Toàn cầu hóa, được và mất
Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫnlà: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
Vào thời kỳ phát triển ban đầu của mình, các nước tư bản không ngần ngại thực hiện việc mở rộng thị trường bằng cách xâm chiếm các nước nhược tiểu để làm thuộc địa cho mình. Không những họ mang được hàng hóa từ chính quốc sang bán ở thuộc địa mà họ còn khai thác từ thuộc địa các nguồn tài nguyên và nguồn nhân công giá rẻ để phát triển nền kinh tế của chính quốc. Tuy vậy, họ vẫn tự cho rằng họ đã "khai hóa" cho các nước thuộc địa, tạo công ăn việc làm cho dân bản xứ và mang văn minh đến cho họ. Cũng có phần đúng, chẳng hạn nhờ sự khai hóa của thực dân Pháp mà dân ta có việc làm, "được" làm phu ở các đồn điền cao su, ở các hầm mỏ với đồng lương chết đói, nhờ văn minh do nước mẹ Pháp truyền bá, dân ta mới biết dùng đèn Hoa Kỳ thay cho đèn dầu lạc biết vứt cái bút lông đi thay bằng bút chì, một số người được học tiếng Tây, biết đi xe đạp, biết ăn bánh mỳ, biết uống sữa bò và rượu sâm banh... Hiển nhiên, cái được chẳng bù cho cái mất: dân ta mất độc lập và tự do.
Sau thế chiến thứ hai, hệ thống thuộc địa hoàn toàn sụp đổ và thế giới được chia làm hai phe thù địch: phe XHCNvà phe TBCN. Khi đó hai phe đóng chặt cửa với nhau về kinh tế một cách nghiêm ngặt. Người dân Việt Nam chỉ biết đeo đồng hồ Liên xô mà không biết đồng hồ Thụy Sĩ hay Nhật Bản, chỉ biết đi xe đạp Phượng Hoàng (Trung Quốc), Xputnhic (Liên Xô) hay Mipha (Đông Đức), cưỡi xe máy Simsơn (Đông Đức) hoặc Minxcờ (Liên Xô) mà không biết đến loại xe gì khác...Trong hoàn cảnh đó, vấn đề toàn cầu hóa hiển nhiên không thể đặt ra. Các nước tư bản có nền kinh tế phát triển rất cao, sản xuất ra nhiều hàng hóa tiêu dùng, đành phải nhìn ngắm cái thị trường to lớn của phe XHCN một cách thèm muốn. Giá như mỗi người dân Trung Hoa mỗi năm chỉ uống một vài chai Cocacola thôi thì cái hãng sản suất nước ngọt nổi tiếng này chắc chắn sẽ phải tăng sản lượng lên nhiều phần trăm. Còn các nước XHCN thì cắn răng chịu đựng, cố sản xuất các hàng hóa như yếu phẩm một cách nhanh, nhiều, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân mình, nếu thiếu quá thì nhờ các nước đàn anh trong phe viện trợ và nhất quyết không mua hàng của phe kia. Và thế là không có toàn cầu hóa, mà chỉ có "phe hóa" mà thôi, hay còn gọi là khu vực hóa.
Hiện nay thực tế không còn có hai phe đối kháng nữa (tuy vẫn còn các nước XHCN, nhưng số này rất ít nên không làm thành một phe, vả lại các nước này đã tiến hành mở cửa hội nhập với thế giới. Thế là cơ hội hiếm có để quá trình toàn cầu hóa lại được đặt ra nhưng với mức độ rầm rộ hơn nhiều. Tuy có nơi này nơi kia biểu tình phản đối chiến lược toàn cầu hóa nhưng nhìn chung đó là một quá trình không cưỡng lại được và mọi quốc gia đều hy vọng có thể kiếm lợi khi buộc phải gia nhập quá trình đó.
Về lý thuyết, toàn cầu hóa nói chung (mà nòng cốt là toàn cầu hóa về kinh tế) mang lại lợi ích cho mọi đất nước, kể cả nước phát triển và nước đang phát triển. Chúng ta thử hình dung như nước ta với trình độ phát triển kinh tế thấp kém, nếu gia nhập quá trình toàn cầu hóa thì mươi năm nữa sẽ ra sao? Lúc ấy con cái nhà giàu tha hồ đi du học ở các nước tiên tiến để mua giáo dục ngoại, con em nhà nghèo thì tha hồ đi lao động nước ngoài, làm thuê đế kiếm tiền, tuy ít ỏi nhưng cũng có thể giúp cho gia đình và đất nước...Người lao động trong nước thì làm việc trong các công ty xuyên quốc gia đặt ở Việt
Về mặt lý thuyết cũng như mọi quan hệ giao lưu quốc tế, quá trình toàn cầu hóa phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không ép buộc lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì nguyên tắc đó thường xuyên bị vi phạm, thậm chí vi phạm một cách trắng trợn.
Mọi người đều thấy rằng, cái thế giới hiện nay xem ra chẳng có chút bình đẳng nào giữa các quốc gia, giữa nước lớn và nước bé, giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nước mạnh và nước yếu.
Một cường quốc như Hoa Kỳ, tự cho mình là có nhân quyền nhất trên thế giới thì khi tham gia Liên hiệp quốc (LHQ) lại không có một chút khát niệm nào về "quốc quyền", tức là quyền bình đẳng của mọi quốc gia thành viên. Họ khăng khăng giữ lấy cái ghế trong Hội đồng bảo an LHQ, có quyền phủ quyết mọi quyết định, dẫu cho quyết định đó chỉ một mình nước Mỹ không ưng. Họ tự cho mình có quyền đánh vào Irắc, một thành viên của LHQ, bất chấp sự phản đối của tổ chức này, với lý do lrắc có vũ khí hủy diệt như vũ khí hóa học và sinh vật. Trong lúc đó quân đội Mỹ tha hồ dùng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt
Các nước lớn tự cho mình đưa ra những quyết định cực kỳ vô lý và bắt mọi quốc gia khác phải theo, nếu không thì họ có quyền trừng phạt, kể cả bằng mọi vũ trụ. Một ví dụ: khi họ đã sản xuất đủ số lượng vũ khí hạt nhân rồi thì họ đòi các nước khác phải ký Hiệp định không sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu đó là một Hiệp định mang tính bình đẳng giữa các quốc gia thì phải có hai điều: Một, từ nay không nước nào được sảnxuất vũ khí hạt nhân nữa. Hai. nước nào sản xuất vũ khí ấy rồi thì phải hủy bỏ cho hết mới thôi.
Thật mỉa mai cho các nước lớn khi họ lờ đi những luật lệ thông thường và đơn giản như vậy.
Thế giới này có một tổ chức lớn nhất bao trùm lên toàn cầu: Đó là Liên hợp quốc. Tuy LHQ có làm được nhiều việc nhưng đụng đến những việc động trời thì nó cũng đành chịu thua các cường quốc. Ông Tổng thư ký có phản đối Mỹ đánh Irắc đi chăng nữa nhưng vẫn cứ phải ngồi nhìn chiến tranh hủy diệt xảyra. để rồi sau đó làm được cái việc là kêu gọi các nước góp phần tái thiết nước bại trận.
Trong bối cảnh như vậy của thế giới hiện nay, người ta có thể đặt câu hỏi: Phải chăng toàn cầu hóa là Mỹ hóa hoặc chí ít cũng là phương Tây hóa? và phải chăng toàn cầu hóa sẽ làm sâu sắc hơn cái quy luật "cálớn nuốt cá bé"?
Toàn cầu hóa về kinh tế sẽ kéo
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt