Tản mạn triết học
Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đề trong cuộc sống và người thành công là người có triết lí sống thích hợp.Thế nhưng thế nào là triết li sống thích hợp? Con người lúc nào cũng quan tâm đến lĩnh vực triết học mặc dù theo từng giai đoạn khác nhau sự quan tâm đó có khác nhau, họ quan tâm tới triết học bởi vì học muốn đi tìm câu trả lời, lí giải cho những vấn đề trong cuộc sống và người ta nghĩ rằng triết học là phương tiện thích hợp để lí giải cho những bài toán thích hợp trong cuộc đời. Khuynh hướng quan tâm đến triết học ngày nay nhiều hơn trước đây, một trong những lí do là vì các tôn giáo đang đi xuống hoặc người ta qúa mệt mỏi với cái thế guíơi lấy tiêu dùng làm căn bản... nhưng xã hội luôn có 1 số người luôn quan tâm đến triết học.
Đi tìm triết lí sống tức là tự đặt ra nhiều câu hỏi cho chính bản thân mình, từ lối suy nghĩ đến cách sống,tự mình soi xét lại cuộc sống của chính mình, soi xét lại cái nhình của mình đối với xã hội.và cả những gì xã hội đem đến cho mình. Nhịp sống của ngày hôm nay rất là nhanh và chúng ta không có đủ thời giờ để nhìn nhận mọi chuyện từ mọi góc độ vì thế triết học đã giúp chúng ta tìm hiểu ngọn ngành của mọi ý tưởng trong cuộc sống. Triết học thực sự hữu ích trong đời sống hằng ngày. Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy 1 tấm biển quảng cáo ô tô đời mới với 1 khẩu hiệu rất kêu "Chiếc xe này sẽ biến bạn thành 1 người hoàn toàn tự do", ý tưởng đó rất hấp dẫn vì ai mà chẳng muốn mình được tự do. Nếu không suy nghĩ và nghe theo lời mời gọi hấp dẫn thì người ta sẽ đi mua ngay cái loại xe đó và chắc chắn là giá không rẻ rồi.Nhưng người có triết lí sống nhất định sẽ phải suy nghĩ thêm: có sự liên hệ nào giữa ước muốn và tự do liệu có sự liên hệ nào với chiếc ô tô mà người ta quảng cáo hay không để rồi thấy hai chuyện đó ít có liên hệ gì với nhau. và quyết định không bỏ tiền ra để mua xe họ chọn con đường tự giải phóng mình ra khỏi sức hấp dẫn của biển quảng cáo đó (nhưng mà có nhiều người họ biết là chiếc xe đó đắt tiền và chiếc xe đó cũng không giúp họ tự do hơn tí nào nhưng họ vẫn bỏ tiền ra để mua có nhiều triết gia đã lập luận rằng có nhiều người không thực sự biết những gì họ làm).
Triết học cũng đem đến cho chúng ta nhiều điều thú vị nhưng nhiều khi triết học còn đáng sợ nữa, bởi vì nó đặt ra nhiều câu hỏi cho chính cuộc sống của chúng ta. Triết học giúp cho con người chúng ta suy nghĩ khác đi khác với những gì chúng ta đã biết và đã quen thuộc, triết học không giúp có cuộc sống tốt hơn nhưng mà ít ra thì nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn như thế nào là hạnh phúc. Triết học là nơi ẩn náo tốt nhất cho những ý tưởng thiểu số đi ngược lại với suy nghĩ của đại đa số, tức là các gì thông thường đại đa số cho là đúng như là trật tự thế giới hay là những sắp xếp trong xã hội mà người ta nhìn thấy hằng ngày chẳng hạn,những gì chúng ta đọc trên báo chí thường thì được.
Người ta cho là hợp lí nhưng ta cũng phải tự hỏi là ta bất thường trong những lúc như thế thì với triết học người ta có thể giải thích vấn đề 1 cách khoa học và hợp lí hơn và lịch sử triết học đã cho thấy đã có những triết gia dám đứng lên chống lại ý kiến của đại đa số và họ đã bị các triều đại lên án là điên khùng thế nhưng mãi về sau này người ta mới thấy là họ đúng như trường hợp của triết gia Socrate thời Hi lạp cổ đại chẳng hạn.
Triết học giúp cho chúng ta hiểu và chấp nhận được rằng không phải cái gì đại đa số chúng ta đang đi theo cũng là đúng. Còn theo quan niêm của triết học Trung Hoa thì: 1 triết gia giỏi sẽ có nhiều người nghe theo(theo Khổng Tử) nhưng theo Lão Tử thì nếu có ai nổi tiếng thì người ấy có 1 cái gì đó không đúng, vào thời Lão tử có nhiêu nhà hiền triết đã từ chối đi ra làm quan cũng chỉ vi lí do đó. Triết lí Trung Hoa bao gồm nhiều luồn khác nhau trong đó có cả phật giáo và 1 số triết lí ở Ấn Độ trong đó dạy người ta biết chấp nhận những khổ ải trong cuộc sống thực ra về 1 mặt nào đó thì triết lí phương Đông cũng là chỗ ấn náo trong đời sống hằng ngày của nhiều người. Trong vòng 1 hai thập niên trở lại đay ở Trung Quốc có nhiều cuộc tranh luận như thế nào là bản sắc dân tộc của người Hoa và câu trả lời đó là nững người có triết lí sống theo Khổng giáo và lão giáo. Triết học còn liên hê với tâm lí học,tâm lí trị liệu và triết học. Một triết gia phải nên biết về tâm lí học để ông ta có thể tìm hiểu tốt hơn về bản chất của con người với những câu hỏi chẳng hạn như ta là ai, ta muốn trở thành ai và đó cũng là câu hỏi mà người ta thường xuyên đặt ra cho chính mình. Và trong qúa khứ lịch sử triết học đã cho thấy các triết gia không quan tâm nhiều đến yếu tố tâm lí học nhưng mà các triết gia thời nay thì đã nhìn thấy các tác dụng hổ tương của tâm lí học đối với triết học mặc dù các câu hỏi là có chúng ta có nên đi sâu vào tìm thức của một con người hay không thì chính là 1 đề tài được chính các giới triết gia đang tranh luận.
Theo ý kiến của triết gia Êpicrô người Hi lạp thời cổ thế kỉ thứ ba TCN cho rằng những thứ cần thiết cho hạnh phúc đó chính là bạn bè, sự tự do và cần quan tâm đúng mức đến những thứ làm ta lo lắng, còn những thứ không cần đó là nhà cao cửa rộng, ôsin, thịt, cá... còn lòng ham muốn và quyền lực là điều tối kị. Chúng ta không cần phải lo lắng thái qúa cho dù cuộc sống của chúng ta có thể nghèo. Cũng theo triết gia này các thành phần tạo nên hạnh phúc, hạnh phúc thực sự thường không phải là vật chất, tiền và sụ hạnh phúc chỉ có mối liên hệ nhỏ mà thôi, nếu như người ta cho rằng càng có nhiều tiền càng hạnh phúc thì đó chỉ là sự thần tượng mà thôi, có thể tiền bạc và hạnh phúc tỉ lệ với nhau nhưng chắc chắn đó không phải là tỉ lệ thuận. Có tiền có thể giúp ta mua được nhiều thứ như căn nhà đẹp ,các đồ đạc tốt nhưng có hạnh phúc trong căn nhà ấy hay không lại là 1 chuyên khác.
Nhưng phương Đông lại có câu "Có tiền mua tiên cũng được" nhưng không thể mua được hạnh phúc, nhưng cho dù có mua được đi nữa thì liệu thực sự đó có phải là hạnh phúc như ta mong đợi không?
Theo triết gia Supratet thì con người có được hạnh phúc bằng con đường đạo đức, 1 xã hội hạnh phúc là 1 xã hội tốt. Trên báo chí hằng ngày ta vẫn gặp những câu chuyên tai tiếng, chung qui thì tại các nhân vật đó sống thiếu đạo đức vấn đề ở đay là người ta mường tượng thế nào là hạnh phúc và làm sao để đi đến nó được và người đời thường chỉ xem hạnh phúc như là mục tiêu và làm cách nào để có thể phăng phăng đi đến nó được mà không thèm quan tâm đến những thứ khác trong cuộc sống của họ. Bí quyết để đạt để đạt được hạnh phúc là ở chỗ có những thái độ và những suy nghĩ hợp lí để đạt được các mục tiêu hạnh phúc. Nhưng mà trong cuộc sống còn nhiều thứ khác nữa như là tinh thần trách nhiệm vd: như bạn đang trên đường đến dự đám tang của 1 người bạn thân nhưng rồi dọc đường bạn nhìn thấy 1 người cao niên bị ngất xỉu cần sự giúp đỡ,bạn biết rằng nếu mình không tiễn người bạn thân của bạn đến nơi an nghĩ cuối cùng thì bạn sẽ ân hân suốt đời nhưng mà bạn vẫn phải ở lại để giúp người cao niên kia.
Theo triết học người Pháp Môngtanh thì con người có những khả năng nhất định mà người khôn ngoan thì phải biết chấp nhận điều đó. Mông tanh đã chỉ ra rằng cuộc sống của chúng ta phụ nhiều rất nhiều vào thân xác chứ không chỉ là ý chí, do cái đầu của mình và không phải cái gì chúng ta cũng biết chúng ta cũng làm chủ được.
Ở phương Đông người ta cũng phải đối mặt với những giới hạn của cuộc sống đó là những giới hạn của con người. Triết lí Trung Hoa không cho rằng con người co thể đạt đến chỗ toàn hảo thế nhưng ta có thể đối diện với những khiếm khuyết của mình và chấp nhận những giới hạn trong cuộc sống của mình,đó là sự đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác trong chính bản thân của con người cái khó là phải làm sao làm chủ được hành động của mình. Nhiều khi sự thất vọng giúp cho người ta vươn lên thành công hơn, nhiều khi chúng ta cần sự thất vọng và cần bị thất vọng để đạt được 1 số điều mà mình thường chúng ta không thể làm được. Triết học và nghệ thuật giúp chúng ta phát hiện ra những khiếm khuyết của chính bản thân chúng ta, ta có nhìn vào bức chân dung đẹp thì chúng ta mới thấy mình xấu như thế nào, ta có đọc được cuốn sách hay thì chúng ta mới thấy mình dốt như thế nào. Nhưng cũng nhờ vậy chúng ta mới thưởng thức được cái đẹp và trí tuệ và sẽ có nhiều thiếu sót trong cuộc sống nếu chúng ta không có khiếm khuyết nào.
Sự phát triển của triết hoc chính là dựa trên những gì loài người đã trải qua,nhưng người ta sẽ dùng những triết lí cơ bản để xét đến những điều kiện, những hoàn cảnh sống,đến cái thiện và cái ác trong 1 bối cảnh mới này. Thời quá khứ thù các triết gia chỉ đưa ra những giả thuyết khá là mơ hồ về thiện, về ác, về cái gì là tốt, cái gì là xấu. Thế nhưng ngày nay chúng ta phải xem xét cụ thể từng hành động một ví dụ : trong lĩnh vực y khoa thì y đức là 1 vấn đề đang gây rất nhiều tranh luận bởi vì đứng trước nhiều tiến bộ y học ngày nay thì chúng ta khó mà biết là những gì chúng ta nên làm, còn cái gì là không nên làm. Đó cũng chính là những thách thức của triết học hiện đại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh