Tiền bạc có mua được hạnh phúc

08:12 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Giêng, 2006

Đồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ.


“Ta rất mỏi mệt vì tình yêu, càng mỏi mệt hơn vì những câu thơ vớ vẩn. Nhưng bất cứ lúc nào, đồng tiền cho ta niềm vui thú.”– Hilaire Belloc

Đồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ.

Biểu đồ nhỏ dưới đây phác họa mối liên quan giữa mức thu nhập và sự mãn nguyện cuộc sống ở hầu hết các quốc gia. Nói chung, người dân ở các nước nghèo nàn không cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống bằng những người ở các nước giàu có. Ở những nước nghèo, cuốc sống thường mang lại cho người dân những cảm giác không an toàn, chắc chắn. Các quốc gia phát triển, giàu có thường có hệ thống an ninh, bảo vệ sức khỏe, môi trường làm việc tốt hơn cũng như bao yếu tố xã hội cơ bản khác … tất cả đều có tác động đến sự tăng trưởng của mãn nguyện cũng như hạnh phúc.

Đáng tiếc, không phải lúc nào hạnh phúc cũng đi đôi với mức thu nhập bình quân. Trong rất nhiều trường hợp số tiền kiếm được mỗi tháng không có sự liên quan mật thiết tới hạnh phúc. Điều đó giải thích tại sao nhiều người giàu có không hạnh phúc bằng những người đại diện cho tầng lớp trung lưu. Có không ít người giàu sống một cuộc sống bất hạnh.

4 yếu tố của hạnh phúc

CÔNG VIỆC
Khi bị thất nghiệp thì chẳng mấy ai cảm thấy hạnh phúc. Người nào phải dành quá nhiều thời gian và sức lực của mình cho công việc, sao nhãng việc chăm lo gia đình, cũng không thể nào mãn nguyện với cuộc sống được. Điều quan trọng là luôn giữ được sự cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Có một công việc thích hợp, môi trường phát triển bản thân, đó là một trong những yếu tố chính của hạnh phúc.

SỰ NGHỈ NGƠI, GIẢI TRÍ
Luôn phải dành thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. Giải trí cùng bạn bè, làm những gì luôn mang lại cho bản thân cũng như những người thân niềm vui thú: nghỉ ngơi, thể thao, du lịch …

TÌNH YÊU
Tình yêu và tình bạn cũng là một trong những chìa khóa vàng mở ra cánh cửa hạnh phúc. Ai cũng cần có người để nói chuyện, an ủi. Ai cũng cần phải học từ ai đó. Ai cũng cần có người để nhớ. Ai cũng cần được yêu và biết yêu một người nào đó. Tình yêu và tình bạn luôn phải có thời gian dài và cần những nỗ lực để tạo nên. Phải luôn cố gắng để khám phá, phát triển và gìn giữ. Việc này mất rất nhiều thời gian và tâm trí, nhưng thành quả của tình yêu và tình bạn mang lại là những gì vĩnh cửu và cao quý nhất.

THẾ GIỚI NỘI TÂM
Phát triển cuộc sống nội tâm của mỗi người là tinh chất của hạnh phúc. Trong thế giới hiện đại, ở nhiều nước tư bản như Đức, Nhật … nhiều người cho rằng họ có thể sống và không cần đến tôn giáo. Thế giới nội tâm cũng như tôn giáo là một cõi đi về thiêng liêng của mỗi người.

Đừng bao giờ để ý nghĩa của đồng tiền có sức mạnh quá lớn trong cuộc sống của bạn. Có nhiều thứ trên đời này đồng tiền không thể mua nổi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • 10 bí quyết cho Hạnh phúc

    25/10/2005Minh Thu1/2 mức độ hạnh phúc của bạn có thể được định hình ngay từ lúc bạn vừa mới chào đời, và thêm 10% nữa là do các hoàn cảnh khách quan quyết định. Có nghĩa là chúng ta còn tớ những 40% cơ hội để tự xoay sở hạnh phúc cho mình. Vậy thì tại sao chúng ta lại không bắt đầu năm bắt khả năng ngay từ bây giờ ? Và đây là 10 điều kiện mà mỗi chúng ta đều cần có được nhằm mưu cầu một hạnh phúc thực sự cho mình...
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Bí quyết của hạnh phúc

    17/10/2005Nguyễn Thị Thùy MaiNhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • 8 bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

    16/07/2005Lê Ngân
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác