Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ
Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam.
Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại đồng đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay cao hơn trước rất nhiều.
Theo số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm cho thấy, qui mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22% người/hộ năm 1979 xuống còn 4,61 người/hộ năm 1999 và đến thời điểm này còn có thể ít hơn nữa, tuy chưa có công bố kết quả điều tra mới.
Quy mô hộ gia đình ở các vùng miền cũng khác nhau, do ảnh hưởng của trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế xã hội, phong tục tập quán và đặc trưng văn hoá.
Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, quy mô hộ gia đình trung bình là 4,1 người, thấp nhất trong cả nước.
Vùng Tây Bắc có qui mô hộ gia đình trung bình cao nhất, trên 5 người/hộ, trong đó có một số dân tộc ở miền núi phía Bắc có quy mô hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với quy mô hộ trung bình của cả nước.
Theo phân tích của một số nhà xã hội học, sự thu nhỏ quy mô gia đình nói trên đang tạo thêm nhiều điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ.
Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình, cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn.
Tuy vậy, quy mô gia đình thu nhỏ cũng gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi và phát triển nhân cách trẻ em. Trong những gia đình quy mô nhỏ ở Hà Nội được điều tra, có tới hơn 30% số người sống ở nội thành cho biết họ không có thời gian hoặc rất ít thời gian để chăm sóc giáo dục con cái.
Sự thu nhỏ quy mô gia đình theo hướng con cái khi có gia đình riêng sống tách rời cha mẹ đã khiến người già có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cô đơn và khó khăn về kinh tế, nhất là ở nông thôn-nơi bảo hiểm xã hội đối với người già chưa phổ biến.
Ngoài ra, sự phát triển của xã hội theo hướng “mở” cũng đặt gia đình Việt
Những tác động này đang đặt ra nhiều thách thức về việc tổ chức cuộc sống cho người cao tuổi, các dịch vụ cho gia đình và chăm sóc trẻ em, sự cần thiết phải củng cố sự bền vững của gia đình.
Lường trước những vấn đề xã hội như vậy, các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội ở Việt Nam đã và đang có nhiều hình thức hoạt động để nâng cao ý thức của công dân về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, ý thức về việc xây dựng gia đình văn minh, bền vững.
Ngày “Gia đình Việt Nam” được chính thức ra đời từ năm 2001 với nhiều chủ đề, hình thức hoạt động phong phú, là một trong những giải pháp như vậy. Theo đó, ngày 28/6 hàng năm, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động cụ thể để tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình, vai trò của người cha, chăm sóc giáo dục trẻ em....
Như thường lệ, Ngày Gia đình Việt Nam năm nay, cùng với những chương trình như Ngày hội gia đình, Vì tình yêu trong mỗi gia đình thu hút sự tham gia của hàng ngàn gia đình, trên các phương tiện thông tin đại chúng hai chữ “gia đình” được nhắc đến nhiều hơn như để thêm một dịp tôn vinh giá trị của gia đình trong cuộc sống đang ngày càng phát triển hiện nay.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường