn - lịch sử cụ thể, các giátrị đạo đứcđược xác địnhlà tất cả những gì đem lại sự phát triển, sự tiênbộ cho xã hội và cho bản thâncon người.Bởi thế, mọi giá trị đạo đứcđều phải hướng tới tính nhân văn đó.Nói cách khác, do chỗ con người là vốn quý nhất, là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi ngluồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia, "là động lực của sự nghiệp xây đựng xã hội mới", nên mọi giá trị đạo đức đều phải hướng tới việc phát triển con người toàn diện, thiết lập quan hệ thực sự tốt đẹp và tiếnbộ giữacon người vớicon người trong sản xuất và trong đời sông, "hướng con người tới cáiđúng, cái thiện, cái đẹp” dựa trên cơ sởđó, xây dựng một xã hộicông bằng, nhân ái”.

Từ lâu, Chân- Thiện- Mỹđã được chúng ta quan niệm là trụcột tinh thần trong đời sốngcon người và xãhội. Ngày nay, trongbối cảnh toàncầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tê/ thị trường, nềnđạo đức mới mà chúng ta đang xây dựng càng phải hướng tới hệ giá trị tinh thần này,coi đó như là nhântô' chủ đạo chi phối toàn bộ mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi một con người, mỗi cá nhân trong xã hội. Phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn vốn là nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam càng phải được đề cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là: khi chuyền đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, Chân - Thiện - Mỹ phải chăng là hệ giá trị duy nhất đúng và thống nhất trong quan niệm của tất cả mọi người về mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống? Nói mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống gắn với hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ, người ta thường thiên về quan niệm lấy đạo đức xã hội truyền thống với những biểu hiện của nó như là sự tận tuỵ, đức hy sinh, chủ nghĩa nhân đạo, lòng vị tha và thái độ sống đặt lợi ích của người khác và của xã hội lên trên lợiích cá nhân làm nền tảng. Có thể nói đây là quan niệm đang giữ vị trí "ưu trội" trong xã hội ta. Song, gần với quan niệm này là quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Thiện - ích - Mỹ. Cách quan niệm này không giống cách quan niệm lấy Chân - Thiện - Mỹ làm định hướng giá trị về hình thức, thành phần, thứ bậc của những định hướng giá trị chi phối mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của con người. Trong cách quan niệm này, người ta thường nhấn mạnh phạm trù “lợi ích", nhấn mạnh tính có ích trong mọi hành vi, mọi quan hệ cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Điểm hợp lý của quan niệm này là ở chỗ, vấn đề lợi ích luôn được coi là vấn đề giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích đó còn được coi là cái điều tiết đạo đức. Muốn nâng cao, phát triển mức sống cũng như chất lượng sống tất yếu phải giải phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh, phải khuyến khích tính năng động, sáng tạo, khả năng phát triển tối ưu của cá nhân. Mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của chúng ta hiện nay là hướng tới mục tiêu trước hết là "dân giàu” rồi sau đó và đồng thời với mục tiêu đó là "nước mạnh", "xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Cái cá nhân không phải là cái đi sau cái xã hội, mà là cái tồn tại trong quan hệ biện chứng với cái xã hội. Nâng cao lợi ích cá nhân là điều kiện để nâng cao lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và ngược lại. Theo đó, cái gọi là "ích", về thực chất chỉ là khái niệm rộng hơn khái niệm "Chân" mà thôi. Nếu như vậy, cách quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Thiện - ích - Mỹ có vẻ như phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, với việc chấp nhận hệ thống quy luật của nó như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… chúng ta không thể không nhấn mạnh tính hiệu quả, tính có ích của mọi hoạt động con người. Nhưng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là tự do cạnh tranh kiểu tư bản chủ nghĩa, và chịu sự tác động của quy luật giá trị không có nghĩa là chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý.

Bởi thế, suy đến cùng, nó cũng hướng tới hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Như vậy, có thể nói, chung quanh quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ hay Thiện - ích - Mỹ thì dù sự biểu hiện của nó có khác nhau ở một mức độ nhất định, nhưng về cơ bản là thống nhất. Chúng đều là quan niệm về một mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống tích cực, phù hợp với sự chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Phạm trù "ích" trong quan hệ cụ thể này, về thực chất chỉ là một nội dung mới, một khía cạnh biểu hiện mới của phạm trù "Chân" mà thôi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng "ích" chỉ là biểu hiện cụ thể của "Chân" khi nó được đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng "công bằng, nhân ái". Ra khỏi mối quan hệ này, nó không còn là biểu hiện của "Chân" nữa, mà trở thành cái dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, bên cạnh những quan niệm đúng đắn về mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống gắn với hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ đã thấy bộc lộ những quan niệm về một lối sống, một cách sống xa lạ, trái với những khuôn mẫu nhân cách mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới. Một bộ phận nào đó, khi mưu cầu hạnh phúc cá nhân, lợi ích riêng tư đã đặt giá trị của cái "ích" lên vị trí quá cao trong các thang bậc giá trị xã hội, thậm chí lên trên cả những tiêu chí khuôn mẫu, những giá trị. đạo đức đích thực. Quan niệm ấy đã biểu 'hiện thành lồi sống vụ lợi, thực đụng và đi liền với lối sống đó là sự biến chất, thoái hoá, sa đoạ về đạo đức, đi ngược lại với bản chất' nhân đạo tích cực và những giá trị nhân văn của một xã hội có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời. Đây thực sự là một trong những lực cản đối với sự phát triển xã hội, đối với việc đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế thi trường định về đao đức nghiêm trọng. Chúng ta hướng xã hội chủ nghĩa. Kiểu định hướng giá trị đạo đức tiêu cực này tuy không phải là một hiện tượng xã hội phổ biến, nhưng nó chính là một biểu hiện tiêu cực của cơ chế thị trường. Đó là định hướng mà chúng ta cần phải đấu tranh để gạt bỏ, để loại trừ tận gốc nhằm làm trong sạch, lành mạnh hoá đời sống đạo đức xã hội, tạo tiền đề cho phát triển.

Ở trên, chúng ta đã khẳng định, các giá trị đạo đức không bao giờ là những yếu tố nhất thành bất biến. Các giá trị đạo đức với những biểu hiện khác biệt nhau luôn từ một nền văn hoá này, một xã hội này di chuyển, thẩm thấu, ảnh hưởng tới một nền văn hoá khác, một xã hội khác. Giá triđạo đức vừacó tính chuẩnmực, lại vừacó tính mềmdẻo, linh hoạt vàluôn vận động, biênđổi cùng với sự vận động, biênđổi chung của đời sống kinh tế xã hội.Chúng ta đang từng bước phát triển nền kinh tế thị trường, màbản thân kinh tế thị trường lại luôn bao hàm trong nó cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Bởi thế, định hướng giá trị đạo đức trong bối cảnh hiện tại này cũng vì thế mà biểu hiện thành những xu hướng khác nhau. Xu hướng giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống và tạo lập những giá trị mới tết đẹp hơn là xu hướng lấy các giá trị truyền thống trường tồn của con người Việt Nam như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, tinh thần nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, yêu công lý, yêu lao động, trân trọng ý thức sáng tạo… làm nền tảng. Những giá trị đạo đức trường tồn đó của người Việt Nam đang tiếp tục được củng cố, duy trì và phát huy trong xã hội Việt Nam hiện đại như là sự nối tiếp truyền 'thống, sự khẳng định bản sắc, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam, của con người và nền văn hoá Việt Nam. Nhưng trong bảng giá trị truyền thống đó đã xuất hiện những điều khác so với trước. Nền kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây trước đây đã dẫn đến sự khủng hoảng về định hướng giá trị nói chung, định hướng giá trị đạo đức nói riêng, dẫn đến sự lấn át của những nhu cầu, động cơ vật chất so với những nhu cầu động cơ văn hoá, đạo đức, dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa vị kỷ, xu hướng quay về tôn giáo, mê tín dị đoan và tình trạng xuống cấp về đạo đức nghiêm trọng. Chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, tất cũng sẽ khó tránh khỏi có sự xuất hiện và tồn tại những kiểu loại định hướng giá trị đó, bên cạnh định hướng giữ gìn bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống. Trong định .hướng giá trị của mỗi cá nhân cũng có điểm khác trước. Chẳng hạn, cũng là khát vọng tự do, nhưng nếu như trước đây nội đung chính của nó là quyền tự do của cả dân tộc Việt Nam, là độc lập dân tộc, thì hiện nay giá trị tự do đó có chiều hướng bồ sung thêm nhiều ý nghĩa về quyền tự do của cá nhân, của mỗi công dân. Tự do đã trở thành một giá trị mang tính định hướng và là mục tiêu, là động lực của xã hội chúng ta. Tương tự, trong các quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, bổn phận, nghĩa vụ… cũng có nhiều biến đổi. Trước đấy, trong đời sống gia đình, giá trị tình nghĩa được đặt cao hơn giá trị tình yêu, nhưng ngày nay, giá trị tình yêu được đặt cao hơn hoặc bình quyền so với giá trị tình nghĩa. Giá trị hạnh phúc cũng như vậy, hạnh phúc không còn được coi chỉ là sự hy sinh không tính toán của cá nhân vì lợi ích của cộng đồng như quan niệm phổ biến trước đây, mà bao hàm cả ý nghĩa gắn với việc cá nhân tìm thấy sự thoả mãn nhiều nhất các nhu cầu của mình trong xã hội và do đó, cũng cống hiến nhiều nhất cho xã hội.

Vấn đề thang bậc của mỗi giá trị đạo đức trong hệ giá trị đạo đức cũng là vấn đề cần bàn đến trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường. Với cơ chế thị trường thì khía cạnh. thực đụng trong các mối quan hệ là điều khó tránh khỏi. Sự sòng phẳng, minh bạch trong hạch toán kinh tế, "quan hệ làmăn" theo kiểu "đôi bên cùng có lợi" là một yêu cầu tối cần thiết của kinh tế thị trường Nhưng điều đó cũng dẫn đến những biểu hiện tiêu cực về mặt đạo đức ở một bộ phận xã hội. Lối sống coi trọng đồng tiền, "trước đồng tiền mọi người đều bình đẳng", lấy đồng tiền làm thước đo mọi cái, kể cả phẩm giá con người, đặt quan hệ trao đổi theo kiểu "tiền trao, cháo múc" lên trên cả tình nghĩa một cách lạnh lùng, thực dụng đã xuất hiện, thậm chí có xu hướng gia tăng khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Lối sống đó đã dẫn đến sự xói mòn một số chuẩn mực giá trị truyền thống vốn là nét đẹp trong đời sống đạo đức của người Việt Nam.

Song, không phải chỉ có những mặt tiêu cực, cơ chế thị trường đang trở thành nền tảng vật chất, cơ sở xã hội làm nảy sinh cùng với nó những giá trị đạo đức tích cực. Trong cơ chế này, mỗichúng ta đều có điều kiện để phát huy sức lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo của mình nhằm thực hiện tất nhất nghĩa vụ của mình đối với xã hội và do đó, bản thân mình cũng có điều kiện để đạt tới hạnh phúc theo ý nghĩa đầy đủ và chân chính của phạm trù này. Điều cần nói ở đây là dù đã có sự xuất hiện, thậm chí đã có sự định hình của những quan niệm về giá trị đạo đức mới, nhưng chúng ta không thể chấp nhận quan niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường và phát triển nó thì cần phải gạt bỏ những truyền thống đạo đức trước đây hoặc là đẩy các giá trị đạo đức truyền thống đó xuống thứ bậc dưới trong hệ giá trị. Đây là một thái độ phi khoa học, phản nhân văn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị trường,một hệ thôngđạo đức xã hội sẽ không thể phát triển nếu phủ nhận sạch trơn đạođức truyền thông và không hướng vào mục tiêu ngày càng nhânđạo hoá con người, ngày càng phát triển và hoàn thiện con người.Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống, đánh mất những cái làmnên "cất cách" của dân tộc mình, đất nước mình sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.

Như vậy, có thể nói, trongbối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thi trường, các giá trịđạo đức cần phải được thầm định, định hướng theo hệ giá trị Chân- Thiện- Mỹ,mang đậm tính nhân văn, trên cơ sa kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị mang tính thời đại. Chân- Thiện- Mỹ chínhlà hệ chuẩn giátrị thích ứng vớibối cảnh toàncầu hoá theo đinh hướng phát triển kinh tê' thị trường,là cơ sở đinh hướng cho hoạt độngđạo đức của nhân cách,là tiêu chuẩnđê xác định, đánh giá giá trị, hành viđạo đức và để mỗi người tự hoàn chỉnh nhân cách đạo đức của mình, xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức ổn định, bền vững.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Cách nghĩ phải theo thời

    24/05/2006Nguyễn Hải Hoành… Tôi rất khoái câu của Đức Uy - một trong những nguyên nhân sâu xa nhất đẻ ra sự nghèo khổ... là do chúng ta đã luôn được dạy dỗ rằng đức hạnh cao nhất là “cho" chứ không phải là “tạo"… May thay, tù khi đổi mới, mở cửa, cánh trẻ nhận nhanh ra chân lý này và ít bị tiêm nhiễm nặng nề như cánh già.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ