LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…"/>LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…"/>

Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

03:33 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Chín, 2006

Ngày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…

Trong thời kháng chiến chống Pháp, có một sinh viên trường Y chỉ sau mấy năm cầm quân chiến đấu đã khiến giặc Pháp phải khiếp sợ trên đường số 4 rực lửa, nhưng vì thành kiến giai cáp anh đã không được tiếp tục phát huy tài năng của mình trên con đường binh nghiệp. Như vậy trong các câu chuyện kể trên, có 4 trường hợp khác nhau: Người nổi tiếng có tài thực sự, người lãnh đạo phải tìm đến khẩn khoản mời người ta ra giúp nước, người tài tự thấy mình có đủ khả năng tìm đến minh chủ, sẵn sàng đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp lớn, người lãnh đạo có con mắt tinh đời giao đúng việc cho đúng người tất sẽ phát huy được tài năng tiềm ẩn, người đã thể hiện có tài năng, nhưng vì thành kiến không được dùng thì tài năng ắt cũng bị thui chột.

Trên đây là nói về những nhân tài trong thời dựng nước, người lãnh đạo biết trọng dụng thì nghiệp lớn mới thành.

Bây giờ sau gần 30 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã mất một nửa thời gian bảo thủ trì trệ vì tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý chí của một số người trong giới lãnh đạo quan liêu và độc đoán. Không phải khi đó đất nước thiếu người tài, nhưng tất cả những ý kiến đóng góp trung thực cho lãnh đạo đều bị gạt đi. Từ khi có đường lối đổi mới, nước ta đã có những bước tiến dài trên mọi mặt của cuộc sống và một số nhân tài cũng đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Nhưng rất đăng tiếc là ở cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước đã không có được những quân sư lỗi lạc tầm cỡ Khổng Minh hoặc NguyễnTrãi để xoay chuyển nhanh tình thế.

Vậy phải chăng hiện nay ta hoàn toàn vắng bóng những người có khả năng kinh bang tề thế? Tôi cho rằng hiện nay ta đang cố những tài năng như vậy, họ đang ở trong nước hoặc vì hoàn cảnh nào đó đang phải sinh sống ở nước ngoài. Người có tài thường hay có tật, nói thẳng khónghe, mình lại cho họ đối lập với mình thì dùng sao được? Trong số đã ra đi, nhiều người trong lĩnh vực khoa học đã có tầm cỡ thế giới: Hội nghị vật lý vừa qua chứng tỏ điều đó. Còn trong lĩnh vực kinh doanh tôi được biết có ông hiện nay là Giám đốc Công ty thương mại Hàng hải tại Hoa Kỳ. Trước giải phóng ông ta là chủ một hãng tàu buôn lớn có máy chục tàu thủy ở SàiGòn. Sau giải phóng toàn bộ tài sản của ông bị tịch thu, ông thu xếp cho vợ con sang Mỹ. Còn ông vào trại cải tạo với một thái độ bình thản vì am hiểu quy luật khách quan của chế độ. Thái độ của ông trong trại cải tạo đã được sự mến phục của cán bộ cải huấn, nên thời gian cải tạo của ông được rút ngắn. Sau đó ông xin được sang Mỹ đoàn tụ với gia đình và không lâu sau ông đã lập được Công ty Thương mại Hàng hải to lớn hơn xưa. Bây giờ hàng năm ông về nước gặp bạn bè và năm nào cũng tặng 4 triệu tiền học bổng cho học sinh trường Bưởi Chu Văn An. Tôi cho rằng ông thật sự là một người yêu nước, một tài năng kinh doanh. Nêu thực tâm tìm đến chắc rằng ông ta cũng có thề đóng góp gì đó cho đất nước. Cho nên tôi vẫn nghĩ rằng, trong số 80 triệu người đang sống trên đất nước này, thế nào cũng tiềm ẩn sẵn nhân tài đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo. Dù sao thì vấn đề đào tạo một đội ngũ đông đảo nhân tài cho đất nước vẫn là vấn đề thường xuyên phải đặt ra. Dự án đào tạo nhân tài của Giáo sư Đào Trọng Thi để đáp ứng nhu cầu cấp bách là cần thiết. Do đó dự án phải tập trung vào hái ngọn vì tuyển lựa người trong lớp Đại học hoặc trên Đại học, thời gian thực hiện có thể nhanh. Nhưng về lâu về dài, chính là trách nhiệm của ngành giáo dục phải có kế hoạch phát hiện những mầm mống tài năng từ sớm hơn đểđào tạo họ thành nhân tài cho tổ quốc. Sớm nhất là từ học sinh tiểu học chẳng hạn. Một em ăn nói mạch lạc dứt khoát, liên tục làm độitrưởng hoặc lớp trưởng là mầm móng một người chỉ huy, một luật sư, một em luôn luôn tò mò tìm tòi và quan sát sự vật có thể trở thành một nhà khoa học tương lai...Tất cả những tư chất đặc biệt của các em càn được ghi rõ vào học bạ và được theo dõi liên tục từ dưới lên trên, từ cấp học dưới lên cấp học trên. Chọn những chị chăm chỉ cần cù nhất của tất cả các dân tộc vào các trường chất lượng cao trong cả nước, không phải chỉ qua một kỳ thi viết mà phải qua trực tiếp vấn đáp, qua xem xét học bạ, thậm chí qua tìm hiểu gia đình, thì chắc chắn ta không bỏ sót các tài năng tiềm ẩn trong dân.

Tuyển chọn những mầm tài năng tiềm ẩn trong dân là cả một công việc đòi hỏi một tình thần trách nhiệm rất cao, hết sức công tâm vì dân vì nước, của tất cả đội ngũ giáo viên, của người hướng nghiệp và của cán bộ tổ chức. Kinh nghiệm nhiều năm của bản thân tôi cho thấy: nhiều khi ta muốn đào tạo cán bộ từ những thành phần cốt cán, dành cho họ hết ưu tiên nọ đến ưu tiên kia, nhưng cũng không đạt, ngược lại có những anh em tôi chỉ hướng dẫn những điều hết sức cơ bản, sau đó đề anh ta xuống nước tự bơi lấy, tự phấn đấu kiên trì thì anh ta đã trở thành một nhà khoa học tài ba thực sự. Legénie est une longue patience: tài năng là một sự kiên trì lâudài, câu châm ngôn đó thật là chí lý.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: