Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam
Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt
Có một nền văn hoá Việt
Theo A. Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá. Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCOxem văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt
Những điều kiện về lịch sử, vị trí và bản sắc dân tộc, đặc tính con người Việt
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã khẳng định: có một nền văn hoá Việt
Nền văn hoá Việt
Bà Rosamaria Durand, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã nhận xét: các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam như Quần thể di tích Huế - công nhận năm 1993, Phố cổ Hội An - 1999 và Thánh địa Mỹ Sơn -1999 là sự minh chứng cho truyền thống văn hoá và cũng là sự công nhận của thế giới đối với di sản văn hoá giàu có của Việt Nam. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Chúng ta cũng đang tiếp tục khai thác và chuẩn bị các tư liệu chọn lọc, luận cứ sắc sảo, thuyết phục để tiếp tục giới thiệu với thế giới các di sản khác như di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa; di sản văn hoá phi vật thể Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Múa rối nước, Nghệ thuật cồng chiêng, Hát ca trù. Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất tự hào về những danh nhân văn hoá đã được thế giới công nhận và tôn vinh như:Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.
Có thể dễ dàng nhận thấy, chúng ta có một nền văn nghệ giàu giá trị nhân bản. Bên cạnh nguồn mạch lớn gồm các tác phẩm giàu tinh thần yêu nước là nguồn mạch văn chương giàu giá trị nhân bản. Tinh thần nhất quán là trân trọng con người và thiết tha với trách nhiệm giải phóng con người. Tiêu biểu là những tác phẩm như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương...
Những vấn đề đặt ra
Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt
Tuy vậy, trên nửa thế kỷ qua, với đường lối văn hoá - văn nghệ của Đảng, cùng chính sách coi trọng và tôn vinh văn hoá dân tộc của Nhà nước, chúng ta bước đầu đã xây dựng thành công một nền văn hoá - văn nghệ mới, đậm đà bản sắc dân tộc và tiên tiến với nhiều di sản văn hoá được giới thiệu và thế giới công nhận. Nhiều tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc được sáng tạo và có giá trị vững vàng trong đời sống văn hoá hiện đại. Trong xây dựng nền văn hoá mới ở thời kỳ đổi mới của đất nước, có nhiệm vụ khôi phục di sản văn hoá truyền thống còn tiềm ẩn.
Những di sản văn hoá còn ẩn kín trong lòng đất.
Ngày nay, qua khả năng khai thác và khám phá của khoa học hiện đại, ít có di sản văn hoá vật chất quy mô nào tồn tại trên mặt đất mà chưa được khám phá. Không còn nữa hiện tượng tìm thấy một Angkor Thom, Angkor Vat giữa rừng sâu bị cây cối che phủ trên đất nước Campuchia hay việc tìm thấy một Đà Lạt trên cao nguyên Lang Biang của rừng núi Tây Nguyên Việt Nam... Những vùng văn hoá lớn như óc Eo, Sa Huỳnh là những chứng tích bồi đắp thêm sự phong phú, kéo dài và phát triển của lịch sử và văn hoá dân tộc. Khảo cổ học đã và đang tìm ra những dấu tích văn hoá dưới lòng đất. Đất nước chúng ta là một dải thống nhất, dù có mở rộng về phía Đông hoặc đi về hướng Nam thì chứng tích văn hoá của người Việt vẫn sẽ giữ vững tính nguyên vẹn hoặc kết hợp hài hoà với văn hoá của các vùng đất nước: những trống đồng được tìm thấy ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp phần nói lên ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Đông Sơn. Cồng chiêng có mặt trong lễ hội và đời thường của nhiều dân tộc, từ người Mường ở miền Bắc đến các dân tộc Bana, êđê ở Tây Nguyên đã tạo thành một nền văn hoá cồng chiêng.
Khu vực thứ hai còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá là văn hoá làng. Làng thời xưa là đơn vị nhỏ nhưng ổn định trong cơ cấu xã hội của chế độ phong kiến (gia đình, làng, nước). Làng là đơn vị có tổ chức hành chính, có tuần tra, bảo vệ, có thời vụ cấy cày theo nông lịch, có lớp học của các thầy đồ dạy chữ. Làng là đơn vị kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp tuy ít giao lưu nhưng ổn định, bền vững. Làng có cơ cấu khép kín nhưng cũng mở để tiếp nhận giá trị bên ngoài. Cơ cấu của làng tích tụ theo thời gian nhiều giá trị trong đó có những giá trị tinh thần. Theo tháng năm, làng có những phong tục tập quán được duy trì. Không có sự phân bố và phân công cụ thể nhưng sự phát triển tự nhiên đã hình thành nên các loại làng thuần nông, làng nghề, làng có giao lưu thương nghiệp. Có làng quy tụ và tập trung nhiều vào chuyện học hành, nổi lên trong vùng với tính chất làng khoa bảng. Tính theo khu vực, làng cũng có những đặc điểm chịu sự chi phối chung như: làng Bắc Bộ,
Một khu vực lưu giữ nhiều giá trị văn hoá chưa được phát hiện đánh giá đầy đủ là các văn hoá phi vật thể. Dường như ở miền đất nào của đất nước ta cũng có những di sản văn hoá phi vật thể, thường quy về các loại hoạt động như: ca nhạc, điệu múa, văn học dân gian, lễ hội, hội hoạ, điêu khắc, văn tự,Điều khó khăn trong việc đánh giá các giá trị văn hoá phi vật thể thường là: đối tượng nghiên cứu mang tính chất trừu tượng, ít xác định và nhiều khi lại trôi nổi ở nhiều khu vực. Di sản phi vật thể thường có nhiều dị bản, nhất là những tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tiêu chí đánh giá và chọn lọc cũng là một vấn đề lớn. ở đây có hai phương diện cần chú ý: một là, chất lượng của đối tượng nghiên cứu tồn tại khách quan như những phẩm chất, giá trị tinh thần tương đối ổn định; hai là, sự tiếp nhận của thời đại với nhữnggiá trị này. Nhã nhạc cung đình Huế là một ví dụ. Văn hoá phi vật thể này đã có cội nguồn từ lâu trong nhạc cung đình qua nhiều triều đại và đã được hoàn thiện ở thời Nguyễn. Sau Cách mạng tháng Tám, đường lối văn nghệ của Đảng yêu cầu nền văn hoá cách mạng phải biết tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, ở khu vực nghệ thuật cung đình phục vụ cho sự giải trí của vua chúa nên những giá trị của loại hình nghệ thuật này không được chấp nhận và tôn vinh ngay lúc đó. Phải có thời gian tạo độ chín cho sự tiếp nhận. Và ở đây cần có những nhân tố khách quan của các tổ chức văn hoá quốc tế góp phần cho sự công nhận giá trị văn hoá từng dân tộc.
Những giá trị văn hoá kết tinh thời hiện đại
Một trong những đường hướng bồi đắp những giá trị của văn hoá dân tộc là phần đóng góp của hiện tại. Khuynh hướng chung của các dân tộc khi đánh giá các hiện tượng văn hoá mới cũng phải chờ đợi sự lắng lại và đánh giá của thời gian (ở Mỹ, phải sau 35 năm giải thưởng Landmark mới được trao cho toà nhà lớn và đẹp của hãng Ford ở New York). Chế độ xã hội mới sau 6 thập kỷ phát triển đã tạo nên nhiều giá trị văn hoá lớn đang được thử thách với thời gian.
Những thành tích và kỳ tích trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội nếu được gìn giữ, tôn vinh sẽ trở thành những di sản văn hoá. Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong những ví dụ cụ thể, nơi đây lưu giữ những di tích lịch sử về một trong những chiến thắng lớn của dân tộc, đồi Him Lam, đồi A1, là những di tích có sẵn, nay cần được tô điểm thêm bằng những tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, những cung văn hoá, nhà hát, đường phố, công viên. Theo thời gian, di tích lịch sử này sẽ trở thành di tích văn hoá của thời hiện đại... Có thể kể thêm những kỳ tích - dù xuất phát không phải là những công trình văn hoá - nhưng tính chất, quy mô, sự sáng tạo công phu và tài tình của hàng vạn người phục vụ cho mục đích lớn lao của dân tộc đã tạo nên những di sản văn hoá có tầm vóc của thời đại như đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Linh.
Một trong những đóng góp của nền văn hoá mới là việc tổ chức những lễ hội. Các lễ hội gắn với những kỷ niệm về sự hình thành của một vùng đất, một thành phố, một chiến tích lớn và các hình thức liên hoan định kỳ như Festival Huế, Festival về con đường di sản miền Trung, Festival hoa Đà Lạt. Hoành tráng, nhiều màu sắc, hiện đại là những đặc điểm chung của các lễ hội trong mấy năm gần đây (kỷ niệm 990 năm Thăng Long, Festival Huế, kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ,…). Có lễ hội huy động hàng ngàn diễn viên, hàng vạn quần chúng tham gia, nhưng rồi tất cả có thể sẽ trôi qua theo dòng thời sự. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết lưu giữ lại, cắm lại qua những mốc có những đặc điểm riêng tiêu biểu về văn hoá của một vùng đất, một chiến tích trong tổ chức lễ hội, liên hoan. Đất nước bước vào vận hội mới nên văn hoá cũng phát triển với quy mô hoành tráng, hiện đại hơn. Chúng ta đã và đang xác định những tiêu chí mới tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc cho những giá trị văn hoá. Hàng vạn gia đình văn hoá mới hình thành trên khắp đất nước xây dựng nếp sống văn hoá mới, hàng trăm trường đại học đang mở ra khắp nơi. Dân tộc ngày xưa hăng hái chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đang trở thành dân tộc ham đọc sách, ham hiểu biết để xây dựng cuộc sống mới. Những giải thưởng khoa học của quốc tế và trong nước góp phần tôn vinh nền khoa học của dân tộc. Văn hoá đang trở thành một yếu tố nội sinh tích cực, nhân tố quan trọng góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ lịch sử mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu