Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

07:15 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Sáu, 2016

Một “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước.

Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.

Gần đây, kể cả thời gian trước hội nghị TW7, thuật ngữ trí thức được bàn đến rất nhiều. Đây hẳn là xu hướng đương nhiên vì trí thức đã là một thành phần dấn thân gánh vác nhiều trọng trách của xã hội. Trí thức có thể trong đảng hay ngoài Đảng. Cũng như vậy, đảng viên có thể thuộc thành phần trí thức hoặc không.

Tuy vậy, theo người viết bài này, có một điểm giao rất dễ nhận thấy giữa trí thức và Đảng là: đảng viên lãnh đạo nhà nước (phải) là trí thức (theo nghĩa được bàn ở trên: trí thức là phản biện và chấp nhận phản biện).

Như vậy, trong mối quan hệ: trí thức phải đóng góp xây dựng đảng và đảng lãnh đạo cũng chính là trí thức, phản biện giữ vai trò trung tâm - không có thì không phát triển được.

Điều này thật rõ ràng vì trí thức thì phải phản biện, tuy vậy, làm sao gọi là phản biện nếu chỉ có một bên tham gia phản biện?

Rõ ràng, Đảng lãnh đạo sẽ phản biện vì đảng lãnh đạo là trí thức. Nói cách khác “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của đất nước, của Đảng và của cả hệ thống chính trị” (Vietnamnet, “Đảng khuyến khích trí thức tham gia phản biện”). Trách nhiệm phản biện vì thế thuộc về trí thức và Đảng lãnh đạo vì Đảng lãnh đạocũng là trí thức.

Tóm lại, bản thân trí thức là phải chấp nhận phản biện, phải “tìm đến” phản biện để xác nhận chân giá trị của mình. Cho nên, có lẽ cũng không nhất thiết phải động viên khuyến khích trí thức phản biện.

Rõ ràng, phản biện giúp nhìn rõ nhiều mặt của một vấn đề, không gian càng rộng, phản biện càng nhiều mặt, không bó buộc thì trí càng phát triển, giống như viên ngọc được mài giũa tất cả các mặt vậy!

Ví như trong một nền kinh tế, mà ở đó phản biện của trí thức là đương nhiên, thì một “không gian” rộng sẽ giúp cho người trí thức sẵn sàng mổ xẻ và cùng nhau tìm hướng cải thiện tất cả các mối quan hệ của nền kinh tế: từ quan hệ giữa nhà đầu tư với lãnh đạo công ty, quan hệ giữa người dân đóng thuế và nạn cửa quyền tham nhũng, đến quan hệ giũa lãnh đạo các công ty nhà nước và các cấp chính quyền, đến quan hệ giữa các nhóm lợi ích khác trong nền kinh tế…

Vì vậy, một “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước.

Trách nhiệm của trí thức và của lãnh đạo trong việc tự nâng cao tri thức của mình qua phản biện như một trách nhiệm đối với xã hội. Vì tri thức được mài giũa qua phản biện mới được phát triển, làm đầu tàu kéo theo tri thức xã hội phát triển. Hay nói cách khác, phản biện để nâng cao quan trí, từ đó mới nâng cao dân trí - phát triển xã hội được.

Trước hết, thử bàn về động cơ đối với trí thức của lãnh đạo, muốn nâng cao năng lực lãnh đạo của mình mà trí tuệ là điểm then chốt, việc "học" qua phản biện xã hội là thực sự cần thiết. Để thực hiện việc này thì thiết nghĩ, động cơ cải tạo xã hội, nâng cao dân trí đất nước là động cơ hàng đầu.

Thứ đến, cần thiết phải có tham vọng cháy bỏng đưa đất nước vươn lên, ý thức được vai trò, vị trí lịch sử của mình trong lịch sử đất nước. Từ đó mới thừa dũng khí để vượt qua những cạm bẫy như tham nhũng, hối lộ...

Có hai mặt để lãnh đạo nhìn rõ hơn vai trò lịch sử của mình. Đó là so sánh đánh giá mình với người tiền nhiệm (trong nước) và với những nhà lãnh đạo đương nhiệm các nước. Từ đó quyết tâm học hỏi rèn luyện để trong nước thì dân hài lòng, ngoài nước thì bạn bè nể phục còn dân trong nước tự hào về mình.

Tiếp theo, lắng nghe phản biện và sẵn sàng phản biện. Thế giới luôn chuyển biến, tất cả các lĩnh vực đều có các mối quan hệ tương- khắc với nhau. Lãnh đạo dù ở một ngành hay nhiều ngành đều là những nhà kinh bang tế thế. Vì thế thật khó hình dung đất nước sẽ như thế nào nếu lãnh đạo không là một dạng trí thức. Mà trí thức thì phải phản biện.

Tôi cho rằng, khả năng sử dụng người giỏi cũng thế hiện khả năng phản biện của lãnh đạo, từ đó cho thấy một nét đặc trưng trí thức của lãnh đạo (tài dụng nhân tài). Bởi vì, những người kém ắt sẽ không đủ khả năng phản biện với lãnh đạo. Lãnh đạo sử dụng người giỏi thì lãnh đạo sẽ càng giỏi vì luôn được phản biện (chứ không phải luôn được gật đầu). Như vậy có thể thấy mối liên hệ: lãnh đạo chấp nhận phản biện sẽ sử dụng được người giỏi, từ đó lãnh đạo sẽ càng giỏi. Đó chính là một đặc điểm của tri thức lãnh đạo vậy.

Hơn nữa, vì lãnh đạo có khả năng phản biện, nên lãnh đạo sẽ có khả năng giải thích các quyết định (đã được hình thành qua phản biện) từ đó lại càng nâng cao uy tín lãnh đạo. Cho nên phản biện lại chính là một kênh để lãnh đạo thật sự lãnh đạo bằng trí tuệ.

Bàn về trí thức, như đã đề cập xuyên suốt, trí thức gắn liền với phản biện. Phản biện bản thân nó vừa thể hiện ‘trí” vừa thể hiện cái dũng của trí thức. Nói rộng hơn là, ba chữ ‘nhân’, ‘trí’, và ‘dũng’ nằm trong hai chữ ‘phản biện’ của trí thức. Chữ nhân làm cho trí thức phải đau đáu với thời cuộc, “trí” giúp vận dụng tri thức, và ‘dũng’ giúp họ bật nên lời và biết lắng nghe!

Người viết bài này cho rằng trí thức cần nhất chữ ‘dũng’ trong điều kiện nuớc ta hiện nay. Vì thứ nhất, rõ ràng rằng không có “dũng” thì ‘nhân’ và ‘trí’ không thể hiện được, trí thức sẽ không được nhận ra, hay nói khác hơn không còn là trí thức nữa. Thứ hai, trí thức phải có dũng khí để dám nhìn lại mình, phát triển bản thân, và để nhận trách nhiệm phản biện với chính trí thức-lãnh đạo, đó cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Nói cách khác, trí thức cần dũng khí để nhận gánh trách nhiệm xã hội khi lãnh đạo đã chấp nhận phản biện.

Vì vậy, phản biện cần dũng khí hơn bao giờ hết: để cất tiếng cũng như để lắng nghe! Trí thức, lãnh đạo Việt Nam đều cần dũng khí để đưa con tàu Việt Nam qua mọi cơn sóng lớn của thời đại.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • xem toàn bộ