Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?
Thưa tiến sĩ Adler,
Các văn nghệ sĩ hiện thực và những kẻ hoài nghi thường đáp lại những kế họach nhằm thiết lập hòa bình thế giới hoặc công bằng xã hội bằng nhận xét: “Bạn không thể thay đổi bản chất con người.” Những quan điểm của các trường phái tư tưởng khác nhau về việc bản chất con người có thể thay đổi hay không là gì? Nếu bản chất con người không thể thay đổi, có phải điều đó có nghĩa là sự tiến bộ của xã hội là không thể xảy ra không?
M.P.R.
M.P.R. thân mến,
Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. Cái lý do khiến cách cư xử của con người luôn luôn diễn ra như thế như thế là do nó đã được quy định bởi những thuộc tính không đổi của bản chất con người – cùng những năng lực trí tuệ, cùng bản chất tình cảm đó. Cá nhân, trong đời mình, có thể thay đổi hành trang anh ta được thừa hưởng, nhưng mỗi cá nhân đều khởi sự với hành trang cơ bản như nhau.
Quan điểm thứ hai bắt nguồn từ giả thuyết về sự tiến hóa đã chi phối tư tưởng phương Tây từ thế kỷ 19. Theo quan điểm này, bản chất con người đã trải qua sự phát triển tiến hóa trong tám mươi ngàn năm gần đây. Kết cấu gen của con người đã thay đổi và điều này đã dẫn đến những thay đổi khá rõ rệt trong cơ thể và có lẽ trong cả đầu óc nữa. Một số người ủng hộ quan điểm này cho rằng một số thay đổi này đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử thành văn tương đối ngắn của loài người và hiện vẫn còn tiếp tục.
Quan điểm thứ ba là quan điểm xã hội và lịch sử cho rằng con người thay đổi theo nền văn hóa và xã hội mà trong đó anh ta sống. Những người bênh vực quan điểm này cho rằng bản chất con người được hình thành do môi trường xã hội của anh ta, và rằng con người, trong các thời đại khác nhau, là “sản phẩm của thời đại anh ta”. Những người khác lại tin rằng anh ta có thể thiết kế xã hội và bản thân anh ta theo ý chí của anh ta – “con người tạo ra chính mình.” Triết lý hiện sinh đương thời, mà nó nhấn mạnh vào khả năng tự tạo chính mình của con người, có một mối tương đồng rõ ràng với trường phái tư tưởng này. Những quan điểm như thế thường cho rằng con người không có bản chất độc lập hoặc tiền lệ, cố định cho mọi thời đại. Con người chỉ có một lịch sử và một cuộc tồn sinh thay đổi liên tục.
Có một lẫn lộn nào đó về kiểu nói, “Bạn không thể thay đổi bản chất con người”. Có thể đơn giản nó chỉ biểu lộ quan điểm truyền thống rằng con người, giống như những loài khác, có một bản chất mà về cơ bản nó vẫn giữ y như vậy chừng nào chính loài đó vẫn tồn tại. Hoặc có thể nó biểu lộ quan điểm bi quan, bảo thủ rằng những tệ nạn nào đó, như chiến tranh, chế độ nô lệ, và sự nghèo khổ là không thể sửa đổi. Những ai tuyệt vọng về việc cải thiện những chuyện này đã qui kết nguyên nhân sự tuyệt vọng của họ là do bản chất con người. John Dewey đã phản bác những suy luận như thế trong tác phẩm Human Nature and Conduct(“Đạo đức và bản chất con người”)của ông. Ông cho rằng những điều ác về mặt xã hội có thể bị loại bỏ bằng cách tạo ra một kiểu mẫu mới cho những xung lực cơ bản của con người, và bằng cách chuyển hoạt động của con người vào những hướng mới.
Về điểm này tôi có xu hướng đồng ý với John Dewey. Tôi không tin rằng những thảm họa xã hội lâu đời như chiến tranh lại xuất phát từ một điều gì đó vốn có trong bản chất con người. Mặt khác tôi đồng ý với những ai cho rằng tất cả những tiến bộ mà con người có thể đạt được đều xuất phát từ việc cải thiện những định chế, chứ không phải từ việc hoàn thiện bản chất của anh ta. Chính xã hội, chứ không phải con người, mới có thể hoàn thiện trong những giới hạn nào đó. Những giới hạn này được dựng lên bởi những mặt hạn chế không thay đổi được của bản chất con người.
Ví dụ, khi nói rằng về bản chất con người mang tính xã hội có nghĩa là con người sẽ luôn luôn cần sống trong xã hội. Hơn nữa khi nói, như Alexander Hamilton, con người không phải là thiên thần, là muốn nói rằng xã hội loài người luôn luôn cần chính quyền. Mặt khác, con người về bản chất không thích hợp với tình trạng vô chính phủ, và điều này sẽ luôn luôn như thế, chừng nào con người còn sống trên trái đất. Anh ta không thể không cần đến chính phủ, cũng y như anh ta không thể tồn tại mà không cần thức ăn hoặc bay mà không cần những phương tiện máy móc để chở anh ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015