Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Trong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực.
NHỮNG YẾU TỐ DẪN ĐẾN THỊNH VƯỢNG
- Ông là một trong số những nhà kiên thiết của các quốc gia hậu - thuộc địa hiện nay vẫn còn hoạt động và ủng hộ cho một thế giới toàn cầu hóa. Những bài học gì ông đã rút ra được về các quốc gia từ suốt 50 năm qua kể từ khi chuyển từ nghèo khổ đến thịnh vượng, rồi khủng hoảng?
- Thứ nhất, mọi dân tộc đều muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp cho mình. Để có thể làm được điều đó, họ phải xây dựng một căn bản kinh tế quốc gia đủ để cung cấp cho một cuộc sống sung tức cho mọi người.
- Điều thứ hai là, đối với những nước trẻ và mới như
- Ba là, các nước ấy phải biết tự làm cho mình giàu có, và người dân cần phải hiểu rằng họ cần phải lao động cật lực và phải hợp lực với nhau mới có thể thành công được (…)
Tất cả những thăng trầm suốt 50 năm qua tại khu vực này thật ra là nỗ lực của các quốc gia khác nhau đi tìm kiếm cơ hội đó cho dân tộc mình, một số thành công nhưng đôi khi bằng cái giá của một dân tộc khác (...).Ngày nay, cần phải nhận thức rằng, mọi phía đều có thể tham dự vào sự thịnh vượng chung. Có thể có một chiếc bánh đang lớn lên để cho ai cũng có phần cả. Có một quãng thời gian khá dài, từ chủ nghĩa thực dân đến cuộc khủng hoảng lướt qua châu Á mấy năm trước đây, để cho cái thông điệp đó có thể ngấm vào tất cả chúng ta.
Nhưng trong quá khứ đâu là nguyên nhân sự thành công của Singapore do tính chất pháp trị, hay có lẽ, do tinh thần khoan dung của các dân tộc trong cộng đồng?
Đất nước chúng tôi không phải là một xã hội đồng nhất. Nếu
Di sản của người Anh để lạicó tầmquan trọng như thế nào đối với sựthành công của
Cai trị các thuộc địa, người Pháp đã để lại một ý thức về sự văn minh: ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật... Người Anh, trái lại, để lại sau họ luật lệ và thiết chế - một hệ thống công chức, tư pháp và cảnh sát được điều khiển bởi những quy tắc, thủ tục tố tụng bảo đảm tính công bằng. Chính cái khung đó là xương sống cho sự thành công của
Nhưng có yếu tố nào khác là nguyên nhân của sự thành công nữa?
Máy lạnh, máy điều hoà không khí là phát minh quan trọng nhất đối với chúng tôi. Nó làm thay đổi bản chất của văn minh bằng cách làm cho các xứ nhiệt đới có thể phát triển. Điều này không quan trọng đối với các xứ Bắc Mỹ, Châu Âu hay Bắc Á, nhưng đối với các xứ nhiệt đới, không có máy điều hoà thì người ta chỉ có thể làm việc một số giờ, sáng sớm và sau khi mặt trời lặn thôi. Điều đầu tiên tôi làm khi trở thành Thủ tướng là cho gắn máy điều hòa vào các công sở. Đó là điểm then chốt nhất để cho bộ máy công chức làmviệc một cách hữu hiệu.
Sự toàn cầu giới hạn
- Mấy năm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á bùng nổ, ông đã nêu ra ý kiến rằng, các nền kinh tê nhỏ cần tách ra khỏi cuộc chơi, hơn làlao vào với quả bóng huỷ diệt của "tập đoàn tài chính toàn cầu”…
Điều tôi muốn nói là việc điều khiển một tập đoàn tài chính là việc không dễ dàng đối với một quốc gia nhỏ. Cần phải nhiều nămđể huấn luyện nhân viên ngân hàng, người quản lý tài chính thành thạo. Các nước nhỏ khó có khả năng đó trong một hay hai thế hệ. Trong điều kiện như vậy, nếu chạm trán với cuộc chơi lớnvề tài chính, các nước này sẽ bị hỗn loạn ngay.
- Nhưng nếu như vậy, các nước còn lại, ngoài tam giác Mỹ - Âu - Nhật ra, thì có phải là sự "phi - toàn- cầu- hóa" ?
Không đâu, các nềnkinh tế nhỏ vẫn có thể tham gia vào việc toàn cầu hóa, nhưng có hạn chế và kiểm soát nhiều hơn. Chẳng hạn, họ có thể nhận đầu tư trực tiếp để xây dựng nhà máy và bán sản phẩm của mình. Họ cần kiểm tra lại túi xem mình có bao nhiêu tiền để có những dự án thích hợp. Đó là điều mà Trung Quốc và Ấn Độ đang làm.
-Vậy theoông, thật là sai lầm khi Hoa Kỳ luôn luônhô hào một nền kinh tế tự do đối với mọi quốc gia như làlà một điều mà thế giới nên làm?
Từ sau Đại chiến thế giới lầnthứ hai (1945), nước Mỹ đã trở thành người đi giảng đạo cho cả thế giới. Nào là mọi nước phải có dân chủ, phải có thị trường tự do, tự do mọi thứ... mà không quan tâm đến lịch sử cũng như tình trạng hiện hữu của các nước này. Thế giới phải như thế nào thì tôi không biết, nhưng có một điều không hiển nhiên chút nào là cái điểm mà Mỹ tin tưởng rằng cái gì thích hợp với họ thì cũng thích hợp với mọi người khác (...) Cuộc khủng hoảng tài chính ởchâu Á mấy năm trước có một kinh nghiệm đau đớn cho chúng ta thấy thị trường tự do là điều tốt đối với những quốc gia phát triển có một hệ thống ngân hàng mạnh, có vốn cực lớn để đầu tư. Còn đối với những quốc gia nghèo hơn, không có khả năng thanh toán những mónnợ từ nguồn vay nước ngoài, thì thị trường tư bản tự do là một điều nguy hiểm.
Vậy thì cái quan niệm về "toàn cầu hóa giới hạn" có tác dụng gì trên thực tế? Chính nó đã làmcho nền mậu dịch tăng nhanh và nền kinh tế của họ tiếp tục phát triển mà không phải dấn thân 100% vào thị trường tài chính thế giới.
Giáo dục và truyền thống
-Giáo dục trong thời đại ngày nay có nghĩa là gắn liền quần chúng với truyền thông, đặc biệt là với Intemet. Singapore sẽ làm gì để đương đầu với cả một dòng thác thông tin ồ ạt, trong đó có cả điều tốt lẫn điều xấu? Ông có đồng ý với Giám đốc UNESCO khi ông này quan niệm rằng, điều mà giáo dục có thể làm là đào tạo một tính cách cho con người rồi để cho tự do quyết định chọn lựa việc phải đón nhận hoặc khước từ thông tin nào?
Về cơ bản tôi đồng ý. Nhưng chúng tôi phải nỗ lực hơn trong những năm đầu của việc đào tạo, tức trước khi trẻ em đến tuổi trưởng thành, chúng tôi cố gắng đưa vào trí óc các em những giá trị cơ bản và ngăn chặn những gì xấu xa thâm nhập. Chính quyền
- Giả sử hiện nay ông đang bắt tay vào xây dựng một quốc gia, như ông đã làm gần 50 năm về trước (thời ôngLý Quang Diệu làm Thủ tướng - VK), thì đâu là thách đố lớn nhất và con đường của ông sẽ như thế nào?
Hiện nay mà hình dung ra một tương lai, một hướng đi, thật khó hơn trước đây rất nhiều, bởi chúng ta đang tiến đến một thế giới, trong đó vị trí địa lý không còn hàm nghĩa sự dính kết của con người ở đó nữa. Anh có thể gần gũi với những người không cùng ở trong một không gian vôi anh, nhưng lại có những mối quan tâm và lợi ích giống anh, qua mạng Intemet và những phương tiện truyền thông khác.
Trong quá khứ, những con người cùng chia sẻ một mảnh đất chung phải gắn kết với nhau bằng cách bảo vệ mảnh đất đó để sống còn. Còn với những phương tiện truyền thông trên khắp địa cầu ngày nay, người ta có thể làmviệc bất cứ nơi nào và bất cứ điều gì. Đối với một quốc gia non trẻ, đa sắc tộc và không có một lịch sử lâu dài như
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt