Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

01:30 CH @ Thứ Năm - 04 Tháng Năm, 2006

Quá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân.Có thể nêu lên 3 quy luật của sự kết hợp này:

1-Không có cái cộng đồng, nếu không có cái cá nhân, cũng như không có cái cá nhân, nếu không có cái cộng đồng, cái xã hội. Cái cá nhân nằm trong cái cộng đồng, cái cộng đồng nằm trong cái cá nhân. Cái cá nhân hình thành và phát triển nhờ cái cộng đồng, cái cộng đồng tồn tại và duy trì nhờ cái cá nhân.

2 - Trong thuở bình mà của nhân loại cái cộng đồng lớn hơn, mạnh hơn cái cá nhân, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của cái cá nhân. Nếu không có sự đùm bọc, cưu mang, chăm sóc, bảo vệ từ phía cộng đồng, thì mỗi cá nhân không thể lớn lên và tồn tại như mộtthực thể người.

3 - Khi xã hội ngày càng phát triển thì cái cá nhân trở nên ưu trội hơn, sự trưởng thành của nó diễn ra sớm hơn, nhanh hơn, ít chịu sự phụ thuộc vào cộng đồng, vào xã hội hơn. Ba quy luật này mang tính phổ biến toàn nhân loại.

Thuở ban đầu của văn hoá nhân loại mối tương quan giữa tính cộng đồngvà tính cá nhân ở người Việt Nam cũng giống như mối tương quan này ở tất cả các nhóm tộc người khác, các dân tộc khác, nghĩa là tính cộng đồng có vai trò quan trọng hơn, ưu trội hơn trong sự phát triển của xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội: giông tố, lũlụt, hạn hán, sự xâm lược của ngoại bang và chính sách của nhà nước phong kiến nên tính cộng đồng vẫn được duy trì và tồn tại quá lâu trong sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Lẽ ra tính cá nhân, trách nhiệm cá nhân, sự tự ý thức của cá nhân, sự tựkhẳng định của cá nhân phải được hình thành, xác định và xuất hiện sớm hơn, mạnh hơn, nhưng do những điều kiện tự nhiên, và xã hội như đã nói, nó cứ duy trì từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong lịch sử phát sinh cá thể, cũng như phát sinh chủng loại cái cá nhân hình thành chậm, việc phát huy vai trò của tự ý thức do đócũng diễn ra rất chậm. Triển khai nghiên cứu đề tài: "Tính cộng đồng- tính cá nhân và "cáitôi" của người Việt Nam hiện nay",các tác giả Viện Tâm lý học thuộc Trung tâm KHXH & NV Quốc gia đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại. Các cách tiếp cận: lịch sử, logic, kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng, các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học hiện đại: test với 20 mệnh đề, bảng hỏi đánh giá tính cộng đồng - tính cá nhân liên nhân cách, bảng hỏi của mộtsố tác giả xây dựng năm 1997 và được Việt hoá, test lựa chọn ngữ cảnh... là những công cụ giúp các tác giả đưa vào ứng đụng trong nghiên cứu này và rút ra được những nhận định và kết luận với độ tin cậy cao về những diễn biến của tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của thanh niên ngày nay - những người chủ tương lai của vận mệnh đất nước.

Cuốn sách sẽ ra mắt bạn đọc với bốn phần, bốn chương.

Sau "Lời dẫn” là Phần mở đầudo Ths. Phan Thị Mai Hươngthực hiện. Tác giả khẳng định những hệ thống giá trị phân biệt hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây thể hiện không chỉ trong các sản phẩm của xã hội, mà còn tạo ra những khuôn mẫu khác nhau về khái niệm "cái tôi". Sau phần trình bày tóm tắt về bối cảnh xã hội trong giai đoạn hiện nay cũng như mục đích và ý nghĩa của công trình này, tác giả đã giới thiệu quá trình tổ chức nghiên cứu: thiết kế, chọn vùng, chọn mẫu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Phần một: "Một số nghiên cứu và quan điểm về "cáitôi" và tính cộng đồng- tính cá nhân"ở nước ngoài và ở Việt Namgồm hai chương một và hai.

Chương I:Giới thiệu "Một số nghiên cứu và quan điểm về "cáitôi" và tính cộng đồng- tính cá nhân"do Đỗ Lệ Hằngthực hiện. Tác giả trình bày tóm tắt thuyết phân tâm học mà đại diện là S. Freud và C.Jung, thuyết hiện sinh với đại điện là C.Rogers, thuyết nhận thức với quan điểm cơ bản của Sarbin, thuyết nhận thức xã hội của A. Bandura, thuyết “cái tôi" sáng tạo của S.Adler, cái tôi tượng trưng của A.Angyal, "cái tôi" chủ quan của Lundhom. Cái mới trong phần này là tác giả cũng đã giới thiệu các phương pháp mà các thuyết nêu trên đã sử dụng trong các nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu "cái tôi" trong tâmlý học xãhội, Ths. Lã Thu Thuỷđã trình bày một số quan điểm về “cái tôi", cấu trúc “cái tôi", sự hình thành và phát triển của "cái tôi". Tác giả đã chỉ ra các yếu tố hướng đến sự phát triển "cái tôi", "cái tôi” và các vai xã hội, "cái tôi" và sự kiểm soát xã hội.

Phân tích “Tính cộng đồng - tính cá nhân trong tâmlý học vănhoá", Ths. Lê Văn Hảođã tổng quan những vấn đề lý luận về vấn đề cá nhân và cộng đồng, cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu tính cộng đồng - tính cá nhân. Tác giả đã nêu lên một vấn đề khá lý thú: tính cộng đồng - tính cá nhân có phải là khái niệm mang tính lưỡng cực, đối lập và loại trừ nhau? Những vấn đề về sự tương phản giữa tính cộng đồng - tính cá nhân với những khía cạnh: một bên là "cái tôi" cá nhân, một bên là nhóm nội, một bên là cái lâu dài, một bên là cái ngắn hạn, hệ thống tôn ti trật tự và hài hoà ở những nhóm theo xu hướng tập thể, một bên gắn bó tình cảm với một số nhóm nội, một bên tách mình khỏi nhiều nhóm nội đã được giới thiệu. Những kỹ thuật đo lường tính cá nhân - tính tập thể bằng các cách thức khác nhau... và giả thuyết về nguyên nhân của tính cộng đồng - tính cá nhân,hệ quả của tính cộng đồng - tính cá nhân, khái niệm xã hội hoá và hành vi xã hội, cái hay và cái dở của tính cộng đồng - tính cá nhân...đã được trình bày và đưa ra một cái nhìn tổng quan về tính cộng đồng - tính cá nhân trong những nghiên cứu mới của tâm lý học văn hoá.

Chương II:Trình bày "Các quan điểm về tính cộng đồng- tính cá nhân và"cái tôi" trong những nghiên cứu ở Việt Nam" do PGS,TS. Đỗ Longđảm nhận. Tác giả đã giới thiệu các cách tiếp cận xã hội - lịch sử, phương pháp tiếp cận xã hội - văn hoá, phương pháp tiếp cận nhân: cách trong các nghiên cứu của các học giả trong nước. Các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Trần Đình Hượu, Phan Ngọc, Hữu Ngọc, Đỗ Long... đã nêu lên các cơ sở hình thành, phát triển và duy trì của tính cộng đồng - tính cá nhân ở người Việt Nam. Những đặc điểm tâm lý dân tộc Việt Nam, những nét đặc trưng của tâm lý cá nhân và “cái tôi", những diễn biến, cái hay và cái dở của chúng trong lịch sử cũng như trong thời đại chúng ta, từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, dưới tác động của công cuộc đổi mới đất nước... đã được tác giả phân tích, nêu lên nhận xét và bàn tới xu hướng phát triển của chúng.

Phần II:Kháiniệm "cái tôi" của thanh niên hiện nay và đặc điểm tính cộng đồng- tính cá nhân ở Việt Nam"gồm hai chương ba và bốn.

Chương III: "Tính cá nhân - tính cộng đồng trong khái niệm "cáitôi" do Ths. Lã Thu Thuỷnghiên cứu. Tác giả nêu bật sự thể hiện của "cái tôi" nói chung, khái niệm về "cái tôi" của sinh viên nam và nữ, khái niệm về “cái tôi" của sinh viên miền Bắc và sinh viên miền nam, quan niệm về "cái tôi" ở thanh niên nông thôn và thanh niên đô thị, thành phần dân tộc và quan niệm về “cái tôi". Tác giả kết luận: hình ảnh về bản thân được thanh niên đánh giá rất đa dạng, phong phú và nhiều vẻ, nói lên chân dung của lớp trẻ hiện nay với những khác biệt giữa nhóm này vànhóm khác. Tính cá nhân trong khái niệm "cái tôi” được thanh niên đánh giá rất cao. Hình ảnh cộng đồng hiện lên không nhiều về tổng thể. Tính cá nhân ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Trái lại, tính cộng đồng, tính ôn hoà ở nhóm nữ vẫn ít có thay đổi.

Chương IV: "Đặc điểm tính cá nhân- tính cộng đông ởViệt Nam hiện nay".Nghiên cứu về "tính chất bình đẳng và thứ bậc của tính cá nhân - tínhcộng đồng" do NCS Lưu Song Hàthực hiện. Theo tác giả, tính bình đẳng là một trong những nét khác biệt giữa tính cá nhân - tính cộng đồng, nó hoà trộn bên trong nhóm, nơi mà những thành viên không có cảm giác mình là người dưới quyền. Tác giả kết luận hành ví ứng xử của nam sinh viên mang tính cá nhân hay tính cộng đồng, có tính bình đẳng hay thứ bậc phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống văn hoá. Tác giả lưu ý rằng từ trong cội rễ của người Việt, tínhcá nhân bao giờ cũng tồn tại, nhưng nó bị che lấp bởi cộng đồng do văn hoá truyền thống chi phối.

Nghiên cứu "Sự thể hiện tính cá nhân- tính cộng đồng qua hệ thống giá trị và hành động của cá nhân" do NCV Nguyễn Thị Hoađảm nhiệm. Sau khinêu lên những cơ sở lý luận có liên quan và phân tích kết quả, tác giả rút ra một nhận xét: người Việt thông qua hành động và giá trị trong các nhóm xã hội khác nhau đã thể hiện tính cộng đồng cao hơn tính cá nhân, tính cá nhân chỉ bộc lộ trong một số trường hợp với mức độ thấp. Tính cộng đồng thể hiện giá trị cao hơn qua hành động, nhưng cũng có rất ít trường hợp tính cộng đồng thể hiện qua hành động cao hơn quá giá trị. Điều này nói lên tính cộng đồng rất cao ở các cá nhân. Tính cộng đồng ở người Việt mang tính hoàn cảnh, chịu sự chi phối của mỗi tình huống cụ thể. Giá trị và hành động tương đối thống nhất với nhau. Giá trị và hành động đều thể hiện tính cộng đồng cao. Giữa nam và nữ thuộc các tộc người khác nhau ở cácvùng quê khác nhau trong các môi trường có tính tập thể cao không có sự khác biệt rõ rệt về tính cộng đồng.

Nghiên cứu “Sự tương đồng và khác biệtgiữa suy nghĩ và hànhđộng trong hai cách ứngxử", NCV Đỗ Ngọc Khanhđã rút ra một số nhận xét: môi trường sống, vùng, dân tộc, giới tính - khi xem xét khía cạnh độc lập và khía cạnh kết hợp các yếu tố trên - đều không có ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến hành động và suy nghĩ trong cách ứng xử chủ động và chịu sự tác động. Môi trường kết hợp với dân tộc và môi trường kết hợp với vùng và dân tộc có ảnh hường một cách có ý nghĩa đến hành động trong cách ứng xử chủ động. Môi trường cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa đến suy nghĩ trong cách ứng xử chủ động. Trái lại, vùng lại có ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cách ứng xử chịu tác động. Như vậy, ta thấy thanh niên hiện nay vẫn suy nghĩ và hành động có tính cộng đồng cao trong các nhóm nhỏ. Họ vẫn coi trọng gia đình, truyền thống, đoàn kết thân ái. Trong các nhòm lớn họ ít bị chi phối bởi các yếu tố văn hoá, nên suy nghĩ và hành động mang tính cá nhân rõ rệt hơn.

Phần kết thúcdo Ths. Phan Thị Mai Hương và GS.Vũ Khiêuthực hiện. Nêu lên những nhận định, rút ra từ kết quả nghiên cứu của cả đề tài, Ths. Phan Thị Mai Hương khẳng định: Thành tựu trước hết của công trình nghiên cứu này là tập thể tác giả đã phân tích và bổ sung vào những quan điểm truyền thống về tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi”, từ góc độ tâm lý học. Tính cá nhân và tính cộng đồng có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân phụ thuộc vào hoàn đánh và giá trị mà người đó theo đuổi. Khi được tự do liên tưởng và lựa chọn, thanh niên nhìn chung nghiêng về phía ô tả bản thân mình như một cá nhân độc lập, có cá tính, sở thích và quan điểm riêng. Một điểm rất lý thú là thanh niên coi mình là một thành viên của một cộng đồng, một nhóm nào đó chiếm một tỷ lệ không lớn, nhưng lại thường đứng ở vị trí đầu tiên trong suy nghĩ. Trong những tình huống cụ thể thanh niên thể hiện tính cộng đồng tương đối cao trong hệ giá trị của mình, nhưng tính cộng đồng đó thể hiện cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định. Thanh niên dù có xu hướng cá nhân hay cộng đồng thì cái được ưu tiên hơn cả là sự bình đẳng. Sự tuỳ thuộc vào hoàn cảnh trong hành động của người Việt Nam còn thể hiện cả trong lối ứng xử chủ động hay chịu sự tác động.

Từ những kết quả được trình bày trên đây cho thấy văn hoá Việt Nam vềMột thành tựu nghiên cứu mới...cơ bản vẫn mang tính cộng đồng, nhưng tính cá nhân đang có những chuyển biến quan trọng và đó là một nét mới cần được khẳng định.

Xác định những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu về "cái tôi", GS. Vũ Khiêu cho rằng "cái tôi" là đối tượng quan trọng nhất, sâu sắc nhất của tâm lý học. Ta phải giải quyết vấn đề "cái tôi" như thế nào? "Cái tôi" ích kỷ hay "cái tôi" tự xoá bỏ hoàn toàn bản thân? "Cái tôi” trong cuộc sống được xác đình như thế nào? Hiện nay nó biến đổi ra sao? Từ "cái tôi" bé nhỏ trong một xã hội nông nghiệp cổ truyền đến "cái tôi" ngày nay đang phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường đang có những chuyển biến như thế nào? Kinh tế thị trường, một mặt, tạo ra năng lực độc lập, chủ động, sáng tạo, nhưng mặt ác cũng dẫn đến những suy thoái về phẩm chất. Trong nghiên cứu này cả hai xu hướng cộng đồng và cá nhân đều cùng tồn tại, đan xen với nhau ở dạng dung hoà. Thanh niên ngày nay nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, cảm xúc của mình trong tập thể. Họ thấy được sự khẳng định của cá nhân mình trong cuộc sống. Đây là một bước phát triển mới cần được khẳng định.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có sự kết hợp hài hoà giữa cái cộng đồng và cái cá nhân một cách tương ứng. Thiên về một phía, chỉ nhấn mạnh cái cá nhân mà không chú ý đến cái cộng đồng, hoặc ngược lại đều dẫn đến hậu quả là làm chậm bước phát triển của xã hội, làm méo mó quá trình trở thành một nhân cách với ý nghĩa chân chính nhất của từ này.

Nêu lên những phương hướng mới trong nghiên cứu "cái tôi" để xác định đúng đắn sự kết hợp hài hoà giữa tính cộng đồng và tính cá nhân trong nhân cách, GS.Vũ Khiêu cho rằng: trong thời đại ngày nay "cái tôi" đang trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất, sâu sắc nhất. Nó đòi hỏi chúng ta phải được quan niệm và giải quyết như thế nào cho đúng? "Cái tôi" ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân hay "cái tôi" tự xoá bỏ hoàn toàn bản thân? “Cái tôi" trong cuộc sống hiện nay đang biến đổi ra sao? Chưa lúc nào bằng lúc này, xét từ phương diện cá nhân, cũng như từ phương diện cộng đồng, đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa "cái tôi" tích cực và "cái tôi" tiêu cực ở từng con người, từng gia đình, từng hoàn cảnh xã hội. Một loạt vấn đề được đặt ra ở đây để chúng ta cùng suy nghĩ, cùng nghiên cứu và giải quyết. Chẳng hạn, cái cá nhân, cái xã hội tồn tại trong “cái tôi" như thế nào? Cái cá nhân và cái cộng đồng trong mỗi "cái tôi" biểu hiện ra sao? Cái sinh học và cái xã hội, cái bẩm sinh và cái tập nhiễm, cái di truyền của nòi giống và tác động của môi trường văn hoá - xã hội... ảnh hưởng lẫnnhau như thế nào... đang là những đề tài lớn mà chúng ta phải dày công nghiên cứu. Hai loại yếu tố, hai mặt đối lập tác động ra sao đến mỗi cá nhân, đến mỗi con người trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng được một "cái tôi" nhân bản là một vấn đề khoa học rất lớn và rất phong phú đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực vượt bậc mới có thể thực hiện được.

Một số nhà tâm lý học, xã hội hội học đã từng cảm thấy bất lực, lúng túng khi đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Khi tìm hiểu về tính cá nhân trong "cái tôi" thì chúng ta đụng chạm đến tính xã hội và khi tìm hiểu về tính xã hội chúng ta lại đụng chạm đến tính cá nhân. Thực ra, nói chung cái xã hội không tách rời cái cá nhân. Xã hội là môi trường hoạt động của cá nhân. Nói tới xã hội là phải nói tới những con người hoạt động trong xã hội, như vậy cũng có nghĩa là phải nói đến cá nhân. Nói đến cá nhân là phải nói đến xã hội, nói đến môi trường hoạt động của cá nhân, nói đến sự ra đời và trưởng thành của cá nhân dưới tác động của một nền văn hoá xã hội nhất định, nói đến sự xã hội hoá của cá nhân trong hoàn cảnh một gia đình, một chủng tộc, một cộng đồng, một dân tộc...

Khi tìm hiểu "cái tôi" của cá nhân hoặc nói rộng hơn, "cái tôi" của cộng đồng, "cái tôi" của dân tộc, tức là cái tôi, thì cũng nên nghiên cứu, so sánh giữa các cá nhân rồi tìm ra cáigiống nhau và khác nhau, giống nhau là ở đâu và khác nhau là ở những điểm nào? Con người Việt Nam chúng ta có chỗ giống nhau ở tâm lý dân tộc, nhưng trong từng con người mộtthì lại có cái đặc thù trong tính cách của nó. Và trong “cái tôi" của họ cái gì là giống nhau và cái gì là khác nhau. Trong xã hội chúng ta hôm nay "cái tôi" đang có xu hướng phát triển, khác rất nhiều so với các thế hệ đi trước. "Cái tôi" đó hình thành trong từng gia đình, trong từng lứa tuổi, từng tầng lớp, từng giới tính, từng cộng đồng thuộc các thành phần kinh tế dưới sự tác động của cơ chế thị trường. Sự biến đổi đó cá đang đòi hỏi chúng ta phải xác định đề tài, phải tổ chức nghiên cứu mạnh hơn, nhiều hơn. Làm được như thế, chúng ta sẽ góp phần thực hiện phương châm cao cả: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ