Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong giai đoạn phát triển này, tiếp tục phát triển kinh tế thi trường định hướng XHCN đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định là nhiệm vụ trung tâm. Nền kinh tế thị trường đó đã và vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội nước ta, tới hệ thống các giá trị và quy phạm đạo đức, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống.
Dưới tác động của kinh tế thị trường nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hoá gia đình đã có sự vận động và biến đổi phức tạp. Bên cạnh những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá gắn liền với quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã có những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá gia đình truyền thống bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một đi. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là ở các đô thị lớn, gia đình đã có những đấu hiệu của sự khủng hoảng. Các mối quan hệ gia đình truyền thống, nhưng nếp sống văn hoá gia đình truyền thống tốt đẹp đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận, bởi những lối sống lai căng, kệch cỡm, xa lạ, thiếu văn hoá. Trong bối cảnh đó, vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống Vãn hoá gia đình truyền thống đang trở nên bức bách và hết sức cần thiết. Đó là vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập tới trong bài viết này.
Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cộng với sự hấp dẫn của đời sống đô thị khi mà quá trình đô thị hoá diễn ra với một quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh đến chóng mặt, nếp sống gia đình Việt Nam truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một dần. Sự gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Một số thành viên trong các gia đình nông thôn, nhiều nhất là thanh niên, đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề nông để đổ xô về thành phố, thị xã, thị trấn tìm kiêm việc làm, sinh sống ngày một đông.
Trong bối cảnh đó, một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt
Dưới tác động của kinh tế thị trường, của lối sống thị thành, gia đình Việt Nam xưa vốn là một gia đình hài hoà, trong đó cùng chung sống dưới một mái nhà có cả ông bà, cha mẹ lẫn con cái, ba thế hệ này chung sống với nhau, bổ sung cho nhau những thiếu hụt của mỗi lớp tuổi đời (con cháu cần sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà, ông bà có nhu cầu trông nom đàn cháu cho vui, trông cậy con cháu lúc tuổi già, con cháu lấy ông bà làm nơi nương tựa về tình cảm, nguồn cung cấp kinh nghiệm sống...) nay đã có nguy cơ tan vỡ. Xu hướng thích ra ở riêng ngay từ khi mới lập gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Mặt tất cần được khẳng định của xu hướng này là ý chí tự lập của mỗi người được đề cao, song ảnh hưởng xấu của nó cũng không nhỏ. Mỗi gia đình nhỏ luôn cố tìm cho mình một tổ ấm riêng và trong cái tố ấm ấy, thành viên nào cũng cố tìm cho mình một không gian riêng. Với cách sống đó, quyền tự do cá nhân được tôn trọng, song mối quan hệ huyết thống lại dần dần bị phai nhạt. Bố mẹ, anh em, bà con họ hàng ít có dịp gặp nhau và gần như quanh năm chỉ là những câu thăm hỏi xã giao qua thư từ, điện thoại. Với cha mẹ già, phần đông nam nữ thanh niên đều cho rằng chỉ cần đóng góp tiền để phụng dưỡng là kể như đã tròn bổn phận của đạo làm con. Chữ hiếu đã được không ít người hiểu một cách lạnh lùng như chính đồng tiền của họ.
Cùng với đó, kinh tế thị trường còn tạo ra một lối sống mới mà không ít người coi đó là “mốt" - lối sống hưởng thụ mà đi kèm với nó là tâm lý tiêu dùng. Vớilối sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức và phẩm cách con người, nhiều phong tục, nếp sống gia đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại. Nếu trước đây người ta trọng lối sống cần kiệm, thì nay trong nền kinh tế thị trường, người ta lại ra sức tiêu xài, phung phí, chạy
Cùng với lối sống hưởng thụ và tâm lý tiêu dùng trong môi trường kinh tế thị trường mà lợi nhuận là cái được đề cao đã hình thành, nảy sinh và định hình một lối sống hám lợi. Với lối sống này, từng cá thể, mỗi gia đình hay sự liên kết giữa chúng thành êkíp làm giàu bằng mọi cách, thậm chí còn bất chấp cả luật pháp, đạo lý, tình nghĩa. Vì lợi nhuận mà đã có gia đình trong đó cha mẹ, con cái, anh chị em cùng làm ăn bất chính hay lừa đảo lẫn nhau, đẩy cả gia đình rơi vào bi kịch. Sự cám dỗ của đồng tiền và nhu cầu kiếm tiền bằng mọi cách đã làm không ít người choáng ngợp, sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý. Trong gia đình và xã hội xuất hiện ngày càng nhiều nghịch cảnh. Quan niệm có tiền là có tất cả đã khiến người ta quên mất rằng tiền bạc đâu có làmnên hạnh phúc. Đồng tiền dẫu có là một trong những phương tiện mang đến hạnh phúc gia đình nhưng lại chưa bao giờ là hạnh phúc cả. Bởi giàu có thì dễ hoang tàng, xa xỉ, sa đọa chơi bời, trác táng và hệ quả tất yếu là tan nhà nát cưa, vợ chồng chia ly, con cái hư hỏng. Quan niệm “tiền trao cháo múc", mối quan hệ "trả tiền ngay không tình không nghĩa" đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục các giá trị nhân văn chân chính, giáo dục đạo lý truyền thống trong gia đình.
Thêm vào đó là lối sống ích kỷ. Ở nước ta, lối sống này dẫu chưa phải đã đến mức trầm trọng, phổ biến, nhưng nó đã bắt đầu nảy sinh, xuất hiện trong một số gia đình. Thực ra, lối sống ích kỷ ở thời nào cũng có, nhưng nếu trước đây nó chỉ có ở những gia đình giàu có, thiếu giáo dục thì nay lại không hoàn toàn như vậy. Trong nền kinh tế thị trường, để có cơ hội làm giàu, kể cả làm giàu chính đáng, phần lớn các gia đình Việt Nam, cả ở thành phố lẫn nông thôn, đều ưa thích mô hình gia đình ít con. Nhưng có lẽ cũng vì ít con nên xu hướng
Những điều nói trên cho thấy, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống đang diễn ra
Thực tiễn của những năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vừa qua cho thấy, thông qua việc mở rộng quan hệ, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hoá và đời sống tinh thần dân tộc. Nhưng mặt khác, cũng trong quá trình mở cửa, hội nhập, sự xâm nhập của văn hoá và lối sống ngoại lai đã làm cho một số giá trị văn hoá, đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống co nguy cơ bị mai một. Trong đời sống xã hội, ở một số gia đình đã có những biểu hiện coi nho, thậm chỉ loại bỏ các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống, chạy
Nhận thức rõ thực trạng ấy, với quan niệm gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo đục nếp sống và hình thành nhân cách, Đảng ta đã khẳng định: "Chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đôi với mọi lớp người".
Là cái tồn tại bền vững trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, là một tế bào của xã hội, gia đình mãi mãi là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người từ nhỏ đến lúc trưởng thành. Là trường học đầu tiên giáo dưỡng nhân cách và lối sống có văn hoá, có đạo lý cho con người. Gia giáo bao giờ cũng đi trước giáo dục xã hội. Vinh dự và trách nhiệm của gia đình là cung cấp cho xã hội những công dân ưu tú cả về tài năng lẫn đạo đức.
Là một tổ ấm tình cảm, gia đình trong kinh tế thị trườngvà trước sự xâm lấn của thứ văn hoá không lành mạnh, của lối sống ngoại lai, ngày càng phải thế. Trong gia đình ấy, mọi thành viên cần phải dựa vào nhau, an ủi, khuyến khích, động viên nhau, chia sẻ với nhau mọi nỗi đau buồn và vui sướng. Nó không thể chỉ là một "đơn vị kiếm sống", càng không thể là một "quán trọ" cho những tâm hồn cô đơn và lối sống tạm bợ. Nó cần phải được xây dựng bền vững, trở thành niềm vui và hạnh phúc cho mỗi con người khi mà ở đó, các giá trị đạo đức và lối sống gia đình truyền thống tốt đẹp được báo tồn và phát huy.
Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay phải nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt
Giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình văn hoá truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay ngoài việc tổ chức và tập hợp đông đảo các tổ chức, đoàn thể xã hội, cộng đồng và gia đình cùng tham gia tích cực vào công tác này, theo chúng tôi, chúng ta còn phải tạo ra những "sân chơi" mới, thích hợp và hấp dẫn đối với mọi người, nhất là lớp trẻ; phải kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm văn hoá, tìm cách chọn lọc và xử lý các thông tin văn hoá từ nước ngoài du nhập vào. Vai trò truyền thống và giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống, đạo lý và nếp sống gia đình văn hoá phải được chú trọng. Lồng ghép việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống gia đình văn hoá vào các hoạt động thường ngày của con người, nhất là lớp trẻ, từ học tập lao động đến vui chơi, giải trí. Cùng với đó phải tạo ra một môi trường sống lành mạnh ở gia đình và xã hội. Trước hết, chúng ta phải giải quyết từng bước các điều kiện tồn tại của gia đình như nhà ở, việc làm, đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích hợp với mọi lứa tuổi, với vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong trật tự gia đinh. Nhớ ơn bố mẹ, kính trọng ông bà, thương yêu con cháu, anh em đùm bọc, vợ chồng hoà thuận là nhưng tình cảm tự nhiên, tốt đẹp, xuất hiện trong xã hội truyền thống cần phải được giữ gìn, củng cố và phát huy mạnh mẽ. Xây dựng gia đình văn hoá mới cần nối tiếp các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp, đồng thời xây dựng nền nếp gia đình dân chú, tôn trọng nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định, khắc phục thái độ độc đoán, gia trưởng, bất bình đẳng của các quan hệ gia đình trong xã hội cũ. Chỉ có thế, mỗi chúng ta, mỗi gia đình mới có đủ sự sáng suốt và năng lực để tiếp tục chuyển tiếp các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Có thể nói, đề trong mỗi chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta ai cũng có: ý thức cộng đồng, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, có năng lực "tự hoàn thiện nhân cách" chúng ta cần phải “nêu cao trách nhiệm của mình, có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội". Vì vậy, giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN cần phải được xác định là nhiệm vụ có vị trí chiến lược lâu dài.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)