Tồn tại và phát triển

08:23 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Tư, 2006

Chính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị.

Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền” [Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa tam dân. Viện Thông tin khoa học xã hội, 1995, tr.163].

Dân chúng là cuộc sống thực. Cuộc sống thực của hàng triệu triệu người là liên tục, không có nhiệm kỳ. Chia ra từng nhiệm kỳ là việc làm thực tế trực tiếp của những người đang sống, nhằm những mục đích trực tiếp để tồn tại. Vì vậy, mọi giải pháp, dù giải pháp tổng thể hay giải pháp bộ phận, đều có tính lịch sử, tức là chỉ đúng cho một giai đoạn cụ thể. Mỗi nhiệm kỳ (giai đoạn) vừa có tính hiện thực (tồn tại) vừa có tính định hướng (cho phát triển).

Mỗi lý thuyết có cốt lõi của nó. Ví dụ, nếu từ bộ Tư bản đồ sộ hàng ngàn trang mà rút đi một câu này của Mác thì nó sẽ sụp đổ: Sức lao động sống là nhân tố duy nhất tạo ra lợi nhuận (chứ không phải tư bản, máy móc...). Cũng vậy, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có mấy dòng này: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này: xóa bỏ chế độ tư hữu” [Mác và Ăngghen. Tuyển tập 6 tập, Tập I. NXB ST, 1980, tr.559].

Cách nói “cực đoan” như thế về một lý thuyết là cách nói có trách nhiệm nhất vì dám chấp nhận sự thách thức một có một không. Có một nó sẽ có tất cả. Không một nó sẽ mất tất cả.

Có một hố ngăn cách rất lớn giữa lý thuyết và thực tiễn. Tư duy (nghĩ) có thể thuần lý thuyết, không hề vương vấn bất cứ điều gì ngoài bản thân lý thuyết ấy. Nhưng trong thực tiễn cuộc sống thực thì phải xử lý những việc sát sạt với sự tồn tại trực tiếp. Lúc này, lý thuyết chỉ có tính định hướng. Vì vậy, cả giải pháp tổng thể lẫn giải pháp bộ phận đều phải biết cách xử lý: triệt để về lý thuyết, mềm dẻo trong hành động, đôi khi vì để thắng mà phải tạm thời chịu thua. Hegel cho rằng đạt đến tư hữu cá nhân là lịch sử đạt đến trình độ phát triển đỉnh điểm, đạt đến hoàn thiện, vĩnh viễn.

Mác cho rằng tư hữu cá nhân là một tất yếu lịch sử (mà chủ nghĩa tư bản là hình thái xã hội đặc trưng cho nó) thì cũng với một tính tất yếu đanh thép y như thế, tư hữu cá nhân sẽ bị phủ định, sẽ bị vượt bỏ. Vì vậy, về mặt triết học, chế độ tư hữu nhất định sẽ bị xóa bỏ. Còn về mặt lịch sử, chính Mác cũng thừa nhận tính tích cực của nó ở một giai đoạn lịch sử cụ thể, ví dụ khi đang hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản. Chế độ tư hữu đã sinh ra trong lịch sử nhân loại thì rồi tự nó sẽ xóa bỏ nó, một khi lịch sử phát triển đến trình độ cần thiết đó. Không thể nhổ nhớm cây cho nó chóng lớn (Mạnh Tử).

Trình độ phát triển của nước ta ở giai đoạn cụ thể này đòi hỏi cách xử lý thực tiễn của chính nó, ít nhất trong 5 năm, 10 năm, 15, 20, 25, thậm chí 50, 100 năm nữa...

Khi đã có định hướng lý thuyết thì có thể chủ động xử lý thực tiễn, ví dụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hình thành và phát triển (có tính lịch sử) chế độ tư hữu. Đến nay, đầu thế kỷ 21, tức là đã 3-4 thế kỷ rồi, mà cả nhân loại, kể cả các nước phát triển nhất, vẫn đang cơn khát tư hữu. Cơn khát tư hữu cũng tự nhiên như các cơn khát khác như khát nước, khát tình dục... nó phải đã đã thì mới “bình tĩnh” được.

Đại hội X xác định giải pháp chính trị cho đất nước, tức là chỉ ra cách xử lý thực tiễn mọi việc của dân chúng, của 80 triệu người, trước hết là việc làm ăn sinh sống. Phải sống đã, rồi mới hi vọng sống tốt hơn!

Thừa nhận nền kinh tế thị trường tức là thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, thừa nhận tư hữu cá nhân.

Thừa nhận tư hữu cá nhân tức là thừa nhận tính dân chủ giữa các mặt hàng bày bán trên thị trường (giữa chợ). Tất cả đều hưởng dân chủ như nhau không phân biệt nguồn gốc xuất thân, nơi sinh nơi sống...

Tư hữu nghĩa là của tôi, của cá nhân tôi. Cá nhân tôi giữa chợ (trên thị trường) hay trong phòng bầu cử thì cũng vẫn là một “tôi” ấy, như bất kỳ “tôi” nào khác. “Tôi” - tôi với “tôi” - anh trực tiếp với nhau, không có quá khứ xen vào, không cho kẻ thứ ba xen vào (trừ hàng hóa).

Thỏa mãn cùng một lúc cả ba đặc điểm ấy (kinh tế thị trường, dân chủ, phạm trù cá nhân) ở giai đoạn hiện nay (5, 10, 15 năm tới) là một cách xử lý thực tiễn theo định hướng lý thuyết. Vì là xử lý chính trị nên tất cả mọi người đều phải biết rõ “việc của dân chúng” để có thể chấp nhận cách xử lý. Nói chữ: mọi việc của dân chúng phải xử lý công khai, minh bạch, không còn “bí mật nội bộ”, không còn “xử lý nội bộ”, không còn bất cứ vùng cấm đặc quyền đặc lợi nào cho bất cứ cá nhân nào. Được như vậy là được cho cả tồn tại (cho bây giờ) và được cho cả phát triển (cho ngày mai).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học

    16/03/2006Nguyễn Băng TườngTôn Trung Sơn nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ