Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo
Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo.
Đạo Phật là triết lý về con người hướng nội. Đạo Phật quan niệm đời người là bể khổ, song đó là cái khổ nội tâm của cá nhân riêng lẻ. Điểm mạnh nhất của triết lý này là con người nội tâm, vô thần, bình đẳng về đạo đức. Triết lý nhân sinh của đạo Phật cũng bộc lộ nhiều hạn chế do chính phạm vi và cách tiếp cận hướng nội quy định. Con người của đạo Phật là con người nhẫn nhục, trốn tránh những mâu thuẫn thực tế của xã hội. Con người của đạo Phật mờ nhạt tính xã hội. Đạo Phật không bàn tới nguồn gốc xã hội của nỗi khổ (sự nghèo nàn, áp bức bóc lột, chiến tranh phi nghĩa...). Mô hình lý tưởng của đạo Phật thực sự chưa vượt khỏi một nguyện vọng chủ quan vĩ đại, đậm màu huyền bí.
Nhưng cũng chính cách tiếp cận hướng nội của đạo Phật là chỗ làm cho các triết học hướng ngoại mạnh tự thấy thiếu hoàn chỉnh khi sự khát khao hiểu biết bản thân con người trở thành một nhu cầu có tính triết học. Song cũng chính tại đây, triết học nhân bản là cơ sở lý luận để đạo Phật phát huy thế mạnh tôn giáo của nó.
Đạo Phật lấy trọng tâm là “diệt khổ”, “giải thoát”, mô hình lý tưởng là “Niết bàn” và phương pháp là “diệt dục”.. Giáo lý đạo Phật là chỉnh thể bất phân triết học-tôn giáo về con người. Tất cả các hệ phạm trù nguyên lý thể hiện trong giáo lý đều nhằm một mục đích “diệt khổ”, “giải thoát” con người với tinh thần bác ái, phi bạo lực. Chúng được hệ thống hoá thành “Tứ diệu đế” tức 4 khái quát siêu cao về con người:
1. Khổ đế (Dukkha): Thực tại nhân sinh là khổ, đời là bể khổ và tập hợp các loại khổ của nhân sinh gọi là Bát khổ:
1-2-3-4- Sinh-lão-bệnh-tử khổ (sinh, già, ốm đau, chết)
5- Sở cầu bất đắc khổ: muốn mà không được(nhu cầu con người là vô tận và đó là cái tạo khổ).
6- Oán tăng hội khổ: Ghét nhau phải tụ hợp với nhau
7- Ái biệt ly khổ: yêu thương nhau phải xa nhau
8- Thủ ngũ uẩn khổ: khổ vì có sự tồn tại thân xác
2. Tập đế (Samarudaya): Thập nhị nhân duyên hay là 12 nguyên nhân gây ra khổ.
1- Vô minh: vì không biết thực Ngã, không sáng suốt, không nhận thức được sự vật, hiện tượng. Chính vì thế con người chạy theo ái dục và tạo Nghiệp gồm 2,3,..., 12 và vì vậy rơi vào vòng luân hồi của sinh-lão-bệnh-tử.
2- Duyên hành: hoạt động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng
3- Duyên thức: Tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng trở nên ô nh
Bối cảnh đạo Phật ra đời Đạo Phật (buddhism) là tôn giáo xây dựng trên cơ sở cuộc đời và giáo lý của Thích Ca Mâu Ni được gọi là đức Phật. Đạo Phật xuất hiện khoảng cuối thế kỷ thứ 6 trước CN, ở Bắc Ấn Độ (vùng biên giới Nêpan).Trước đó, Ấn Độ đã có nhiều nguồn tưu tưởng và tôn giáo khác nhau: - đạo Phệ đà (dựa vào Kinh Vêđa) một thứ tôn giáo tự nhiên thờ nhiều thần - đạo Bà La Môn thờ một thần (từ thế kỷ thứ 1 đã trở thành Ấn Độ giáo) là hậu thân của đạo Vệđà - nhiều phái triết học (phái triết học tự nhiên, phái khổ hạnh, phái hành lạc...) Xã hội Ấn Độ lúc đó đã chia làm 4 đẳng cấp gồm: - tăng lữ Bà La Môn (giữ quyền cúng tế) Ngoài ra còn có loại tiện dân Paria coi là hạng cùng cực, ô uế nhất xã hội. Trong hoàn cảnh áp bức giai cấp, đánh dấu sự tan rã của xã hội thị tộc - bộ lạc và sự ra đời của Nhà nước chiếm hữu nô lệ, đạo Phật đã ra đời đem lại những tư tưởng và cải cách tích cực với xã hội (như lòng từ bi, bình đẳng, chống tăng lữ BàLaMôn...). Khi xuất hiện, Phật học là một triết lý duy tâm có yếu tố vô thần. Thích ca mâu ni là ai? Phật (Buddha)còn gọi là Thích ca mâu ni có nghĩa là Người sáng suốt, tự giác ngộ và giác ngộ người khác. Theo kinh điển đạo Phật có nhiều Phật xuất hiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai – nhưng hàng muôn triệu năm mới có một đức Phật ra đời. Thường theo kinh Phật, nói đến Phật là nói đến Thích Ca Mâu Ni (khoảng 563-483 trước CN, ngày mùng 8 tháng 4 âm – ngày Phật đản). Thích Ca Mâu Nitên thật là Siddharta Gautama là con một ông vua bộ lạc Sakya ở biên giới Ấn Độ-Nêpan. Theo truyền thuyết, năm 7, 8 tuổi theo học những người đạo Balamôn văn chương, võ nghệ đều giỏi. Lớn lên ở nơi quyền quý, giàu sang. Có lần dạo chơi ra ngoài thành, thấy một người ốm nặng, một cụ già, một người chết và một nhà tu hành. Từ đó nảy ra ý định giải thoát đau khổ, bỏ đi tìm đạo. Vua cha tìm mọi cách giữ Thái tử lại, cưới vợ cho con, tổ chức tiệc tùng múa hát, sửa sang cung điện. Năm 29 tuổi, Thái tử vẫn quyết tâm ra đi. Thụ giáo mấy tu sĩ BàLaMôn. nhưng thấy phép tu của họ không hợp, bèn tu khổ hạnh 6 năm bên bờ sông. Kiệt sức mà không đạt kết quả Siddharta Gautama tắm rửa sạch sẽ, xin một bát sữa của một thiếu nữ tiện dân chăn bò. Uống xong, thấy người khoẻ khoắn, sáng suốt. S. G. đến Buddhagaya ngồi dưới gốc cây pippalo (sau này gọi là cây Bồ đề) nhập tịnh 49 ngày. Đêm cuối cùng thành đạo S. G. trở thànhPhật Thích Ca MâuNi (Phật Tổ, đức Thế Tông, đức Như Lai). Trong 49 năm ông đi khắp nơi thuyết pháp và tổ chức tăng lữ. Năm 84 tuổi, ông mất ở Kusinagara.
Đạo Phậttrở thành một tôn giáo sau khi Phật tịch diệt và được truyền bá rộng rãi. Đến thế kỷ thứ 3 trước CN, vua Acoka đã cho xây đến 8 vạn tháp thờ Phật và thúc đẩy việc truyền đạo ra nước ngoài. Từ thế kỷ thứ 5, đạo Phật ở Ấn Độ bắt đầu bị Ấn Độ giáo tấn công; đến thế kỷ thứ 12 bị đạo Hồi làm tàn lụi thêm.
Tư tưởng Phật học được thể hiện trong khối lượng khổng lồ các tài liệu cổ (bộ Đại tạng đã có gần một vạn pho sách kinh điển). Nguyên bản tiếng Pali và tiếng Phạn. Toàn bộ gọi là Tam tạng (Tripitaka – ba cái giỏ). Ba tạng đó là:
Kinh điển Phật học nguyên là một triết lý sống, triết lý duy tâm có yếu tố vô thần, không thờ cúng, trước khi thành tôn giáo. |
Bản thể luận của Đạo Phật là “Không luận”. Đạo Phật cho rằng thế giới được cấu tạo bởi sự giả hợp của “tứ đại” - địa, thuỷ, hoả, phong. Địa là đất, chất khoáng; thuỷ là nước, chất lỏng; hoả là lửa, nhiệt; phong là gió, không khí. Con người cũng là giả hợp của “ngũ uẩn” tức là sắc/ thân gồm có “tứ đại” (tượng trưng phần sắc- Vật chất) kết hợp với Danh/tâm (hay tinh thần) là những yếu tố tâm thức, chỉ có tên gọi mà không thấy hình (gồm: Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy nói chung), Thức (ý thức)).
Đạo Phật cho rằng danh (tinh thần) và sắc (bật chất) đều là những thành tố độc lập và bản thân chúng lại là tổ hợp lại của nhiều thành tố. Đạo Phật đã tuyệt đối hoá tính tương đối của sự vận động và khẳng định bản thể “Không” (Sunyata) tồn tại trong biện chứng “sắc-không”, nghĩa là về hiện tượng thì có tồn tạinhưng đó không phải là bản thể đích thực. Đạo Phật khác với triết học duy tâm phương Tây ở chỗ, không coi ý/thức/danh/tâm là thực thể cuối cùng của vũ trụ mà chỉ là 1 trong 2 thể giả hợp nên vũ trụ. Đạo Phật quan niệm vũ trụ người là giả hợp của sắc, thụ, tưởng, hành, thức theo quy luật nhân-duyên. Nhân sinh và vũ trụ thống nhất với nhau trong tồn tại giả hợp vô thuỷ, vô chung cả về không gian và thời gian.
Con người của đạo Phật là một chỉnh thể vũ trụ chứ không phải là bộ phận của vũ trụ như quan niệm phương Tây.
Đạo Phật giải thích tồn tại người là do sự hợp tan theo luật nhân duyên của Danh và Sắc (tức là tứ đại và ngũ uẩn). Thân do duyên kết hợp với tứ đại; Tâm do Duyên kết hợp với Thụ (vedana - cảm thụ về khổ, lạc), Tưởng (samjna – tư duy), Hành (Samskara – hành động) và Thức (vijina -nhận thức, tâm lý). Duyên hợp thì ngũ uẩn là Ta/Ngã, duyên tan thì ngũ uẩn tan, không còn Ta/Ngã. Nhưng Ngã không mất đi mà trở về ngũ uẩn. Bản thân ngũ uẩn cũng không ngừng biến hoá, hợp tan theo luật nhân duyên, nên con người cũng không ngừng biến đổi, sinh diệt... Sự biến hoá, sinh diệt không ngừng gọi là “vô thường”. Trong sự liên tục biến đổi, tồn tại “thường hằng” của con người là ”vô ngã”, có mà không, không mà có, “sắc sắc-không không”.
Đạo Phật cho rằng con người là một giả hợp “vô thường”, “vô ngã”, do đó không thấy nguồn gốc tự nhiên của con người như phương Tây là sản phẩm cao nhất của quá trình vận động và phát triển của giới tự nhiên, thoái thai từ động vật và về mặt sinh học là động vật bậc cao có ý thức. Chính vì bản thể luận còn hạn chế mà đạoPhật không thể hiểu được con người là một thực thể sinh học-xã hội. Đạo Phật chỉ tập trung lý giải con người tinh thần hướng nội, gần như hoàn toàn không quan tâm tới con người vật chất, con người xã hội, và do đó, tính nhân văn cũng bị hạn chế.
Khổ luận
Đạo Phật cho rằng đời người là “bể khổ”. Căn nguyên của khổ là sự “vô minh” về bản chất của chính mình. Vì nhầm tưởng cái “vô ngã” là đích thực nên đã chạy theo “ái dục”, nẩy sinh khao khát thoả mãn và để thoả mãn ái dục thì phải tạo “nghiệp”. Nghiệp là nguyên nhân để con người sa vào vòng luân hồi của khổ đau. Đạo Phật hệ thống chuỗi nhân duyên gồm 12 vòng khâu khổ biện chứng. Để diệt khổ trước hết phải phá được căn nguyên “vô minh”. Phá được vô minh sẽ tự giác không chạy theo ái dục mà tạo nghiệp. Hết nghiệp, con người thoát được sự chi phối của nhân duyên, thoát khỏi dòng luân hồi đau khổ và đạt tới giải thoát ở cảnh giới “Niết bàn”.
“Khổ” luận của đạo Phật mờ nhạt tính xã hội, giai cấp. Cái khổ của đạo Phật là khổ nằm ngoài thực tiễn lịch sử. Tính xã hội chỉ thể hiện gián tiếp quan các chuẩn mực đạo đức chính-tà, thiện-ác, khổ-lạc. Và các chuẩn mực đó cũng có khuynh hướng bị phủ định nốt khi chúng có cơ trở thành đối tượng của ham muốn. Khổ của đạo Phật là cái khổ nội tâm của tâm lý, sinh lý, tâm linh. Đạo Phật không thấy được sự tha hoá con người trong quan hệ đẳng cấp của xã hội. Khổ của đạo Phật là cái khổ của con người nói chung với sinh-lão-bệnh-tử, chứ không phải là cái khổ của con người trong xã hội thiếu bình đẳng. Đạo Phật chỉ thấy được cái khổ bất biến của con người nói chung mà không thấy được rằng thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi chính bản thân mình.
Vũ trụ luận của đạo Phật không tách rời vũ trụ người về không gian và thời gian. Vũ trụ không ngoài mục đích để lý giải vũ trụ người, chứ không phải để lý giải chính sự phát triển, phát sinh của vụ trụ. Đạo Phật quan niệm vũ trụ gồm nhiều thế giới - nhiều “như cát sông Hằng” và sự “thành trụ” của thế giới này là sự “hoại không” của thế giới khác và ngược lại. Con người trong vòng luân hồi – sinh tử có thể trải qua nhiều thế giới. Chúng được phân ra làm tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Nghiệp là luật ghi nhận các chủng tử do hành động, ngôn ngữ và suy nghĩ của con người đã tạo ra. Chủng tử “nghiệp” như chất xúc tác để các yếu tố (ngũ uẩn) hội đủ điều kiện tạo sự “luân hồi” của chủ thể ở thế giới nào đó hay thế giới người.
Nghiệp và luân hồicó giá trị đạo đức tôn giáo độc đáo, như một vị quan toà phán xử vô tư. Con người tự tạo nghiệp và nhận lãnh quả từ chính nghiệp mình gây ra. Làm nghiệp lành thì hưởng quả lành và ngược lại. Nghiệp và luân hồi luôn cảnh tỉnh con người phải tư với chính hành động của mình và động viên con người tự giác làm điều thiện. Tuy nhiên, lập trường tôn giáo thể hiện rõ trong đạo đức đạo Phật. Con người đạo đức của đạo Phật là con người phi giai cấp, phi lịch sử. Mọi mâu thuẫn khác nhau về quyền lợi, về dân tộc... đều được cào bằng đến khi con người trở lại với con người tâm lý, đạo đức, tâm linh để tìm lại chính mình trên con đường tới cõi Niết bàn. Song có lẽ đây cũng chính là điểm thuận lợi để đạo Phật được mọi tầng lớp, mọi cộng đồng, mọi dân tộc chấp nhận theo cách riêng của mình.
Giải thoát luậncủa đạo Phật không thừa nhận có Chúa, không có đấng tối cao. Đạo Phật khẳng định tất cả mọi người, mọi chúng sinh đều bình đẳng trên con đường giải thoát. Đạo Phật phê phán cả quan điểm chủ nghĩa khoái lạc lẫn chủ nghĩa khổ hạnh. Giải thoát luận của Đạo Phật là triết lý vô thần, bình đẳng và trung đạo. “Niết bàn” là “cảnh giới” lý tưởng của giải thoát luận đạo Phật. Trên cơ sở bản thể luận và nhận thức luận có tính hướng nội một cách nhất quán, Niết bàn là thoát ly khái niệm, thoát ly mọi hình tướng, nằm ngoài phạm vi khảo sát và miêu tả. Đạo Phật đã khôn ngoan dùng một loạt phủ định từ để định nghĩa Niết bàn: “Niết bàn là ngoài không gian, thời gian, là bất sinh tử, là ái diệt, khổ diệt, thâm sân si diệt, thức diệt, hành diệt, vô minh diệt....” Nội dung quá trừu tượng của Niết bàn phần nào làm cho tính khả thi của giải thoát luận giảm mất tính hấp dẫn.
Đạo Phật đã khắc phục điều đó bằng cách phân Niết bàn làm 2 loại: Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư.
-Niết bàn hữu dưlà cảnh giới giải thoát khi còn trong vòng luân hồu sinh tử, nôm na là đang còn sống.
-Niết bàn vô dưlà cảnh giới giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử, có nghĩa là sau khi chết.
Sự phân đôi này đã vẽ được khả năng đạt tới Niết bàn ngay kiếp hiện tại và kích lệ được niềm tin và sự tu dưỡng, đồng thời bổ sung thâm nghĩa cho khái niệm “chết” - chết là khả năng đạt tới Niết bàn chứ không đơn nghĩa là sự tan rã của ngũ uẩn.
Phật tính là phẩm chất lý tưởng của người đạt được giải thoát. Ban đầu Phật tính có nghĩa là sự giác ngộ (tuệ/huệ) trọn vẹn về giải thoát. Đạo Phật phân biệt tuệ (wisdom) với kiến thức (knowledge). Kiến thức chỉ là sản phẩm của tư duy ngã tính, một phần của con người, mà không phải là con người toàn diện. Nó không nói lên thực tại vô ngã và hạnh phúc chân thật vô ngã. Chỉ có trí tuệ (chánh kiến và chánh tư duy) có mặt thì con người toàn diện mới có mặt.
Trước Thiền tông thì Phật giáo cho rằng con đường tới Niết bàn là phải thoát nghiệp bằng tu Giới, Định, Tuệ suốt đời và nhiều kiếp không ngưng nghỉ thì đến một thời điểm nhất định sẽ đạt được giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi. Thiền tông đã đề xướng một con đường giác ngộ rút ngắn, trực tiếp, ngay lập tức, gọi là Đốn ngộ, và phân biệt con đường tu Giới, Đinh, Tuệ của Phật giáo trước Đại thừa là Tiệm ngộ.
Đốn ngộ đề cao khả năng trực giác có thể ngay lập tức đạt được giải thoát, do vậy lại nảy sinh thức mắc liệu quá trình này còn câu nệ vào quá trình tu luyện và sự am hiểu giáo lý hay không. Tại đây Đốn ngộ có khuynh hướng đẩy vấn đề giải thoát ra khỏi phạm vi tôn giáo của đạo Phật, đồng thời nó cũng là lý tưởng tôn giáo đầy thần bí để đạo Phật có sức thâm nhập hơn các tôn giáo khác.
Giải thoát luận của đạo Phật mới chỉ chú trọng sự giải thoát trong phạm vi lĩnh vực tinh thần, đạo đức, tâm lý của con người cá nhân chứ chưa phải là sự giải phóng hiện thực, phá bỏ tận gốc những bất công, đau khổ của đời sống kinh tế-xã hội trong xã hội.
Con người lý tưởng của đạo Phật là Chư Phật, La Hán, Bồ Tát đã từ bỏ ái dục, thoát được các nhu cầu tự nhiên như “không bất mãn với điều kiện không ưa”, “thoát khỏi mọi dính mắc với cái thân ngũ uẩn”,... Đạo Phatạ coi những nhu cầu thoả mãn thể xác và tinh thần là “trần tục” là tha hoá bản chất người và tại đây, tính nhân văn của đạo Phật tỏ ra thiếu hoàn hảo và chưa phát huy được lôgíc của Giải thoát luận.
Con người của đạo Phật là con người “xuất thế”, tránh việc thoả mãn các nhu cầu tự nhiên tới mức tự “diệt dục”, “phi bạo lực”, thích nghi với mọi điều kiện và không phản kháng (cả chính nghĩa và phi nghĩa). Mô hình lý tưởng là con người bình đẳng về đạo đức, tất cả đều “thiện/tốt” và không còn phân biệt đẳng cấp, không còn khác nhau về nhu cầu vật chất và tinh thần. Song thực tế có bao nhiêu người như vậy??
Kết luận
Với bất kỳ kiến thức nào, chúng ta cũng thường đắn đo nó đúng hay sai để từ đó quyết định là có nên tin, nên làm theo, nghĩ theo hay không. Việc đắn đo này dựa vào kinh nghiệm của từng cá nhân. Nhiều điều đến cuối đời, bằng trải nghiệm từ tấm bé đến tuổi già, chúng ta mới thấy thấm thía và tin tưởng thực sự.
Đại đa số người Việt Nam khi về già đều tin và theo một số những điều hay lẽ đúng trong giáo lý đạo Phật. Chính những điều sâu sắc đó của đạo Phật đã giúp họ châm trước những điểm còn chưa chặt chẽ, những điều chưa thực đúng khi nghiệm vào bản thân.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt