Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị
Bước vào thời đổi mới và mở cửa Việt
Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được một cách triệt để kịp thời và có hiệu quả bằng các lý do cao cả và các hoạt động rầm rộ nên rõ ràng việc ngăn chặn nguy cơ này ít nhất phải bắt đầu tư việc tìm hiểu cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
Xây hóa ra cất?
Thật ra không có một ranh giới rạch ròi giữa văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể. Một giá trị văn hóa vật thể luôn mang kèm trong nó các yếu tố không thể cân đong đếm, còn một giá trị văn hóa phi vật thể luôn luôn phải tồn tại, biểu hiện dưới các hình thức, dạng thức vật chất cụ thể của thực tại đương thời. Một ngôi chùa cổ kính tự nó toát ra dáng cách trầm mặc trang nghiêm không thể có ở mộtt vũ trường, một bài thơ nhất định phải được bảo lưu và phổ biến bằng chữ viết hay ngôn ngữ.
Các giá trị văn hóa vật thể nói
Đối với các giá trị văn hóa vật thể, tình hình mất mát rất dễ nhìn thấy, nhưng ngoài các hiện tượng loại lấy cắp tượng Phật, đào trộm lăng mộ, buôn lậu đồ cổ… tóm lại là gây ra sự chuyển dịch, thay đổi bất hợp pháp các giá trị này trong không gian còn có việc gây ra sự chuyển dịch, thay đổi tuy hợp pháp nhưng lại phản văn hóa mà đáng tiếc là hầu như các cơ quan Nhà nước mới có thể gây ra đối với các giá trị văn hóa vật thể. Khi người ta trùng tu khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh cứ như xây dựng một sân vận động, khi người ta để mặc nhiều biệt thự ở Đà Lạt bị những người vô gia cư chiếm dụng làm nhà riêng biến thành các khu chung cư, khi người thắng tay bóc hết những phiến đá xanh trên một số đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh để chỉnh trang đô thị bằng bê tông và gạch con sâu, khi người ta xây dựng đường cáp treo cho du khách lướt xuống lượn lên trên chùa Yên Tử… thì không một di sân văn hóa nào có thể được giữ gìn chứ đừng nói tới chuyện được kế thừa, tiếp nối. Các giá trị văn hóa vật thể chứa đựng trong chúng một không gian đồng thời tồn tại trong không gian đã đành, nhưng các không gian vật lý ấy luôn gắn liền với các không gian tâm lý - văn hóa có cấu trúc tương ứng. Cho nên việc thay đổi không gian vật lý bên trong vả bên ngoài với các quan hệ vật thể vốn cỏ của các giá trị văn hỏa vật thể
Rối do thái quá
Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể thì vấn đề có phần phức tạp hơn. Mang tính độc lập tương đối với hình thức vật chất của chúng, các giá trị văn hóa phi vật thể có một phương thức tải sản xuất mở rộng linh hoạt và hiệu quả hơn so với các giá trị văn hóa vật thể, chẳng hạn có thể tách những câu khác nhau trong Truyện Kiều để làm một bài thơ khác (tập Kiều), hay chọn những câu của nhiều bài thơ Đường khác nhau ghép thành một bài thơ mới (thơ tập cổ), nhưng rất khó làm điều tương tự với các món đồ cổ hay lăng mộ đình chưa. Bên cạnh đó, so với các di sản văn hóa vật thể, quan hệ giữa các di sản văn hóa phi vật thể mang tính hệ thống chặt chẽ, phức hợp hơn.Một bộ đồ trà cổ chẳng may bị vỡ một cái chén thì những ấm chén còn lại bị lẻ bộ chứ không tồn hại gì nhưng một nghề thủ công cổ truyền mất đi thì như trong một phản ứng dây chuyền, một số lễ hội phong tục nghềè nghiệp sẽ mất theo, hàng loạt từ ngữ, thành ngữ, tiếng nóng nghề nghiệp sẽ mất theo. Chính vì thế nên hiện nay ở Việt
Nếu thừa nhận các giá trị văn hóa phi vật thể luôn cần tới hoạt động sử dụng - tiêu dùng, các giá trị văn hóa của con người mới có thể tồn tại và phát triển, mới xác lập được mối quan hệ với thực tiễn xã hội thì quan hệ ấy được xác định chủ yếu trên cơ sở chức năng. Dĩ nhiên chức năng của các giá trị văn hóa phi vật thể có thể mở rộng hay thu hẹp, giữ nguyên hình hay được khuôn nắn lại, tóm lại là có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng luôn luôn có một cái ngưỡng tiên thiên, một giới hạn nhất định cho sự thay đổi này. Các nhà buôn người Hoa có thể tới nhiều đình chùa miếu mạo cúng bái khấn khứa đủ loại thần thánh phù hộ mình làm ăn phát tài, nhưng không ai lại tới Văn miếu xin Khổng Tử giúp mình buôn may bán đắt. Đây không phải là họ không tín nhiệm Khổng Tử, mà vì Khổng Tử không có chức năng giúp đỡ họ trên thương trường. Quan hệ với thực tiễn xã hội và chức năng trong thực tiễn ấy là không gian tồn tại của các giá trị văn hóa phi vật thể. Phương thức hủy diệt và triệt tiêu luôn ăn khớp với phương thức tồn tại và phát triển nên sự mất mát các giá trị văn hóa phi vật thể cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động sử dụng - tiêu dùng của cơn người. Nói cụ thế hơn, nêu tính chức năng là yếu tố hàng đầu làm nên giá trị của các giá tri văn hóa phi vật thể, thì sự mở rộng thái quá chức năng sẽ khiến chóng biến chất - tha hồ còn sự thu hẹp thải quả chức năng sẽ khiến chúng bi hủy diệt - triệt tiêu. Ví dụ cho trường hợp thứ nhất là việc người ta tạc tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ ở bãi tắm Suối Tiên để làm vui mắt các Tiên Dung và Chử Đồng Tử của thời hiện đại, và ví dụ cho trường hợp thứ hai là khi xây dựng Văn miếu Trấn Biên ở Biên Hòa người ta đã đưa Khổng Tử ra khỏi điện Đại Thành. Các cung cách mở rộng hay thu hẹp không gian chức năng không theo quy luật nào và không có chuẩn tắc gì ấy không những nhiều khi vi phạm các quy định pháp lý và chuẩn mực đạo lý mà trong hầu hết trường hợp còn đưa tới sự hạ thấp hay tâm thường hóa các giá trị văn hóa phi vật thể và dù nhiều hay ít cũng đẩy chúng vào một tình trạng rối loạn chức năng. Giữa các giá trị văn hóa phi vật thể lại có những mối quan hệ phi vật thể không thể tách rời, nên nếu đã có đường Trần Hưng Đạo B tách Trần Quốc Tuấn làm hai nửa còn dính với nhau trong một không gian hành chính thì tự nhiên sẽ có. Cơ sở massage Hung Vương dùng danh hiệu Quốc tổ làm bảng hiệu để các “thượng đế” tiện cfó mặt bằng khi muốn về nguồn.
Giữ mà phá, thêm mà bớt
Qua lịch sử trong mọi di sản truyền thống đều có những yếu tố bị đào thải ở một mức độ nhất định, điều đó là quy luật. Nhưng ngược lại, với việc đào thải việc bảo vệ và kế thừa các giá trị truyền thống cũgn là motọ quy luật trong văn hóa của loài người. Cho nên nếu hiện nay ở việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh