Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

08:30 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười Hai, 2005

Được ví như cái nướcnhỏ, Nho giáo chorằng, gia đìnhcó vị trí quan trọng trongsự ổn định của xã hội.Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp củamỗi thành viên trong gia đìnhđược Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phậnmỗi người. Những quy định này, nếuloại bỏ những yếutô bảo thủ, mất dân chủ thìcho đến nay, vẫncòn có giá trị.Do đó, kế thừa những tư tưởng tích cựccủa Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, là việc làm cần thiết.

Khác với các học thuyết triết học Phương Tây, triết học phương Đông nói chung và đặc biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Ở Nho giáo, chúng ta thấy, không tồn tại một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi xã hội. Chính việc nhìn nhận con người trong các mối quan hệ xã hội đã giúp Nho giáo đề ra được những giải pháp bình ổn xã hội.

Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện.

Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn cho con người. Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập. Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi trước hết phải có lòng trung thành trong quan hệ vua tôi và trên dưới. Người dưới phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử với kẻ dưới phải lấy chữ nhân làm đầu, phải biết giữ lễ và phải có lòng tín thật. Xét chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà yêu cầu đối với người. Cái gì mình muốn thì cũng làm hết lòng cho người khác và ngược lại, cái gì mình ghét thì cũng đừng đem lại cho người khác.

Bên cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có nguyên nhân từ việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội. Để bảo đảm sự ứng xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải làm tết vai trò của mình. Vai trò đó được xác định bởi danh phận của mỗi người do xã hội quy định. Đó là phận làmvua, phận làm tôi, phận làm cha, phận làm con.... Danh phận của mỗi người quy định cách ứng xử của họ. Cách ứng xử theo danh phận Nho giáo gọi là lễ.Theo Nho giáo, nếu trong xã hội mỗi người đều làm tất bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình. Nếu xã hội thái bình thìmọi người ai cũng được an cư lạc nghiệp. Khi đó tất cả những người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả sẽ được mọi thành viên trong xã hội quan tâm giúp đỡ. Cảnh tranh giành và chém giết nhau vì cái lợisẽ không còn. Để làm được điều đó, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của gia đình.

Nho giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu "một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhả lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng. Một người tham lamthì cả nước bị rối loạn" (Đạihọc, chương IX). Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo. Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng.

Để làm được điều đó, Nho giáo đòi hỏi mỗi người trong gia đình phải biết giữ gìn và tuân theo lễ, bởi cho rằng, chỉ có lễ con người mới trở thành con người xã hội: "Chim anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim, con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú? Chỉ có loài cầm thú là không có lễ, cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm của bậc thánh nhân là lấy lễ dạy người khiến người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú" (Kinh Lễ,Khúc lễ thượng). Nhờ có lễ, con người mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với người chung quanh, là tín thực với thân thuộc. Theo lễ, người con có hiếu và biết lễ phép thì "Khi ở trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh phải vâng dạ kính cẩn, tiến thoái phải chu toàn thận trọng, lên xuống ra vào phải cung kính, không dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp dài, không được đứng dựa nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước mũi… Nếu như cha mẹ có lỗi lầmgì, mình vẫn phải vui vẻ hoà nhã dùng lờinói ôn hoà mà can gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe lại càng phải giữ thái độ hoà nhã cung kính hơn, đợi cha mẹ nguôi ngoai rồi lại can gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi phạm lỗi lầm có tội với bạn bè hàng xóm, ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII, tiết 2). Ngược lại, ngay từ khi con cái đến tuổi biết ăn cơm, cha mẹ "cần thiết phải dạy nó biết sử dụng tay phải, con trai phải biết thưa dạ, con gái phải biết nhu hòa…Khi con lên sáu tuổi, hãy dạy chúng về số học và đếm số…Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào bàn ăn, nhất nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy cho chúng biết nhường nhịn... Mười tuổi, cho ra ngoài học thêm sách vở khác…bắt đầu hướng dẫn chúng về lễ, sớm tối tuân theo nghi thức của trẻ nhỏ…Hai mươi tuổi là làm lễ đội mũ, bắt đầu học lễ… dạy chúng thuần hậu về hiếu lễ" (Kinh Lễ,Chương XII, tiết 3). Nho giáo khẳng định, nếu xây dựng được một gia đình hoà thuận, con cái biết hiếu đễ cha mẹ biết từ nhượng thì đó cũng là làm chính trị rồi. Bởi nước cũng chỉ là một cái nhà to. Các căn nhà nhỏ - gia đình mà hòa thuận thì căn nhà to cũng sẽ hòa thuận. Vì thế, làm chính trị không cứ là phải ra làm quan.

Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể nói rằng, phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hộicủa chúng ta. Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách". Vì thế, Đảng ta đòi hỏi "Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọilớp người"(1). Với tính cách tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang tiến hành. Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng đòi hỏi vợ chồng phải có lòng chung thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự thương yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗigia đình ấy chính là vợ và chồng.

Có thể thấy rằng, gia đình mới hiện nay, trước hết,cần phải là một gia đình vợ chồng sống chung thuỷ, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng với nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.

Thứ hai,là một gia đình con cái biết hiếu kính với cha mẹ, ông bà bởi đức hiếu kính của người làm con để thờ cha mẹ cũng là cái gốc của đức nhân. Nói tới đức nhân là nói tới lòng yêu thương người. Cái gốc của yêu thương người trước hết chính là yêu thương cha mẹ mình, anh em của mình. Người mà không biết yêu thương cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục mình thì cũng không thể có được lòng yêu thương đồng chí, đồng bào mình. Vì vậy, chúng ta ngày nay cũng yêu cầu người làm con cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Khi phụng dưỡng cha mẹ phải kính cẩn và có lễ phép. Chúng ta cũng kiên quyết phê phán những hành động ngược đãi cha mẹ già, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già mà đùn đẩy cho xã hội hoặc con cái đun đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho nhau, hoặc có nuôi cha mẹ thì như nuôi vật cảnh mà thiếu sự kính trọng lễ phép. Đức hiếu ngày nay cũng đòi hỏi người làm con trong hành động và việc làm phải làm sao để cho cha mẹ có thể được tự hào với bà con lối xóm. Việc lười lao động, ham cờ bạc rượu chè chỉ biết đến của cải, lo liệu cho vợ con mà không nghĩ đến cha mẹ, không phải chỉ Nho giáo mà ngày nay chúng ta cũng cần lên án là hành vi bất hiếu.

Thứba, anh em trong gia đình phải biết bảo ban nhau, yêu thương nhau trên tinh thần em ngã chị nâng. Là người anh, người chị thì phải biết bao bọc che chở cho em, nhường nhịn em. Là người em phải biết kính trọng anh chị, nghe lời anh chị dạy bảo. Xã hội xưa cũng như nay không chấp nhận việc anh em chỉ biết yêu thương nhau qua đồng tiền, nhìn tình cảm anh em dưới lăng kính vật chất thuần tuý.

Như vậy, gia đình mới là một gia đình mà mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với danh phận của mình. Do đó, việc xây dựng gia đình mới cần dược gắn liền với việc giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người theo đúng danh phận của họ. Đó là cha phải ra cha, con phải ra con, anh phải ra anh, em phải ra em. Cần kiên quyết lên án những người cha không còn ra cha bởi lối sống ích kỷ, thực dụng đã để lại tấm gương xấu cho con cháu, cũng cần lên án và có biện pháp nghiêm khắc đối với những người con không còn ra con, chỉ biết tiền mà không biết tình, chỉ biết tới quyền lợi mà không biết tới nghĩa vụ khiến cho cha mẹ phải tủi hổ.

Việc xây dựng thành công gia đình mới có một ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Bởi gia đình mới chính là nền tảng của sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc, là nơi phòng chống có hiệu quả nhất mọi tệ nạn xã hội đang làm phương hại đời sống tinh thần của con người. Gia đình mới còn là nơi có khả năng nhất trong việc bảo lưu giữ gìn những bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, đây còn là nơi cung cấp những công dân mới có đức, có tài cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đặc biệt, trong điều kiện chúng ta tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế giới thì gia đình mới càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Mô hình gia đình vợ chồng hoà thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau chính là thành trì để ngăn cản sự xâm hại những tư tưởng thực dụng, vị kỷ, lối sống gấp chỉ biết hôm nay mà không cần biết ngày mai. Như vậy, có thể nói rằng, nếu loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, mất dân chủ thì việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực của Nho giáo về gia đình để xây dựng gia đình mới nhằm đáp ứng được sự phát triển đất nước là điều nên làm. Gia đình mới chính là nơi kế thừa những tinh hoa của gia đình cũ kết hợp với những chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới. Những tinh hoa đó, trước hết, là tư tưởng vợ chồng hoà thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau…của Nho giáo.

Thực tế những lý tưởng nhân đạo, khát vọng hoà bình của Nho giáo cũng là lý tưởng và khát vọng của chúng ta hiện nay. Mặc dù bị hạn chế do lịch sử, song một số tư tưởng cũng như biện pháp mà Nho giáo đề ra cho đến nay vẫn cònnguyên giá trị. Cũng giống như Nho giáo, hiện nay chúng ta đã và đang ra sức phấn đấu cho một thế giới hoà bình, cho sự bình đẳng của mọi dân tộc trên toàn thế giới. Vì vậy, chúng ta cần ngăn chặn được các tệ nạn xã hội, mọi thảm hoạ chiến tranh, chống lại được nạn khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, kế thừa các tư tưởng nhân văn trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người của Nho giáo là một việc làm hết sức cần thiết.


(1) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác