Người thiếu văn hóa sẽ ứng xử theo kiểu bản năng

02:10 CH @ Thứ Ba - 15 Tháng Tám, 2017

Văn hóa còi xe, hay rộng hơn là văn hóa ứng xử nói chung, là những thứ ăn vào tiềm thức, gốc rễ. Con người thiếu văn hóa, thì sẽ ứng xử theo kiểu bản năng, và gây cho người xung quanh những sự khó chịu không đáng có. (Tran Ngoc Trung)...

Là một người Hà Nội, tôi thực sự thấy buồn khi thấy các công trình xây dựng nham nhở, với những đống phế thải vứt bừa bãi. Đường sá mù mịt bụi, người đi đường tứ tung khẩu trang, lực lượng vệ sinh môi trường quét dọn không xuể, trong khi những xe tải chất đầy những nguồn gây bẩn cho đường phố, vẫn cứ tơ hơ, mải miết chạy trên đường, chả cần đoái hoài đến văn hóa hay ý thức của một người tham gia giao thông.

Rồi những con đường đẹp mới mở, cùng với những dãy nhà lô nhô cái cao cái thấp, cái nhô ra cái thụt vào như một sự đối chọi đến phản cảm mà bất kỳ ai cũng cảm nhận được mỗi khi đi trên con phố mới và ngước nhìn.

Đó là còn chưa kể đến những con lươn, con trạch cái gồ lên cái hõm xuống được hình thành từ việc chôn ống nước, chôn dây điện ngay sau khi con đường được trải nhựa mới phẳng lỳ.

Rồi còn rất nhiều những điều có thể gọi là “chướng tai gai mắt” nữa. Thiết nghĩ, những điều đáng buồn đó có đáng để tồn tại như một quy luật tất yếu không? Phải chăng năng lực thì có hạn mà công việc thì bộn bề, còn nhiều thứ khác phải ưu tiên hơn không?

Hà Nội quanh Hồ Gươm vẫn đẹp, mặc cho những phát triển ồ ạt quanh mình. Nhưng Hà Nội ở Đống Đa, ở Thanh Xuân sao lại không đẹp được thế? Âu vẫn là tầm nhìn và văn hóa ứng xử mà thôi.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • “Hà Nội đang được quản như một cái làng”

    25/12/2006Dưới góc nhìn của những người ít nhu cầu ra phố buổi tối, lệnh cấm một số loại hình dịch vụ hoạt động quá 12h đêm mới đây của thành phố Nội không có vấn đề gì. Nhưng với nhiều người khác, đó là sự giới hạn nhu cầu của người dân, quyền tự do buôn bán, thậm chí can thiệp vào một nét văn hóa truyền thống của người Nội.
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • xem toàn bộ