Lạc sở hữu

06:18 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Tám, 2015

Khi doanh gia đọc sách Phật là cốt tìm một chút lắng đọng trong tâm hồn. Nhưng không ngờ từ những giờ phút bình yên nay lai nhận biết thêm nhiều điều mới mẻ sâu sắc... Quả, triết lý nhà Phật có sức hấp dẫn dù lòng người, kể cả những người quanh năm bận rộn mua và bán.

Sách Phật viết rằng: có một bài kinh do Đức Phật dạy cho đại thương gia Anàthappindika nói về bốn niềm hạnh phúc an lạc của doanh gia: lạc sở hữu, lạc thu dụng, lạc không mác nọ và lạc không phạm tội. Đọc đến đoạn này nhiều người trong giới kinh doanh không khỏi ngạc nhiên. Đức Phật chưa từng hoạt động kinh doanh, thế mà trong hằng hà sa số niềm hoan lạc của con người lại chắt lọc được đúng "tứ lạc” của doanh gia mà cho đến bây giờ vấn còn nguyên giá trị. Thêm nữa là qua bài Đức Phật dạy đại thương gia Anàthappindika, giới kinh doanh còn phát hiện, nhận thức của con người vào thời đại đó có nhiều điểm tiến bộ hơn thời buổi mà chúng ta đang sống. Ví dụ như: khẳng định quyền sở hữu của doanh gia, nghiệp chủ. Nhưng quan điểm mà gần 3.000 năm sau thế giới vẫn chưa tìm được sự đồng thuận. Trong hương vị của tách trà vào những ngày đầu năm mới chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm niềm lạc được Đức Phật nêu lên đầu tiên trong tứ lục của doanh gia: Lạc sở hữu.

Giả định, có ai đó cầm lòng không được, buột miệng vỗ vai nhắc nhở doanh gia: Anh (chị) kiếm thêm tiền nữa để làm gì không biết thế nào là "đủ" sao? Có thể, người hỏi sẽ nhận một câu trả lời rất tỉnh táo như sau: "Kinh doanh với chúng tôi là một cái nghiệp (không phải nghề), cũng như bác sĩ thì phải điều trị, nhà giáo thì phải day học, còn doanh gia thì phải kinh doanh vậy". Các doanh gia tư duy ràng: nếu bác sĩ chỉ vào số bệnh nhân đã điều trị để hãnh diện, nhà giáo nhìn số học sinh mình dạy để vui sướng thì doanh nhân sẽ đếm vật sở hữu để tự hào. Đó là vì họ đi tìm kiếm niềm lạc trong sở hữu. Với doanh gia, sở hữu càng nhiều thì lạc càng cao!

Chính nỗi khát khao, niềm đam mê sở hữu ngày một nhiều đã trở thành động lực thúc đẩy các doanh gia, nghiệp chủ không ngừng mở rộng các loại hình đầu tư kinh doanh, sản xuất. Nhiều khi vì trách nhiệm với doanh nghiệp, cộng đồng, đất nước các doanh gia đã chấp nhận đương đầu với những cam go ở chốn thương trường (đôi khi quên cả hưởng thụ bản thân). Trên đường tìm kiếm, tích luỹ thêm vật sở hữu từ sự làm giàu chính đáng, các doanh gia luôn ý thức hướng niềm "lạc" của riêng mình hòa quyện vào hạnh phúc chung của cộng đồng và thịnh vượng chung của dân tộc vì thế họ được xã hội tôn vinh. Niềm an lạc của doan gia được nhân lên gấp bội.

Ngay từ thời kinh tế mới manh nha thì sư văn minh, giàu có thịnh vương của nhiều bộ tộc, nhiều quốc gia đá có sự tham gia của giới doanh gia, nghiệp chủ. Ngày nay, trong thời toàn cầu hóa, sự hưng thịnh của nền kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghê và cả tiến bộ xã hội cũng không thể thiếu sự đóng góp quan trong của tầng lớp này với nhiều tư cách: lúc giữ vai trò quyết định trên mặt trận kinh tế, khi giữ vai trò xúc tác giữa các giới khác nhau trong xã hội và thường xuyên chung vai, hỗ trợ chia sẻ với Nhà nước, nhất là vào những thời điểm kinh tế chất vật, khó khăn. Lạc sở hữu như thế thật đáng trân trọng.

Tuy vậy, muốn được lạc từ sở hữu không hề đơn giản, vì nếu niềm lạc mà đạt được dễ dàng như nhặt một cái lá rơi thì chẳng còn là "lạc" nữa. Thương trường rất khe khắt, kén chọn người tham gia. Hiện nay số người được hưởng lạc từ sở hữu như thế ở nước ta, so với các nước bạn, chưa phải là nhiều. Nhằm khuyến khích tầng lớp doanh nhân nhân lên gấp bội trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm công nhận trọn vẹn quyền sở hữu của họ. Không nên để một ai mang tâm trạng nghi ngại, e dè "đang vỗ béo để làm thịt? Có như thế, giới kinh doanh mới yên tâm dốc hết của cải, tâm lực ra để làm giàu và đàng hoàng giàu một cách công khai, minh bạch.

Thế nhưng, trong xã hôi không phải ai ai cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong lúc sở hữu, vì nhiều lệ: có người chỉ thích "lạc công hữu” - Có thể vì nó giống "chùm khế ngọt”(?). Có người dị ứng với lạc sở hữu vì cho nó là nguồn gốc gây ra phân hóa giàu nghèo. Thậm chí có người cho sở hữu là nghiệp chướng, tai ương, không phải “lạc", cho nên đã bỏ chốn phồn hoa chống gậy “lên non tìm động hoa vàng". Cũng có người nhìn lạc sở hữu rất khắt khe, theo họ, nguyên nhân của moi nguyên nhân gây ra chiến tranh, kỳ thị, tha hóa, lũng đoạn... cũng từ lòng ham muốn chiếm hữu.

Đương nhiên, "lạc" của giới này chưa hẳn là "lạc" của giới kia, như thế mới là lẽ tự nhiên của cuộc sống. Biết vậy, chúng ta phải cùng nhau trân trong niềm lạc của từng giới, từng người, sẵn lòng bớt lạc của mình để nhường chỗ cho một lạc đồng thuận. Đừng bao giờ vì niềm lạc của riêng mình mà xâm phạm nỗi lạc của người khác. Càng không nên vì "lạc” một người, một nhóm mà vi phạm đao đức, pháp luật, gây thương tổn cho cả cộng đồng. Nhưng cũng đừng ai nuôi mộng áp đặt người khác phải "lạc" theo kiểu của mình (cho dù rất thiện ý) và cũng đừng tìm cách tước đoạt hoặc không thừa nhận niềm lạc của nhau. Được vậy, cuộc sống sẽ cực kỳ lạc"!

Sau cùng, điều làm cho giới kinh doanh trăn trở, nghĩ suy lại chính là Đức Phật. Ngài nhận biết tỏ tường niềm hạnh phúc an lạc từ lúc sở hữu cớ sao lại thanh thản rũ bỏ nhiều thứ đang sở hữu để đi tu? Phải chăng trên cõi đời này còn rất nhiều điều lớn lao hơn lạc sở hữu mà doanh gia không phải ai cũng đủ đức độ để ngộ?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam

    29/05/2018Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Vậy nó ảnh hưởng đến con người Việt Nam như thế nào?
  • Ám ảnh trần tục nơi cửa thiền

    02/02/2017Dương TùngCách đây ít lâu, vào ngày Phật đản, trong khi Phật tử, du khách nườm nượp hành hương lên chùa Non cúng đường Đại Phật tượng Phật tổ Như Lai và vào đền Sóc lễ Thánh Gióng đầy thành kính, thì ở ngay bãi cỏ cạnh đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng) diễn ra các hình ảnh chướng tai gai mắt...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Giá của tri thức

    28/01/2016GS, TSKH Vũ Đình Cự“Tri thức, bao gồm cả tri thức về phát triển là hàng hóa công cộng toàn cầu” (J.Stiglitz), nhưng các quốc gia giàu có đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản sự truyền bá tri thức cho sự phát triển chung cứu thế giới...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Con đường dẫn đến sự thịnh vượng

    16/08/2014Nguyễn Trần BạtCó một khát vọng giống nhau giữa các cộng đồng dân tộc là khát vọng về sự thịnh vượng. Mỗi một dân tộc lại được hình thành bằng một lịch sử riêng, do vậy, mỗi dân tộc lại có một con đường riêng đi tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì có gì chung giữa các con đường đi đến sự thịnh vượng của các dân tộc? Và nếu có thì con đường ấy như thế nào?
  • Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

    09/08/2014Phan Đại DoãnNhững thành tựu của khoa học - công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến vĩ đại, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là 'thời đại tin học" ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. Dường như các khoa học về luân lý - đạo đức lại đang “tụt hậu”. Việc tìm hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ý nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn - nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc...
  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Luật sở hữu trí tuệ Sản phẩm của trí tuệ

    15/01/2007Vũ Mạnh ChuNgay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người. Đó là quyên tự do ngôn luận, tự do xuất bản, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản...
  • Công - tư chưa tỏ, chừng nên chuyện

    24/11/2006Kiên ĐịnhGần đây câu chuyện nhà công vụ rộ lên, đã làm cho dư luận xôn xao, báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Còn, các cơ quan chức năng cũng được dịp tự nhìn nhận lại mình. Mua - bán là hành vi bình thường của nền kinh tế. Vậy chuyện mua - bán này có phải là việc không bình thường? Ta hãy tìm lại đúng tên từng sự việc...
  • Đất ơi, buồn không?

    01/01/1900Kiên ĐịnhTheo số liệu thống kê, trên 75% số vụ khiếu kiện trong xã hội liên quan đến đất đai, nhà cửa, trong đó có không ít vụ khiếu kiện vẫn kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa dược giải quyết. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế rằng: Thị trường nhà đất Việt Nam kém minh bạch nhất thế giới
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Chia sẻ miếng bánh đầu tư

    16/09/2006Trần Phương Minh (Dịch từ Entrepreneur)Khi phải xác định tỷ lệ vốn sở hữu cổ phần cho các thành viên sáng lập công ty và các nhà đầu tư lúc khởi sự doanh nghiệp, bạn sẽ làm thế nào để phân chia miếng bánh hấp dẫn này một cách hợp lý nhất?
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo

    12/05/2006Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Làm chủ...

    23/07/2005Làm chủ là khái niệm từng được nhắc đến như cơm. Nhưng có lẽ không ít dịp ta cũng đã nghe ai đó nói “chán” giống như là chán cơm! Thật may đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, do tiếp cận lối mòn, hô hào suông hoặc áp đặt đơn điệu. Cách truyền tụng giáo điều sẽ hạn chế sự cảm thụ về ý niệm làm chủ và ý tưởng chuyển tải đơn điệu có thể gây méo mó cho từng bối cảnh mà khái niệm này muốn truyền đạt. Làm chủ không còn lạ nhưng chưa quen, đã cũ nhưng còn mới, biết rồi nhưng chưa hiểu hết... Vậy làm chủ thế nào?
  • xem toàn bộ