Tham nhũng
Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hình thức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tính chất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhân loại trong thế giới hiện đại.
Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích cho thấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu con người đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhận cuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sống trong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúc các nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là những dân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại. Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, con người thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sự không phát triển.
Khuyết tật 2. Tham nhũng
Một trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển. Trong một buổi chiêu đãi của Bộ trưởng Bộ phát triển Hải ngoại của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh, có người đã hỏi Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh về tình hình tham nhũng ở nước Anh. ông ta đã trả lời nửa đùa nửa thật rằng: Lâu quá nên tôi quên mất rồi, hình như nó đã chấm dứt từ thế kỷ XVI. Tất nhiên đó chỉ là cách nói vui của một nhà ngoại giao, nhưng rõ ràng các quan chức ở những nước phát triển, họ nói một cách khá tự tin về tình trạng hiếm hoi của tham nhũng ở nước mình. Trong khi đó, hiện tượng tham nhũng trở thành một nguy cơ, trở thành câu chuyện hàng ngày của đời sống chính trị, đời sống kinh tế ở các nước đang phát triển, thậm chí ở nhiều quốc gia nó còn trở thành quốc nạn. Nếu phân vùng và quan sát kỹ thì chúng ta sẽ thấy, ở những vùng chậm phát triển, hiện tượng tham nhũng rất phát triển. Có nghĩa là ở những nước phát triển thì tình trạng tham nhũng ít hơn còn những nước chậm phát triển thì hiện tượng tham nhũng nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là vẫn có những quốc gia có hiện tượng tham nhũng phát triển nhưng lại là một nước phát triển về kinh tế, ví dụ Nhật Bản. Rõ ràng ngay tại các quốc gia phát triển về mặt kinh tế thuần túy hiện tượng tham nhũng cũng vẫn tồn tại, thậm chí có thể ở quy mô lớn. Do đó, cần phải đi sâu hơn để nghiên cứu xem trạng thái phát triển nào thì hạn chế được hiện tượng tham nhũng. Có thể nói rằng, chỉ ở những quốc gia phát triển toàn diện trong đó đặc biệt phát triển về mặt chính trị thì hiện tượng tham nhũng mới được khắc phục một cảm có hiệu quả.
Như đã phân tích ở phần trước, chính sự thiếu tự do đã tạo ra sự mất mát, thiếu hụt năng lực của con người và tôi cho rằng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất hỗ trợ cho sự nở rộ của hiện tượng tham nhũng.
Minh bạch tài sản: Tấm khiên chống tham nhũng
.
Mối quan hệ biện chứng giữa tham nhũng và sự mất mát năng lực
Ở hầu hết những quốc gia chậm phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị, năng lực xã hội đầu tiên mà người ta thường nói đến là năng lực lao động. Con người phải bỏ ra một sức lực rất lớn để có thể kiếm được một khoản thu nhập chỉ vừa đủ để tái sản xuất sức lao động của mình, tức là con người rất vất vả để có thể tồn tại, để sống một cuộc sống đơn giản, cho nên, con người luôn luôn sẵn sàng làm những việc xấu.
Tại sao lại có tình trạng đó? Phải nói rằng, có rất nhiều nguyên nhân nhưng sự thiếu hụt năng lực là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Bởi vì năng lực con người thấp kém, hay nói cách khác, con người có những năng lực không phù hợp với đòi hỏi của thời đại nên họ không thể tìm kiếm được cơ hội cho mình, không thể bán một cách có hiệu quả sức lực, trí tuệ, tài năng của mình. Khi con người không phát triển được năng lực của mình thì chất lượng cuộc sống của họ kém và rất ít người chịu chấp nhận thân phận ấy, cho nên người ta bươn chải bằng những cách không chính đáng, không công bằng, tạo ra những dấu hiệu đầu tiên hay tạo ra cơ sở xã hội của hiện tượng tham nhũng. Sự mất năng lực thật làm cho con người không có năng lực để cung cấp các dịch vụ chân chính mà phải sử dụng năng lực giả, những năng lực giả ấy đương nhiên không thể tạo ra được giá trị gia tăng. Lao động không tạo ra giá trị gia tăng là lao động đã sử dụng một lượng nguyên liệu một cách vô ích, sử dụng một lượng nhiên liệu một cách vô ích, sử dụng một lượng năng lượng một cách vô ích, sử dụng thời gian vô ích. Việc cung cấp năng .lực một cách dối trá hay sự không tạo ra các giá trị gia tăng của năng lực đã kẻo lùi sự phát triển của xã hội, Từ trước đến nay, người ta vẫn nhìn nhận tham nhũng như là một vấn đề đạo đức nhưng tôi cho rằng đây là một vấn đề có khía cạnh đạo đức chứ không phải hoàn toàn chỉ là vấn đề đạo đức. Nếu như nhìn tham nhũng dưới góc độ xã hội học, chúng ta có thể thấy vấn đề một cách đa diện hơn. Khi quan niệm tham nhũng là vấn đề đạo đức chúng ta thường cho rằng những người lấy một cách có ý thức thì mới xấu, mới là tham nhũng. Nhưng chúng ta quên mất rằng không ý thức được' sự xấu xa của mình thì mới là xấu nhất, bởi vì vô tình làm việc xấu thì hậu quả của nó sẽ lớn hơn nhiều so với làm một cách có tính toán. Tôi lấy ví dụ, trong phòng làm việc người ta bật điều hòa lên nhưng không ai dùng, vào ra không tắt, họ không lấy cái gì nhưng họ để cho năng lượng của xã hội bị tiêu tốn một cách vô ích và hành động đó được gọi là lãng phí. Đó là tham nhũng, không thể là lãng phí được Không phải cứ bỏ vào túi một cái gì đó mới được gọi là tham nhũng, mà không làm gì để làm tiết kiệm hơn cho xã hội, để xã hội trở nên hợp lý hơn cũng là tham nhũng, bởi anh đã không làm đúng với chức năng của anh. Cho nên nói lãng phí là không đúng, từ lãng phí là một cách phân cấp theo quan niệm hành chính quan liêu để định nghĩa một loại tội phạm phổ biến đó là tham nhũng trách nhiệm. Tham nhũng ở góc độ này cũng là kết quả của sự mất mát năng lực bởi con người không có năng lực nhận thức về những trách nhiệm xã hội mà mình buộc phải làm. Xã hội cũng không đủ năng lực đưa ra những đòi hỏi về trách nhiệm của từng thành viên của nó và cũng không đủ năng lực để nhận ra sự phá phách của các thành viên ấy. Sự mất mát năng lực hay sự lạc hậu của năng lực là nguyên nhân nảy sinh tham nhũng còn bởi vì nó gây ra sự chênh lệch giữa khả năng cống hiến và nhu cầu Nhu cầu là một vấn đề của sự phát triển, nhu cầu mà không có tăng trưởng thì không thể có phát triển được hay nói cách khác nhu cầu là điểm đầu tiên của sự phát triển và chính nó cũng là một đòi hỏi của cuộc sống. Trước đây, chúng ta phấn đấu để ăn no, mặc đủ, nhưng bây giờ chúng ta phấn đấu để ăn ngon, mặc đẹp. Như vậy là đã có sự chuyển dịch của nhu cầu từ phạm trù "ăn no, mặc đủ" đến "ăn ngon, mặc đẹp". Người ta vẫn cho rằng đó là biểu hiện của sự lãng phí mà không giải thích nổi nó là hiện tượng của sự phát triển các nhu cầu, mà sự phát triển các nhu cầu là tiền đề của sự phát triển kinh tế. Con người bao giờ cũng thế, sau ăn ngon mặc đẹp là niềm kiêu hãnh chân chính về các giá trị tinh thần. Người ta chỉ có thể kiêu hãnh về các giá trị tinh thần của mình chừng nào người ta trung thực, hay là người ta chi trả cho sự "ăn ngon, mặc đẹp" của mình bằng những lao động hết sức trung thực. Con người không dối trá nếu không cần phải dối trá cũng có kết quả tốt. Vậy cái gì làm cho con người dối trá? Đấy chính là sự không tương thích giữa năng lực với nhu cầu. Vì không có năng lực sống trong miền triển vọng của mình nên. con người phải áp dụng những kinh nghiệm của quá khứ để có thể tồn tại được ở trong miền triển vọng. Tham nhũng hay những thói hư tật xấu là kết quả của việc không có sự tương thích thật sự giữa các điều kiện của miền triển vọng với các năng lực ở miền triển vọng. Lương thuộc về quá khứ nhưng nhu cầu tiêu pha lại thuộc về tương lai. Và con người buộc phải bù đắp sự chênh lệch giữa thu nhập theo kiểu quá khứ và tiêu dùng theo kiểu tương lai bằng cách thức buôn lậu trong đời sống dân sự, tham nhũng trong đời sống quan lại.
Trên thực tế, sự không tương thích giữa năng lực với đòi hỏi của thời đại không chỉ xuất hiện trong nhân dân mà nó cũng là một vấn đề của các chính phủ lạc hậu. Những quốc gia lạc hậu và chậm phát triển vừa có một nhân dân không đủ năng lực phù hợp với nhu cầu của thời đại, vừa có một chính phủ không có năng lực hướng dẫn và lãnh đạo. Chính phủ không đủ năng lực quản lý và hướng dẫn xã hội cho nên chính phủ không làm chủ được tiến trình chính trị của mình. Hệ thống chính trị không làm chủ được tiến trình chính trị của mình tức là không đủ năng lực kiểm soát chính mình. Những hệ thống chính trị này không có đủ năng lực để tự kiểm soát mình mà cũng không cho phép xây dựng một hệ thống xã hội khác để hỗ trợ quá trình kiểm soát quyền lực, kết quả là chính nó trở thành môi trường nuôi dưỡng tham nhũng. Khi hệ thống chính trị tỏ ra bất lực trước những vấn đề của chính mình và của xã hội, không xây dựng nổi tiêu chuẩn của mình thì có nghĩa là nó tạo điều kiện cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô toàn xã hội dưới mọi mức .độ, mọi hình thức. Con người luôn luôn phải dịch chuyển từ miền quá khứ sang miền triển vọng. Nếu trong quá trình ấy con người tự do và chủ động hoạch định miền triển vọng cho mình thì con người sẽ biết cần phải có năng lực gì để đáp ứng những đòi hỏi ở miền triển vọng. Nhưng trên thực tế, tự do của con người bị kìm hãm do các không gian quyền trong những xã hội có nền chính trị lạc hậu luôn luôn không ổn định nên tạo ra sự lệch pha và khiếm khuyết trong nhận thức, tức là con người không có năng lực nhận thức về những cơ hội phát triển. Điều đáng lên án hơn nữa là ở những không gian chính trị lạc hậu như vậy con người còn bị tuyên truyền, rủ rê đến một miền không có thực, con người được huấn luyện để chuẩn bị năng lực theo các tiêu chí của một xã hội không có thật. Nên nhớ rằng, không bao giờ được phổ biến một xã hội mà nó không có thật, bởi vì nó tạo ra cho con người một hiện tượng rất tiêu cực, đó là không có thông tin để chuẩn bị năng lực thật sự sống trong miền thật của nó. Khi con người rèn luyện đạo đức, rèn luyện tư cách, rèn luyện tâm hồn của mình để sống trong một xã hội không có thật thì con người sẽ mất hết vốn liếng trong xã hội thật mà nó dịch chuyển đến. Trong trạng thái như vậy, con người không đủ lòng tin vào địa vị đương nhiên mà mình có trong cuộc sống, tức là con người không làm chủ cuộc sống của chính mình, con người không có khát vọng để hình dung ra tương lai của mình, không có trách nhiệm để hoàn tất cuộc sống hiện tại của mình, thậm chí mất cả cảm hứng thưởng thức các thành tựu của quá khứ. Con người không có một hiện tại ổn định, xác định thì sẽ không có sức chú ý đến tương lai và quá khứ, tức là con người là một đối tượng bị cô lập, một đối tượng bị mất gốc rễ, mất triển vọng và mất dĩ vãng. Đấy chính là lúc con người dễ tham nhũng nhất.
Cơ sở giải quyết bài toán tham nhũng
Thật sai lầm khi cho rằng con người không biết kiềm chế nhu cầu của mình nên tham nhũng nảy sinh. Nhu cầu của con người là một đối tượng khách quan và mang tính bản năng, nhu cầu cũng là một vấn đề của sự phát triển. Nhu cầu mà không tăng trưởng thì không thể có sự phát triển, hay nói cách khác, nhu cầu là điểm đầu tiên của sự phát triển. Không thể điều chỉnh hay không thể sử dụng phương pháp đạo đức để tiết chế nhu cầu của con người, vì làm như thế là không nhân văn.
Các biện pháp để chống tham nhũng phải dựa trên khẳng định số một là: tham nhũng là hành vi thuộc về con người, là hiện tượng mang chất lượng / bản năng của con người. Chúng ta không thể kìm hãm nhu cầu của con người để chống tham nhũng được. Vậy cần bắt đầu từ đâu để chống tham nhũng đạt được hiệu quả cao nhất, từ thể chế hay từ năng lực con người? Tôi cho rằng cần phải tiếp cận từ cả hai phía. Tiếp cận từ năng lực con người là một chương trình xã hội quy mô và kiên nhẫn. Tiếp cận từ thể chế là công việc hàng ngày của chính phủ. Suy ra cho cùng thì chính phủ cũng là con người nhưng là những người có nghĩa vụ quản lý xã hội. Nếu nhà nước không hợp pháp, sự hình thành nhà nước không hợp pháp, những người có nghĩa vụ quản lý xã hội không đại diện cho ý nguyện của nhân dân và không có năng lực đại diện cho ý nguyện của nhân dân thì không thể nói đến chuyện hoàn thành nhiệm vụ của mình được. Về mặt nguyên tắc, một nhà nước như vậy bao giờ cũng mô tả một cách sai lạc toàn bộ nguyện vọng xã hội. Bởi vì xã hội khi được lựa chọn người đại diện cho mình thì họ sẽ lựa chọn những người có năng lực phản ánh nguyện vọng và có thiện chí để thảo luận. Nhưng một nhà nước không có năng lực phản ánh, và lại không có thiện chí phản ánh thì không đại diện cho nhân dân, tức là nhà nước không hợp pháp cả về mặt chính trị lẫn về mặt luật học. Cách thức tạo ra sự không hợp pháp của nhà nước về mặt luật học, ý chí tạo ra sự không hợp pháp về mặt chính trị và động cơ tạo ra sự bất hợp pháp về mặt đạo đức. Nhà nước nếu không hợp pháp thì vừa không có khả năng, vừa không có đạo đức càng không có giải pháp cho các vấn đề xã hội. Cho nên, một nhà nước hoạt động theo phương thức dân chủ là điều kiện tất yếu để có thể chống tham nhũng và các vấn đề xã hội tiêu cực khác. Không thể chống được tham nhũng nếu chỉ chống bằng nhà nước, thực thi bởi nhà nước và chỉ được kiểm soát bởi nhà nước. Cần phải xác định rõ nhà nước chỉ là người quản lý tài sản quốc gia, tức là tài sản của nhân dân. Nhân dân là người chủ của mọi tài sản quốc gia thì nhân dân phải là người chống tham nhũng chứ không phải là nhà nước. Nhà nước khẳng định mình là chủ thể của quá trình chống tham nhũng thì có nghĩa là nhà nước đã chiếm đoạt quyền sở hữu của nhân dân đối với đất nước của mình, tức là chiếm đoạt quyền lực của nhân dân. Tham nhũng, về mặt pháp lý, là vấn đề của đời sống dân sự, cho nên nhân dân mới chính là chủ thể của quá trình chống tham nhũng. Nhà nước là công cụ của nhân dân trong tất cả mọi việc, kể cả việc chống tham nhũng. Bàn về việc chống tham nhũng đòi hỏi phải xác lập lại vai trò của nhân dân và của nhà nước. Đây là một trong những nguyên lý rất quan trọng khẳng định chủ quyền của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là vấn đề chính trị của người dân, mà tham nhũng còn thuộc về người dân. Thực tế, tham nhũng không chỉ phân hoá giàu nghèo mà tham nhũng còn phân hoá xã hội, phá hoại toàn bộ sự yên ổn dân sự. Chống tham nhũng chính là thống nhất xã hội bằng chính trị, thống nhất xã hội về mặt tinh thần, thống nhất xã hội về mặt đạo đức. Còn trước đó là thống nhất xã hội về mặt hành động chống tham nhũng. Chỉ có làm như vậy, chúng ta mới có thể kiểm soát và hạn chế được tham nhũng. Nguyễn Trãi nói: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" nhưng nay, tôi nhận ra rằng, nói đúng hơn là "Việc chính trị cốt ở yên dân".
Tham nhũng là căn bệnh của xã hội cho nên muốn chống tham nhũng thì phải sửa chữa, uốn nắn lại những sự phát triển lệch lạc của con người bằng cách tạo ra những không gian thuận lợi để con người có cơ hội bù đắp lại sự thiếu hụt năng lực của mình, nếu không con người sẽ tiếp tục chậm phát triển đến mức nó sẽ không lấy lại được các bản năng thông thường nữa. Vậy con người lấy lại các bản năng thông thường ở đâu? Ở trong những kinh nghiệm mà họ có hay ở trong sự đa dạng tinh thần của họ. Con người không thể khắc phục được sự mất cân đối giữa năng lực của con người và nhu cầu thời đại nếu không nhận ra tầm quan trọng của sự đa dạng tinh thần trong đời sống xã hội và không biết bảo vệ nó. Bảo vệ sự đa dạng tinh thần, tức là bảo vệ vườn ươm các khả năng khác nhau để đến lúc nào đó mỗi khả năng đều có cơ hội của mình, hay nói cách khác là con người luôn luôn có các khả năng thích hợp với từng cơ hội. Và đấy chính là sức mạnh của khái niệm đa dạng tinh thần.
Giải quyết bài toán mất năng lực là giải bài toán bảo vệ sự đa dạng tinh thần của con người. Sự đa dạng tinh thần là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển bền vững và nhân văn nhất. Chúng ta bảo vệ sự đa dạng sinh học của đời sống tự nhiên như thế nào thì cũng phải bảo vệ một cách nghiêm ngặt như vậy sự đa dạng của đời sống tinh thần của con người, bởi vì đời sống tinh thần cũng là biểu hiện của đời sống tự nhiên. Các sự vật khách quan luôn luôn in dấu hình ảnh vào trong đời sống tinh thần của con người. Con người càng giao du, càng từng trải thì kinh nghiệm cũng như những hình ảnh của cuộc sống có trong nó càng phong phú. Do đó, cần phải tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của tính đa dạng trong đời sống. Biến một thứ hệ tư tưởng, biến một thứ định kiến khuôn phép trở thành thước đo duy nhất hay trở thành tiêu chuẩn duy nhất là chống lại quy luật phát triển hay chính là chống lại sự phát triển.
Hơn nữa, con người còn phải giải quyết bài toán dịch chuyển một cách biện chứng, một cách chân thật, một cách chắc chắn giữa những năng lực quá khứ và năng lực triển vọng để con người có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế vào những thời điểm khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để giải quyết bài toán tham nhũng trên quy mô toàn xã hội bởi vì biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất là nâng cao năng lực của con người, nói một cách chính xác nhất là làm cho năng lực của các cá thể phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng tham nhũng. Không ai dạy con người chuẩn bị các năng lực được, trường học cũng chỉ là bộ phận hướng dẫn. Hơn nữa, năng lực sản xuất năng lực lao động trong thời đại của chúng ta là năng lực sáng tạo chứ không phải là năng lực lặp lại các yếu tố được hướng dẫn. Thời đại của chúng ta đòi hỏi tự do và tự do sinh ra sự phát triển hiện đại là bởi vì tự do giúp con người rèn luyện các năng lực và tạo ra năng lực sáng tạo - năng lực lao động của thời hiện đại Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, để sử dụng hợp lý toàn bộ nguồn năng lực sống của nhân loại bắt buộc con người phải sáng tạo. Sáng tạo chính là sự hướng dẫn quan trọng nhất cho chất lượng của sự cạnh tranh, chỉ có sáng tạo mới làm không xuất hiện hiện tượng mất năng lực hay hiện tượng không tương thích của năng lực với đòi hỏi phát triển.
Nghiên cứu sự sai lạc trong việc chuẩn bị năng lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp con người nhận ra được vai trò của thể chế đối với sự phát triển của mỗi người và của xã hội. Mỗi người phải phấn đấu để trở thành một con người phát triển toàn diện, đó là những tế bào lành mạnh của một xã hội lành mạnh. Đồng thời, các xã hội lạc hậu phải hiểu rằng không thể tiếp tục khất lần cải cách xã hội toàn diện và sâu rộng để giải phóng năng lực con người. Nghiên cứu cải cách xã hội hay nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội đòi hỏi phải rất thận trọng vì nếu không sẽ tạo ra cả một xã hội tham những. Cần nhận thức lại và nhận thức đúng về mối tương quan giữa sự hướng dẫn chính trị và sự chuẩn bị năng lực của đời sống xã hội để khắc phục hiện tượng tham nhũng cũng như rất nhiều tiêu cực xã hội khác.
(Xem tiếp)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015