Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.
Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm? Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân, song giáo dục pháp luật phải gánh lấy trách nhiệm về chất lượng giáo dục trước công luận. Mặc dù trước đó, rất nhiều hội nghị, hội thảo cấp bộ, cấp ngành được tổ chức, để bàn phương hướng, kế hoạch...
Trước hết, nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường quá khô khan, biên soạn cứng nhắc trên cơ sở bám sát văn bản pháp quy, không truyền cảm đối với cả hai đối tượng: người dạy và người học. Đã không có cảm xúc, người dạy và người học miễn cưỡng tiếp thu bài để lấy điểm, để thi cử và sau đó, chẳng nhớ được bao nhiêu điều đã học. Nếu so sánh chất lượng biên soạn các bài học, bài đọc thêm của môn giáo dục công dân, môn đạo đức trong vòng 10 năm trở lại đây không thấy có gì hay hơn, hấp dẫn hơn (dù tiêu chí đổi mới luôn được đặt lên hàng đầu). Thử ngồi đọc một số tài liệu giáo dục công dân đang sử dụng cho học sinh phổ thông, phụ huynh sẽ gặp những mẩu chuyện, mẩu đọc thêm được trích dẫn vội vàng, cẩu thả từ báo X, báo Y... văn chương là thứ yếu còn kiến thức thì lạc hậu - một cách biên soạn không cần hay miễn đừng sai chủ trương (Xem: Tài liệu giáo dục công dân THCS). Giảng đạo đức, luân lý, pháp luật như thế chả trách trẻ tiếp thu như “nước đổ đầu vịt”.
Học và hành chiếu lệ nên vừa học xong, rời khỏi trường lớp, học sinh đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm lập tức quy cho ban giám hiệu, cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn giáo dục pháp luật thuộc diện “vô can”. Thực tế cho thấy việc học sinh thường xuyên vi phạm trật tự và an toàn giao thông đều học tốt, điểm cao môn giáo dục công dân. Có lần, một cụ già bán vé số cúi xuống nhặt một chiếc đinh trên vỉa hè, cụ bảo đó là điều mình đã được học từ những năm còn bé ở trường. Tôi chạnh nghĩ: “Không chừng trong số bọn rải đinh ra đường, có một số kẻ học giỏi môn giáo dục công dân”. Chất lượng giáo dục và đào tạo đáng kể là ở đây - một việc nhỏ trên vỉa hè.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm