Khát vọng Tình yêu & Hạnh phúc
Trong cuộc sống hàng ngày, ai mà chả mong mình được sống trong tình yêu và hạnh phúc. Lời chúc muôn thuở của con người mãi mãi vẫn là chúc nhau mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Thế nhưng thử hỏi tình yêu là gì, hạnh phúc là gì, vì sao con người lại chúc nhau và mong mỏi thiết tha đến thế? Biết bao thế hệ từ xưa đến nay đã lao động sáng tạo, đã cống hiến hy sinh cho quyền lợi cao quý và tình yêu hạnh phúc của con người.
Các bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới này đều khẳng định Độc lập chủ quyền và bình đẳng của các quốc gia dân tộc, quyền của nhân dân, quyền của con người được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Đó là những quyền lợi thiêng liêng, tạo hoá vốn đã ban cho con người như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định điều đó và còn chỉ rõ: Đất nước độc lập mà nhân dân không được hưởng tự do và hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì. Hạnh phúc quả là khát vọng lớn lao, là mục đích cuối cùng mà tất cả các dân tộc và tất cả mọi người đều hướng tới.
Nhưng con đường để mưu cầu hạnh phúc của mỗi dân tộc, của mỗi người lại khác nhau. Có người đã vươn tới đỉnh cao của vinh quang hạnh phúc, có người chỉ thấy hạnh phúc thoáng qua, có người suốt đời đi tìm hạnh phúc mà chưa thấy, có người đi tìm hạnh phúc nhưng con đường lại dẫn dấn bất hạnh. Vậy con đường nào dẫn tới hạnh phúc đích thực cho con người, đó quả là một câu hỏi lớn, nhưng lại rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
Sống trong thời kỳ đổi mới và mở cửa của đất nước, trong cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá; do kết quả phát triển kinh tế xã hội, nhờ những thành quả tiến bộ của khoa học công nghệ... cuộc sống đang có rất nhiều điều đáng mừng, mà ai cũng có thể cảm nhận được: Nhờ các phương tiện thông tin hiện đầu con người ngồi ở trong phòng có thể xem trực tiếp, trao đổi, hiểu biết tình hình cả đất nước và cả thế giới. Mức sống và chất lượng cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng, rộng mở, kỳ diệu và nhiều lần hơn xưa. Cuộc sống và con người ngày càng đáng yêu, đáng sống biết bao!
Song cuộc sống cũng đang đặt ra các vấn đề: Các hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa cá nhân thực dụng, phân hoá giàu nghèo, việc coi nhẹ những giá trị truyền thống xã hội nhân văn, nạn ô nhiễm môi trưởng, phá vỡ cân bằng sinh thái... đã gây ra những bức xúc bất bình trong xã hội, làm giảm mất đi niềm vui, tình yêu và hạnh phúc của con người, giảm niềm tin về tương lai hạnh phúc trong cuộc sống.
Cuộc sống là tổng thể những hoạt động trong đời sống của con người và xã hội. Cuộc sống hiện nay đang đứng trước cả thời cơ vận hội lớn và nguy cơ thử thách đan xen nhau.
Những tiêu chuẩn, giá trị về tình yêu và hạnh phúc của con người sẽ có gì thay đổi, điều gì phải giữ gìn bảo vệ, điều gì phải đổi mới, để con người và xã hội hiện đại sống hạnh phúc hơn xưa. Để chúng ta luôn luôn khẳng định: cái quý nhất của con người là cuộc sống! Cái đẹp chính là cuộc sống! Cây đời mãi mãi xanh tươi! Tôi viết những dòng chữ này hoàn toàn là do những thực tế thôi thúc hàng ngày ở chính ngay gia đình, họ hàng, cơ quan, làng xóm, quê hương, đất nước mình.
Những khái niệm về "tình yêu và "hạnh phúc", về "mọi người" và "mỗi người", về "mục đích", "phương pháp" và "tương lai"... là những điều ai cũng thường nghĩ tới hàng ngày, chi phối mọi hoạt động của con người, rất thiết thực và cũng là muôn thuở. Cuộc sống đã tạo ra các khái niệm đó, trong mỗi con người nó luôn xuất hiện lúc thôi thúc, lúc lấp lánh, lúc trào dâng, và có ' lúc trong âm thầm sâu lắng. Vốn là những khái niệm riêng lẻ nhưng lại có quan hệ hữu cơ móc xích với nhau, tạo nên cuộc sống thống nhất không thể tách rời. Có thể do vô tình mà từ lúc còn trẻ cho đến khi tuổi già, có khi suốt cả cuộc đời mà ta vẫn chưa hiểu đầy đủ các khái niệm đó. Nhưng dù sao nó vẫn cứ cùng con người đi tới tận cùng trời cuối đất và còn nối tiếp phát triển mãi mãi. Hiện nay những khái niệm đó, thường mỗi người có những quan niệm và hiểu biết khác nhau, có khi đối lập với nhau, cho nên rất cần góp thêm nhiều lợi bàn, tâm sự trao đổi, từ xã hội đến gia đình, đến tận đáy lòng thầm kín nhất trong trí tuệ và tâm hồn mỗi con người.
Khát vọng của con người như ngọn lửa bất tận của tâm hồn và trí tuệ, luôn thôi thúc con người vươn lên không ngừng, sẽ lần lượt giải đáp các vấn đề cuộc sống đang đặt ra, trên con đường đi tới tình yêu và hạnh phúc. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, vòng đời tuy có bạn, nhưng khát vọng lại lớn lao. Người cao tuổi thường chiêm nghiệm cuộc sống đã qua, gửi lại kinh nghiệm niềm tin vào thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ biết đứng lên vai các thế hệ di trước để học tập, lao động, sáng tạo, vươn lên cuộc sống cao đẹp hơn nữa - đỉnh cao của mọi khát vọng.
Cuộc sống rộng lớn như đại dương mênh mông, biến động như phong ba cát bụi, phát triển kết tinh như đơm hoa kết trái. Tiểu luận này - mẩu chuyện cóp nhặt dông dài tản mạn này, chỉ mong gợi mở khơi dậy thêm được điều gì thiết thực về phương pháp, như tìm tia sáng nhỏ từ hạt cát bụi, từ một giọt nước long lanh. Để góp thêm vào cuộc sống của con người muôn vàn tia sáng, luyện nên thành ngọc thành vàng, như muôn vàn các vì sao lấp lánh ở trên trời và ở trong lòng đất.
Khi chúng ta bước chân vào những năm tháng đầu thế kỷ 21, ở đỉnh mốc thời gian này, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi đất nước sẽ nghĩ gì về một thế kỷ đã qua, để rồi dự báo tương lai, gửi gắm tâm tư khát vọng, cho cả một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới!
Mỗi người từ khi còn nhỏ đến khi lớn lên, ai mà chẳng cảm nhận thấy đã biết bao nhiêu lần được người khác yêu quý và mình đã yêu. Những người thân yêu đã sinh ra mình, nuôi nấng, chăm lo, vỗ về, che chở, gắn bó, sung sướng có nhau, khó khăn hoạn nạn có nhau, từ lúc ấu thơ đến khi nhắm mắt xuôi tay... với tình yêu ruột thịt...
Nhiều người đã suốt đời tu thân tích đức, làm điều thiện, làm phúc, để cầu mong cho mình, cho con cháu họ hàng và quê hương được sống yên vui hạnh phúc. Các câu chuyện cổ tích dân gian của các dân tộc trên thế giới này đều có một điểm chung giống nhau là gửi gắm những ước mơ khát vọng ngàn đời về cuộc sống hạnh phúc của con người vào những bậc thần thánh, những ông phật, bà chúa, cô tiên... có đủ phép nhiệm màu...
Nói về cuộc sống của con người trước hết là nói về các cộng đồng quan hệ xã hội. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những giá trị cống hiến của con người là phục vụ cho mọi người và được mọi người ghi nhận. Điều kiện để cuộc sống con người có tình yêu hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng xã hội, vào mọi người.
Mỗi người vừa là cá nhân nói riêng trong cộng đồng, vừa là chủ nhân của cộng đồng, vừa sáng tạo ra tình yêu và hạnh phúc cho mình và cho mọi người, vừa được cảm nhận tận hưởng tình yêu hạnh phúc của mọi người đem lại...
Mỗi hành động của con người luôn luôn nhằm tới một mục đích nào đó. Tuổi trẻ thường có nhiều mong muốn, ước mơ đẹp. Có ước mơ nhanh đến rồi lại vụt biến đi như bong bóng xà phòng, hoặc như thần tiên trong các câu chuyện cổ tích. Có ước mơ theo đuối, thôi thúc suốt cả cuộc đời...
Thật ít có lĩnh vực nào đòi hỏi có nhiều sự linh hoạt, sáng tạo, phong phú như phương pháp. Một phương pháp cụ thể để giải quyết thành công một việc cụ thể đòi hỏi một sáng tạo và không bao giờ lặp lại y hệt như cũ. Cách mạng là thay cũ đổi mới theo sự vận động phát triển của quy luật, luôn luôn là sáng tạo. Khi đã xác định được mục đích đúng rồi, có nhiều phương pháp để đạt mục đích đó, làm thế nào để chọn được phương pháp tốt nhất...
Con người không chỉ lo cho cuộc sống hiện tại mà còn luôn lo cho thời gian sẽ đến. Cuộc sống có phát triển bền vững, có triển vọng tốt đẹp, có tương lai huy hoàng, mới thật là cuộc sống hạnh phúc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005