Không gian mới của trí thức

07:54 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Chín, 2015

Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...

Rất nhiều chuyển động trong năm 2007, hứa hẹn sẽ "kết trái". Có những chuyển động bắt đầu từ chính quyền: giải thưởng Nhà nước được trao cho Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, cho phép xuất bản tập tiểu luận được viết bằng tiếng Pháp của cụ Phạm Quỳnh. Sự "tái sinh" của Phạm Quỳnh, một nhân vật mà cả con người và tác phẩm đều phải "biến mất" trong suốt hơn 60 năm qua, chẳng phải là việc dễ dàng.

Có những chuyển động bắt đầu từ dân chúng, đặc biệt là những công dân trẻ tuổi. Họ đã thể hiện vai trò của thế hệ mình trước các vấn đề thời cuộc. Không có gì phải ngạc nhiên về điều đó Việt Nam đã đứng bên cạnh cộng đồng quốc tế, đã tiếp cận với những chuẩn mực văn minh và từng bước, không thể không ứng xử theo những gì mà thế giới đang có.

Nhắc lại Trần Dần, Lê Đạt, Phạm Quỳnh..., nghĩ về sự "phân tuyến" mà thấy thấm hơn cả "tem phiếu”. Sự bao cấp và độc quyền các chuẩn mực, các giá trị văn hoá, tinh thần, không chỉ khiến cho nhiều nhân vật và tác phẩm phái chịu một số phận như vậy, mà còn tác động tới dân trí, một cách lâu dài.

Sự im lặng của trí thức

Trí thức luôn là lực lượng được chờ đợi trước những thời điểm quan trọng. Kinh tế đang tiệm cận với nhưng chuẩn mực của thị trường. Cấu trúc xã hội cũng muôn phần thay đổi. Các lực lượng khác của xã hội, bằng mọi cách, đã thể hiện mình. Trong khi, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, "trí thức thì im lặng". Nhà văn Nguyên Ngọc cũng quan sát và có cùng nhận xét, nhưng vấn đề theo ông, bởi vì: "Chúng ta có một số nhà trí thức có tư cách nhưng chưa có một tầng lớp trí thức".

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng lý do để Việt Nam chưa có được một "tầng lớp trí thức" là vì "tập tính dân tộc". Mặt khác, theo ông Quốc, "không có tư hữu, không có tầng lớp sở hữu làm sao có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa".

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói, trong lịch sử, Việt Nam chỉ có các nhà Nho chứ chưa có các trí thức. Ông Nguyên dẫn nghiên cứu của Giáo sư Trần Đình Hượu: Từ nhà nho truyền thống, đến thế kỷ XVIII - XIX, khi các đô thị như "Kinh kỳ, phố Hiến" xuất hiện, ta có những "nhà nho tài tử", khi Pháp vào, ta có những "nhà nho Cần Vương", đến thời du nhập tư tưởng phương Tây, ta có những “nhà nho cải cách” như Phan Chu Trinh, rồi "nhà nho cách mạng" như cụ Hồ.

Trí thức (mà ta đang gọi hiện nay) chỉ có nhân cách với lõi là "kẻ sĩ" chứ tư cách trí thức với nghĩa có thái độ dấn thân, dám bảo vệ chính kiến thì còn yếu. Chính vì vậy, mà theo nhà sử học Dương Trung Quốc, có những bậc "đại trượng phu”, trước thời cuộc, khi dân chúng chờ đợi họ lên tiếng cho dân tộc thì họ chỉ có thể "giữ lấy lễ" cho chính mình.

Ông Dương Trung Quốc bày tỏ sự thất vọng khi chứng kiến, trong một cuộc tiếp xúc giữa một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng với trí thức, một vị "trưởng thượng" đã đứng lên để hỏi: "Vì sao có ngày doanh nhân mà không có ngày trí thức?" Một trí thức khác thì khiếu nại: "Tôi vừa về hưu là hộ chiếu đỏ bị thu lại ngay". Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa nói: "Không thể cứ có bằng cấp là trở thành trí thức". Không thể có trí thức khi khát khao của những người có bằng cấp là chức tước, là bổng lộc thay vì tự do.

Không gian tự do

Khát khao tự do chính là yếu tố quyết định để Việt Nam có một thế hệ trí thức - nhà nho tham gia kháng chiến. Chính vì thế mà theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cách mạng có một thế hệ vàng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Phan Khôi...

Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá cao việc trao giải cho các nhà văn thuộc phong trào Nhân văn giai phẩm. Theo ông, phải biết, chỉ cách đây chưa tới 30 năm, nhà thơ Hoàng Hưng đã từng phải chịu “ ba năm cải tạo” vì "tàng trữ" tập thơ Kinh Bắc của Hoàng Cầm, mới thấy ý nghĩa to lớn của việc tập thơ này có tên trong danh sách tác phẩm được giải thưởng Nhà nước.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên nói: "Mối quan hệ giữa văn nghệ và lãnh đạo thời kỳ đầu đã được mô tá như thời "Nghiêu Thuấn". Tổng bí thư Trường Chinh đã từng tranh luận suốt ba ngày với họa sĩ Tô Ngọc Vân về quan điểm "quần chúng hoá sinh hoạt", "kháng chiến hoá văn nghệ". Cho dù phần thắng cuối cùng không thuộc về ông Tô Ngọc Vân, nhưng dù sao thì thời đó, dân chủ vẫn tồn tại.

Hầu hết những trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến đều vì "độc lập dân tộc". Tuy nhiên, theo ông Nguyên Ngọc, khát vọng lớn nhất của trí thức là tự do. Đó là lý do vì sao khi hoà bình lập lại thì nhu cầu dân chủ và tự do xuất hiện. Trong tình huống ấy, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, nếu không có một không gian tự do đủ để tiếp cận với sự thật thì không thể nào tạo ra và tồn tại một tảng lớp trí thức thực sự.

Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa nói, tri thức Việt Nam đang được lưu giữ một phần ở trong nước và một phần tản mạn khắp nơi ở hải ngoại. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, gom lượm tri thức đã khó, từ giới có học, có bằng cấp, tạo thành một lớp trí thức có năng lực khám phá, có đầu óc phản biện, có dũng khí đứng vững như cây thông lại càng khó hơn. Theo ông, khi Nho giáo suy tàn, nền Tây học chưa ổn định, khó mà hình thành một tầng lớp trí thức Việt Nam có ban lĩnh và có khả năng phân tích phân biện.

Không thể thay đổi lịch sử nhưng vẫn có thể học từ lịch sử. Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá cao việc trao giải thưởng Nhà nước cho những nhà văn trong phong trào Nhân văn... Tuy nhiên ông cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để hoá giải quá khứ. Không chỉ là số phận của một số văn nghệ sĩ, trí thức mà còn là sự ngẩng cao đầu của một dân tộc.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần phải có "một nền chính trị tham dự" thế mới nâng cao dân trí được. Bao cấp, nhiều khi sẽ dẫn đến sự trói tay cả một dân tộc. Không chỉ hình thành một tầng lớp trí thức đủ mạnh và có tư cách, theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, "Giữ quốc gia thời nay không thể chỉ duy nhất trông cậy vào Nhà nước, (phải có) một xã hội dân sự phát triển như trăm nghìn thành luỹ mới mong gìn giữ được những gì đã thuộc về người Việt Nam".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Sự trung thực của trí thức

    30/08/2014Lê ĐạtTheo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Nguyễn Hiến Lê, người trí thức chân chính

    29/09/2013Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trứ tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với 122 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhỏ, mà ít ai nhấn mạnh đầy đủ đến khía cạnh ông là một trí thức chân chính thể hiện ở thái độ yêu nước thương dân chân thành,lúc nào cũng bận bịu việc đời, trăn trở với những nỗi thăng trầm của dân tộc cũng như về những vấn nạn của thế giới mà số phận của dân tộc không thể tách rời...
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Điểm hẹn của trí thức toàn cầu

    12/01/2006Minh Hoàn“Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” là lời khen tặng của tờ New York Times dành cho trang web http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • xem toàn bộ