Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên
Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
Trong một chuyến đi khảo sát tại Côn Đảo, tôi thật ngạc nhiên khi thấy cùng đứng với những người đàn ông dãi dầu sóng gió trong ngôi nhà độc nhất của trạm kiểm lâm trên đảo là một cô sinh viên trường Đại học Gothenburg, Thụy Điển đến đây thực tập chuẩn bị cho Luận án Thạc sĩ về rùa biển! Hàng ngày cô đem
Thật tình là tôi đã háo hức được đến đây để tận mắt thấy bầy "vích" trên bãi Hòn Bảy Cạnh xa vắng và hoang vu này mà đồng chí Bí thư huyện uỷ Côn Đảo đã nói với tôi trong bữa cơm tối hôm trước. "Vích" thì chưa thấy, nhưng ấn tượng đậm nét lại là cô gái Thụy Điển mạnh mẽ và xinh đẹp giữa gió biển lồng rộng và sóng biển ồm ào này. Ấn tượng về một sinh viên dám “thân gái dặm trường” vượt trùng dương đến đây để thực hành nghiên cứu một đề tài khoa học. Một ví dụ thật sống động về phương pháp đào tạo của nhà trường Đại học. Cùng với nó là với nó là phong cách nó là phong cách học tập và nghiên cứu của người sinh viên. Ấn tượng về “sản phẩm” cụ thể của một nền giáo dục.
Ấn tượng ấy càng đậm thêm, khi cũng tối đó tại nhà khách huyện uỷ, tôi đọc được tin về kỳ tuyển sinh vào Đại học của ta vừa kết thúc với những phản ánh về chuyện gian lận trong thi cử. Đó là sự gian lận của những người sắp bước vào ngưỡng cửa của trường Đại học. Theo định nghĩa của người xưa thì "Đại học” là “cái học để làm người lớn” (Đại học giả đại nhân chỉ học dã). Ấy thế mà, trong mục "Vấn đề của giới trẻ" của báo Tuổi Trẻ ngày 15/7/2003, căn bệnh “phao” như một nạn dịch ấy nhiễm trong sinh viên không chỉ trong kỳ thi Đại học này, đến nỗi khi một thí sinh đứng dậy chống lại hiện tượng quay cóp lại tự cảm thấy mình như “một hiện tượng lạ, thậm chí một người… ngoài hành tinh” thì quả thật đó là điều đáng xấu hổ không chỉ của "giới trẻ" mà phải là của toàn xã hội. Đúng, cần xấu hổ. Vì “xấu hổ là một sự phản khích hướng vào nội tâm. Và nếu toàn thể quốc dân cũng thật sự biết xấu hổ, thì cả dân tộc sẽ trở thành sư tử” như C.Mác đã từng nói. Và cũng chính vì thế mà phải thực hiện khuyến cáo của Mác: "Cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy… cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ phải nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của chính bản thân chúng”. Âm điệu gì? Âm điệu của sự sa sút về nhân cách, mà lịa là nhân cách của sinh viên. Để làm gì? Đề khơi dậy lòng tự trọng của họ, những người sắp bước vào ngưỡng cửa Đại học để nhận được "cái học để làm người lớn”. “Người lớn” nói ở đây chính là Con người viết hoa theo cách hiểu của chúng ta hiện nay. Chính vì thế, phải khơi dậy lòng tự trọng trong con người, đặc biệt là trong tuổi trẻ, trong học sinh, sinh viên. Đó là cách tạo nên những kháng thể mạnh nhằm chống trả lại những xâm ại của những "bệnh dịch" từ bên ngoài. Nhưng chỉ trong học sinh, sinh viên thì chưa đủ. Khi đồng tình hoặc chủ động lo toan, thu xếp cho những bước đường gian lận trong học hành, thi cử của con em mình, hững bậc cha mẹ nào đó đã mất công vun trồng nhằm tạo ra những "bông hoa điếc". Chính ở đây, những bậc phụ huynh ấy đã đi ngược lại lẽ sinh tồn của tạo hoá : cái cây có rễ đắng để sinh ra trái ngọt! Chính vì thế, còn cần phải khơi dậy lòng tự trọng của các bậc làm cha, làm mẹ, lòng tự trong của xã hội làm nền cho việc tấn công vào tệ gian lận thi cử.
Tôi vẫn tin chắc rằng, cho dù một điều tra đã được công bố của Viện Tâm lý học, có đến 97,5% trong diện khảo sát thừa nhận có hiện tượng quay cóp, 94,3% trả lời là có hiện tượng mua bán điểm trong nhà trường Đại học, thì những con số “phần trăm” buộc phải nói ra ở trên có nặng nề đến mấy, cũng chỉ là những váng bẩn nổi trên bề mặt. Sức cuộn chảy từ bên dưới mới quyết định sự sống của dòng sông.
Cho nên cần có một khảo sát xã hội học nghiêm túc là đúng bài bản nguyên nhân sâu xa của tình trạng gian lận thi cử phổ biến và tràn lan hiện nay để rồi từ đó mà tìm ra những giải pháp cho sự thanh toán tận gốc tệ nạn ấy. Nội dung của cuộc khảo sát ấy không chỉ dửng ở đối tượng học sinh, sinh viên mà cần đi sâu vào nhiều lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giáo dục và đào tạo nhằm hình thành nhân cách của con người đang là và sẽ là chủ thể của sự nghiệp xây dựng một xã hội mới. Như vậy là phải có sự khảo sát từ môi trường giáo dục đầu tiên là gia đình, mở đầu cho cả quá trình xã hội hoá để rồi con người trở thành người theo ý nghĩa đích thực của nó. Trong cả quá trình đó, từ gia đình, đến nhà trường và trong xã hội, cần lưu ý tìm hiểu và phân tích sâu vào nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học xã bội & nhân văn do ý nghĩa của tác dụng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Phải chăng, trong một thời gian dài, chúng ta tập trung giáo dục và rèn luyện phẩm chất chính trị mà có phần nhẹ về bồi dưỡng nhân cách cho tuổi trẻ, từ đội viên thiếu niên rồi đoàn viên thanh niên. Trong phẩm chất đó, lòng trung thành được đặc biệt coi trọng. Điều này có cái lý của nó khi mà cả dân tộc đang trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Đương nhiên, có một sự thật là, trong cuộc chiến đấu đó, phẩm chất chính trị và lòng trung thành tự nó đã hàm chứa những tố chất của nhân cách. Người mất nhân cách không thể trở thành người chiến sĩ dám đứng vào trong nhiều đội ngũ những người tiên phong của cách mạng và kháng chiến, trong mọi thử thách luôn thể hiện lòng trung thành với sự nghiệp cao cả ấy. hế nhưng, phải thửa nhận đã có việc coi nhẹ bồi dưỡng nhân cách mà một trong những phẩm chất hàng đầu là tính trung thực.Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì “bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất”. Thiếu cái đó sẽ là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của việc suy thoái đạo đức xã hội mà biểu hiện dễ thấy là hiện tượng gian lận thi cử nói trên...
Cũng xin nhắc lại rằng, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, trong khi dồn hết sức còn lại cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng chí Phạm Văn Đồng đã rất thiết tha với một khảo sát xã hội học như vậy và đã nêu yêu cầu với Ban Khoa giáo TW và Bộ GDĐT, nhưng rồi việc ấy không thành. Xem ra, chúng ta có thể nhanh chóng trang bị cho học sinh, sinh viên và thầy giáo những trang phục lễ nghi khá cầu kỳ như áo thụng, mũ bình thiên để chỉ dùng trong những dịp tiếp nhận văn bằng hoặc trao phần thưởng, tôi muốn nói đến nhận cái vỏ bên ngoài, nhưng lại rất khó tìm ra kinh phí cho một nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất thiết thực?
Quả thật, "Giáo dục Đại học, cần một cái nhìn đổi mới căn bản" như
Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, "cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái đó, thì "cái còn lại còn gì là đáng giá" kể cả lòng trung thành!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn