Thế Giới thứ ba và Tự do hóa thương mại
Bài trả lời phỏng vấn của Tạp chí "The World To day" tháng 8 năm 2003.
Hỏi: Những chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế thế giới cũng như của từng khu vực, từng nhóm nước diễn ra trong vài ba thập kỷ vừa qua đang ngày càng khẳng định tính tất yếu của xu thêm tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, chính phủ và cộng đồng kinh doanh các nước Thế giới thứ ba vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ cả về lợi ích cũng như rủi ro của việc tham gia vào quá trình này. Vậy, xin ông cho biết quan điểm của mình về tụng hóa thương mại?
Trả lời: Mua bán là một trong những hành vi bản năng của con người nhằm thỏa mãn các đòi hỏi của mình; vì thế, tự do hóa thương mại, về bản chất, là trạng thái phát triển của bản năng đó. Tuy nhiên, hơn cả thế, nó là một xu thế toàn cầu, không lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ quốc gia nào và không quốc gia nào có thể nằm ngoài xu thế đó. Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy những người có cơ hội ra nước ngoài đều muốn mua và mua một cách thích thú hoặc vì chất lượng hàng hóa của nước đó tốt hơn hoặc vì các đặc điểm văn hóa mà sản phẩm chứa đựng.
Hai chủ thể tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại là xã hội và nhà nước. Xã hội bao gồm những người cung cấp/ nhà sản xuất và những người tiêu dùng. Những người cung cấp/ nhà sản xuất luôn có nhu cầu mở rộng thị trường, trong khi những người tiêu dùng luôn muốn có sự lựa chọn đa dạng và phong phú hơn. Tự do hóa thương mại đã giúp cả người tiêu dùng và người buôn bán đạt được mục đích của mình và do đó, nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Về phía nhà nước, nhà nước là một khái niệm tồn tại trên cơ sở có quyền lực chính trị với một số lượng dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Tự do hóa thương mại có thể phá vỡ những biên giới không chỉ về mặt pháp lý mà cả về mặt chính trị, vì có sự tương tác giữa các hệ thống pháp lý và hệ thống chính trị khác nhau thông qua việc trao đổi và chấp nhận các luồng hàng hóa cũng như văn hóa của các quốc gia khác nhau. Điều đó sẽ tạo ra sức ép khiến các chính phủ phải thường xuyên thay đổi để phù hợp với sự chuyển biến của xã hội. Tự do hóa thương mại cũng làm cho các chính phủ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì tự do hóa thương mại khuyến khích dỡ bỏ các hàng rào thuế quan: Do đó, các chính phủ bao giờ cũng có thái độ, hoặc thận trọng hơn, hoặc bảo thủ hơn. Tuy nhiên, nếu chính phủ đặt quyền lợi kinh tế của mình cao hơn lợi ích của xã hội thì kinh tế sẽ trì trệ. Do đó, họ phải tìm ra cách thức giải quyết vấn đề tự do hóa thương mại trong khi vẫn giữ được ổn định chính trị. Động cơ này dẫn đến việc hình thành các thiết chế quốc tế và các luật quốc tế về tự do thương mại mà đỉnh cao nhất là Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hiện nay, chúng ta bàn về việc tham gia AFTA hay WTO nhưng đó mới chỉ là bàn việc xây dựng các thể chế cho quá trình tự do thương mại chứ không phải phát động một cuộc cạnh tranh thường xuyên trên tất cả các khía cạnh của quá trình công nghiệp, quá trình kinh tế và quá trình cải cách chính trị, xã hội.
Hỏi: Xin ông phân tích những lợi ích mà tự do hóa thương mại có thể mang lại cho các nước đang phát triển?
Trả lời: Lợi ích đầu tiên là được tiếp cận với những hàng hóa mà mình không sản xuất được; nói cách khác, tự do hóa thương mại làm cho con người không phải sản xuất những thứ mà người khác làm tốt hơn. Tự do hóa thương mại tạo điều kiện cho con người có nhiều loại hàng hóa thay thế những loại hàng hóa sẵn có trong xã hội; nó cũng đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng để lựa chọn và đào thải những sản phẩm không đủ chất lượng. Sự cạnh tranh khốc liệt như vậy sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Bên cạnh đó, khi phát triển đến một mức nào đó, tự do hóa thương mại sẽ đưa ra các tiêu chuẩn văn hóa hay tiêu chuẩn đạo đức của hàng hóa để hàng hóa cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên toàn vùng lãnh thổ hay toàn cầu. Ví dụ, không được sử dụng lao động tù nhân, lao động trẻ em... hay nói cách khác, tự do hóa thương mại sẽ điều chỉnh các tiêu chuẩn cạnh tranh, xây dựng các thể chế thương mại tự do, tác động trên toàn bộ xã hội chứ không chỉ cộng đồng kinh doanh. Mặt khác, quá trình tự do hóa thương mại còn nâng cao năng lực của các nước đang phát triển, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nước này sẽ tiếp thu, học hỏi được công nghệ sản xuất mới và phương thức quản lý hiệu quả từ các nước phát triển.
Cuối cùng và quan trọng hơn cả, tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy toàn bộ tiên trình cải cách xã hội. Nó tạo sức ép cho người dân được hưởng những quyền tự do khác. Ngày nay, tự do không còn là quyền chính trị nữa, mà là quyền phát triển. Tự do hóa thương mại là tiền đề của tự do phát triển, là một phép thử đảo lộn mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi của xã hội và tạo ra các khuynh hướng cải cách triệt để và căn bản các hệ thống nhà nước, các hệ thống chính trị và thậm chí, là cả các hệ thống nhận thức.
Hỏi: Thưa ông, dường như ở đâu đó , người ta vẫn có thái độ chống lại tự do hóa thương mại?
Trả lời: Người ta chống toàn cầu hóa chứ không chống tự do hóa thương mại. Khái niệm tự do hóa thương mại trong cách nhìn của nhà nước bao giờ cũng khác cách nhìn của xã hội. Các nhà nước đóng vai trò lực lượng trung gian, vừa xúc tiến lại vừa cản trở quá trình tự do thương mại do bênh vực quyền lợi của quốc gia mà mình đại diện. Các nước phát triển thì tận dụng ưu thế của mình trong quá trình toàn cầu hóa, kể cả quá trình tự do hóa thương mại. Các nhà nước của các quốc gia lạc hậu luôn đề kháng trước quá trình cạnh tranh. Trong điều kiện của các nước đang phát triển, người ta thường bán các loại hàng hóa mang bản sắc và chất lượng văn hóa chứ không có nhiều sản phẩm mang chất lượng công nghiệp. Nếu các hàng hóa mang chất lượng công nghiệp của anh ở quy mô thấp, số lượng thấp thì anh không mạnh và không có ưu thế trong quá trình cạnh tranh.
Quá trình tự do hóa thương mại còn làm nảy sinh những vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ; điều này dẫn đến sự ra đời của các hiệp ước thuế quan như là một trong những công cụ điều tiết lợi ích của các bên tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại. Nếu những hiệp ước thuế quan không giúp các quốc gia thu được những lợi ích nhất định thông qua việc tham gia quá trình tự do hóa thương mại thì các chính phủ sẽ không ủng hộ. Nhưng nhiều người quan liêu tới mức tiếp tục phân phối lợi ích thông qua các hiệp ước thuế quan mà thực chất là hạn chế tự do thương mại. Vì thế, khi xây dựng WTO, người ta xây dựng bộ luật để các quốc gia thỏa thuận với nhau trong quá trình tự do thương mại, tức là điều chỉnh lợi ích trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại. Những chính phủ không đủ thông thái và tầm nhìn về kinh tế luôn nhầm lẫn giữa điều chỉnh lợi ích xã hội với điều chỉnh lợi ích nhà nước. ở các quốc gia phát triển, mức sống và thu nhập của nhân dân rất cao và do đó, thuế không đánh vào doanh nghiệp mà đánh vào con người, tức là thuế thu nhập cá nhân, trong khi ở ta, ngân sách được đóng góp chủ yếu bằng thuế doanh nghiệp. Khi nguồn ngân sách nhà nước được xây dựng chủ yếu dựa trên thuế thu nhập doanh nghiệp thì không khuyến khích tự do hóa thương mại. Thuế bằng "O" tức là các doanh nghiệp ở Malaysia có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ở Hà Nội. Rõ ràng sự cạnh tranh ấy bao giờ cũng mang thất thiệt cho các công ty kém.
Trong trường hợp chính phủ lại "tiếp" các công ty của mình bằng thuế thu nhập doanh nghiệp thì sức cạnh tranh ấy lại càng giảm đi và càng phải chịu nhiều thất thiệt hơn trong quá trình tự do hóa thương mại
Hỏi: Thưa ông, phải chăng các nước phát triển thu được nhiều lợi ích hơn thông qua việc tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại?
Trả lời: Nhiều người cho rằng, tự do hóa thương mại có lợi cho những nước công nghiệp phát triển và không đông dân, nhưng thực ra không phải vậy. Tự do hóa thương mại đem lại cơ hội bình đẳng cho tất cả các quốc gia. Những nước phát triển thường không đông dân, do đó, năng lực sản xuất công nghiệp của họ sẽ bị hạn chế. Điều này dẫn đến sự di chuyển các nền công nghiệp, có nghĩa là xây dựng mạng lưới ngoại vi và trung tâm công nghiệp của các nước phát triển trong lòng các nước đang phát triển. Chính vì thế, các nước đang phát triển phải tự tin tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và tham gia một cách chủ động.
Không những thế, các nước phát triển còn là nơi thu hút các nguồn lao động nhập cư, do đó, họ buộc phải thay đổi một số thói quen văn hóa để có thể chấp nhận những người lao động nhập cư. Họ phải có chính sách nhập cư phù hợp, chính sách bình đẳng giữa mức sống của dân họ và dân nhập cư, hay làm thế nào để tăng cường mức sống của lực lượng lao động. Không phải người lao động nào cũng là nhập cư có hợp đồng, có cả những người nhập cư thẳng và khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn, làm nảy sinh một loạt vấn đề như thất nghiệp, xung đột văn hóa... gây khó khăn cho việc quản lý an ninh xã hội.
Hỏi: Thưa ông, liệu có một nền thương mại toàn cầu bình đẩng không? Vì trong một cuộc chơi chung như thế này, dường như các nước yếu vẫn phải chịu thiệt thòi ?
Trả lời: Không ít người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm bình đẳng và bằng nhau. Quy mô các cơ hội hay các rủi ro không bằng nhau ở mỗi quốc gia. Một quốc gia có năng lực ở mức. nào thì chấp nhận cơ hội ở mức ấy và kém ở mức nào thì nhận rủi ro ở mức ấy. Tôi không nghĩ rằng các nước bé thì sẽ phải nhận rủi ro nhiều Thụy Sĩ là một nước bé nhưng không rủi ro bởi họ biết thay đổi thể chế bằng cách tham gia EU, tức là họ nới rộng hay hy sinh khái niệm biên giới, dân tộc để tham gia vào cộng đồng lớn hơn và họ không hề thiệt thòi. Hoa Kỳ là một nước lớn và họ sẽ có những cơ hội hay những rủi ro ở quy mô lớn hơn nhiều. Hoa Kỳ rủi ro vì thiếu nhân công, rủi ro vì hấp dẫn quá nên khó khăn trong việc kiểm soát những người nhập cư và tạo ra một xã hội rất khó quản lý. Toàn cầu hóa hay tự do hóa thương mại dẫn đến những nhiễu loạn xã hội mà rủi ro gõ cửa từng quốc gia bất chấp lớn, bé, giàu, nghèo.
Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào? Tự do hóa thương mại không có nghĩa là Việt Nam phải có những hàng hóa công nghệ cao thì mới được tham gia một cách bình đẳng. Chúng ta vẫn có thể bán những sản phẩm đơn giản nhưng độc đáo, tinh tế và việc đó hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả hay lợi ích cho chúng ta trong quá trình tự do hóa thương mại. Không có các khái niệm bất công theo nghĩa thông thường giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Cả hai loại nước này đều có rủi ro, chứ không phải chỉ có nước yếu mới có rủi ro bởi vì quốc gia mạnh nhưng chưa hẳn đã có các công ty mạnh. Hoa Kỳ hùng mạnh như vậy như g những người nuôi cá ở Hoa Kỳ Nam cho nên phải cầu cứu nhà nước.
Hỏi :Thưa ông, các quốc gia đang phát triển sẽ gặp những khó khăn gì khi tham gia tự do hóa thương mại?
Trả lời: Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài quá trình tự do hóa thương mại nếu quốc gia đó muốn tồn tại, tôi nói là tồn tại chứ chưa bàn đến phát triển. Mặc dù vậy, các nước đang phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Công dân của các nước này đã hạn chế năng lực phát triển của hầu hết các nước này không có thói quen xây dựng một doanh nghiệp tự do, hay nói các khác là họ không có cả thói quen lẫn năng lực của một nhà buôn tự do hay một nhà thương lượng tự do. Điều này đã hạn chế năng lực phát triển của hầu hết các nước đang phát triển.
Các quốc gia đang phát triển không có vốn để đầu tư, bổ sung và đổi mới công nghệ nên khối lượng sản phẩm trên thị trường rất hạn chế và không đủ sức cạnh tranh. Hơn nữa, các nước này cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt kiến thức, thiếu kinh nghiệm về thương mại, giá trị và tiêu chuẩn hàng hóa. Muốn tham gia vào thị trường thế giới, chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Những người tiên tiến nhận ra rằng người ta đang giúp mình ây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, nhưng đại bộ phận các chính phủ lại cho rằng nền sản xuất trong nước đang bị áp đặt các tiêu chuẩn phương Tây và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực khác. Có một thời, người ta dự báo rằng khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ trở thành thủ lĩnh của các nước thế giới thứ ba trong việc đấu tranh cho các quyền lợi của quá trình tự do hóa thương mại. Tôi không cho là như thế. Trung Quốc vào WTO trên tư cách một nước đang phát triển, thậm chí chậm phát triển. Nhưng tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở việc là đại diện cho các nước thuộc thế giới thứ ba mà họ muốn vươn lên thành cường quốc tầm cỡ thế giới. Vậy, các nước thế giới thứ ba không có con đường nào khác mà buộc phải tự vươn lên. Không phải vươn lên một cách tập thể mà chủ động vươn lên với khó khăn, đặc trưng riêng của từng nước.
Hỏi: Theo ông, hệ thống pháp luật của các nước thế giới thứ ba đã phù hợp với những đòi hỏi của quá trình tự do hóa thương mại chưa?
Trả lời: Pháp luật là các quy tắc của tự do. Không có tự do thì không có pháp luật. Tôi rất thích câu đầu tiên trong Hiến pháp Campuchia tự do là quyền mà cầu hạnh phúc của mỗi một cá nhân mà không dẫm đạp lên các quyền tương tự của kẻ khác. Pháp luật là công cụ điều chỉnh sự không dẫm đạp lên người khác.
Hầu hết các nước thế giới thứ ba đều có hệ thống pháp luật không tiên tiến, vì họ có một nhà nước và một hệ thống chính tả không tiên tiến. Các nước thế giới thứ ba muốn phát triển thì buộc phải cải cách thể chế chính tả. Chắc chắn, bất kỳ một nước nào cũng sẽ đi theo khuynh hướng tự do bởi tự do là khuynh hướng tất yếu chứ không phải khuynh hướng mang tính lựa chọn. Tự do cạnh tranh tạo ra tự do hóa thương mại, không muốn thua cuộc trong quá trình cạnh tranh ấy thì phải giải phóng năng lực của mỗi con người bằng cách trả lại tự do cho họ. Nếu chúng ta bám lấy quá khứ thì chúng ta sẽ đi giật lùi tới tương lai. Chúng giống một cái túi thủng và chắc chắn, nó sẽ không trở ta bảo vệ sự đa dạng tự nhiên, vậy tại sao lại không bảo vệ sự đa dạng về mặt tinh thần? Sự đa dạng về tinh thần là cái gốc của dân chủ. Nếu không xây dựng một nền văn hóa bảo tồn tính đa dạng của đời sống tinh thần của con người thì không có cơ sở để xây dựng xã hội dân chủ. Chúng ta có thể xây dựng một thiết chế pháp luật để đảm bảo dân chủ nhưng nó hoàn toàn không đủ bởi vì nó không bắt nguồn từ đời sống. Các thiết chế điều chỉnh để bảo vệ dân chủ phải rõ ràng và minh mạch.
Hỏi: Theo ông, cách các nước đang phát triển tham gia WTO nói riêng và quá trình tự do hóa thương mại nói chung đã thực sự hợp lý chưa?
Trả lời: WTO không phải là một thể chế theo nghĩa thông thường mà là các vòng đàm phán. Như thế, nó là một thể chế động và rất linh hoạt, tức là những nhận định khác nhau bắt đầu từ những vòng đàm phán khác nhau và người ta tổ chức vòng đàm phán để liên tục thay đổi cho thích ứng với thay đổi của thực tại. Chính vì thế, giám sát việc chấp nhận một thể chế là đương nhiên, đó là kỷ luật quốc tế. Tôi nghĩ rằng không ai có thể lãnh đạo được một quá trình thay đổi cả. Chúng ta phải thừa nhận rằng, thực tế sẽ lãnh đạo các hành vi chính trị trong quá trình tự do hóa thương mại chứ không phải các nhà nước lãnh đạo quá trình tự do thương mại và vì thế, không nên trông đợi vào sự thảo luận của các nhà nước với nhau cho các quyền lợi của mình. Nếu anh tham gia quá trình toàn cầu hóa hay quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với tư cách một nhà kinh doanh thì anh phải tìm cách thỏa mãn các trạng thái khác nhau của thể chế ấy chứ không phải chờ đợi hay đòi hỏi những điểm có lợi.
Hỏi: Xin ông đưa ra những giải pháp để các nước đang phát triển có thể giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào tiến trình tự do hóa thương mại?
Trả lời: Trước mắt, để nhanh chóng hội nhập và tránh thất thiệt trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại theo tôi, các nước đang phát triển nên khai thác tôi đa những nguồn lực tự nhiên của mình như du lịch chẳng hạn. Du lịch là một biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình tự do hóa thương mại. Do đó các nước đang phát triển cần tăng cường chất lượng và quy mô các sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa cao, tức là các hàng hóa mang tính địa phương. Bên cạnh đó, phải đầu tư phát triển quy mô các sản phẩm công nghiệp, không chỉ là các sản phẩm thuần túy mà có thể có cả sản phẩm dịch vụ; nếu không, thu nhập của quốc gia sẽ rất thấp.
Chúng ta phải biết lấy cái khó của người giải quyết cái khó của mình, dựa vào cái khó ít nhân lực của các nước phát triển để có chính sách thu hút đầu tư. Các nước đang phát triển cần thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết những bế tắc về thiếu vốn, thiếu công nghệ của mình. Kêu gọi đầu tư nước ngoài cũng chính là kêu gọi công nghệ, kêu gọi tiền vốn, kêu gọi kinh nghiệm sản xuất... tức là tất cả những gì mà các nước đang phát triển thiếu. Muốn thế các nước đang phát triển phải cải cách mô hình kinh tế, thậm chí phải thay đồi những tiêu chuẩn chính trị theo những khuynh hướng tự do hóa thương mại và tự do dân chủ để hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, phải có những biện pháp chống tham nhũng bởi một thể chế mà ở mọi cấp đều tham nhũng như hiện nay thì thành lựa chọn của các nhà đầu tư. Các nước đang phát triển phải cải cách kinh tế để nhân dân có thu nhập cao hơn thì họ mới mua và mới có thị trường được. Nếu không làm được điều đó, các nước đang phát triển sẽ không hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, phải tăng cường giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục để có một lực lượng lao động phù hợp với đòi hỏi của quá trình tự do hóa thương mại. lợi thế duy nhất mà các nước thứ ba có là nhân lực dồi dào - cái mà các nhà chính trị gọi là nội lực nhưng họ đều nhầm lẫn. Nội lực của Việt Nam nói riêng hay của các nước đang phát triển nói chung chính là năng lực đổi mới để hấp dẫn cả thế giới chứ không phải dồi dào nhân lực. Nhân lực mà không được đào tạo tốt để chuẩn bị cho hội nhập từ không phải là nội lực. Giáo dục ở các nước đang phát triển sẽ buộc phải thay đổi, phải cải cách vì nếu không sẽ không bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước phát triển. Giáo dục nhằm cung cấp lao động phù hợp với đòi hỏi của thị trường, biến lao động trở thành hàng hóa. Hầu hết các chương trình giáo dục ở các nước đang phát triển vẫn kém tính thực tế, nặng về lý thuyết những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Trong khi đó, giáo dục kỹ năng, giáo dục nhận thức quá trình tự do, quá trình hội nhập thì rất ít.
Mặt khác, phải cải cách thể chế bởi chính thể chế lạc hậu là nguyên nhân lớn nhất kìm hãm sự phát triển. Đã đến lúc các chính phủ không còn giữ nguyên bản sắc chủ quan được nữa vì nó sẽ mâu thuẫn với quá trình tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và của quốc gia. Để nâng cao sức cạnh tranh, các nước đang phát triển buộc phải hiểu rõ những giá trị của mình, không được ảo tưởng về lultulg giá trị mình không có mà phải mài sắc và hiện đại hóa những cái đã có, kể cả thể chế chính trị. Cần phải cải cách cả văn hóa nữa bởi nếu chế độ chính trị bảo trợ sự phát triển kinh tế thì văn hóa chính là thể chế tinh thần bảo hộ đời sống chính trị. Nếu văn hóa không tiên tiến thì chính trị sẽ lạc hậu bởi chính trị bắt nguồn từ văn hóa. Cải cách chính trị, cải cách kinh tế, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục là bốn cuộc cải cách bắt buộc mà bất kỳ một quốc gia lạc hậu nào muốn phát triển cũng phải làm đồng bộ. Cuối cùng, các nước đang phát triển cần phải năng động và đổi mới cũng như cải cách thường xuyên hơn bởi để tồn tại, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chủ động tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại cũng như toàn cầu hóa. Trong cuộc chơi này, xã hội đóng vai trò quyết định chứ không phải nhà nước. Về phía những nhà sản xuất, cách duy nhất là đổi mới và tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa hay nói cách khác là các doanh nghiệp cũng cần phải cải cách chính mình để trở thành một bộ phận của các tiến trình thương mại quốc tế.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường